THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTIC

Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng

FTAs Hải Phòng

Thương mại điện tử Hải Phòng

Logistics Hải Phòng

CỔNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Home HOẠT ĐỘNG TMĐT

THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTIC

21-08-2023 09:36 AM
Chạy đua cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, sự ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng không thể khoanh tay đứng nhìn. Việc ứng dụng thương mại điện tử đã trở thành một chiến lược quan trọng không chỉ của các tập đoàn kinh doanh mà còn là của quốc gia. Doanh nghiệp phải xây dựng một website bán hàng vừa kết hợp thương mại điển tử và thương mại truyền thống vào kinh doanh. Với website này khách hàng có thể đặt hàng qua mạng đối với các mặt hàng có trên website, thanh toán trực tuyến với thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh và chính xác nhất. Đối với Logistics đầu vào: Hiện nay tâp khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là các nhà hàng, tổ chức và cá nhân có nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng mà doanh nghiệp phân phối. Doanh nghiệp hiện có duy nhất một nhà cung cấp do đó việc ứng dụng quản trị mua hàng trong TMĐT hầu như chưa có. Quá trình mua hàng của Doanh nghiệp được thực hiện một cách truyền thống từ nhà cung ứug của mình. Việc so sánh về giá và chất lượng sản phẩm chỉ được tiến hành đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Mọi thông tin về sản phẩm đều được thông tin qua điện thoại và email. Thông tin về sản phẩm từ nhà cung cấp sẽ được truyền qua email và ngược lại thông tin về đơn hàng của khách hàng sẽ thông tin cho nhà cung cấp qua một cổng quản trị của website. Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa dựa trên tình hình phát triển thực tế từ doanh nghiệp và tình hình thị trường do những mặt hàng kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp. Đối với một số mặt hang như rau thì việc xây dựng kế hoạch sản xuất là tương đối khó khăn. Kho hàng và bao bì sản phẩm: Nói chung vẫn chủ yếu dựa trên logistics truyền thống. Hiện nay doanh nghiệp lựa chọn cách thức vận chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất đến khách hàng bằng xe lạnh mà không qua bất kì một địa điểm trung chuyển nào. Đối với Logistics đầu ra: Thông tin mà nhà cung cấp cần sẽ được khách hàng khai báo đầy đủ và chi tiết trên website. Các thắc mắc cần giải đáp (về sản phẩm, giá cả, cách thức mua bán…) sẽ dễ dàng hơn thông qua website. Khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến: Sau khi tìm kiếm được sản phẩm phù hợp thì khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến với nhà cung cấp. Trong đó yêu cầu khai báo đầy đủ các thông tin vè khách hàng, mã hàng, tên hàng, số lượng … Có 3 hình thức đặt hàng: Đặt hàng qua website; Đặt hàng qua điện thoại; Đặt hàng trực tiếp. Quy trình xử lý đơn hàng của khách hàng: Thông tin đơn hàng của khách hàng sẽ được chuyển đến bộ phận xử lý đơn hàng. Sau đó bộ phận xử lý đơn hàng sẽ chuyển thông tin về đơn hàng của khách hàng tới nhà cung cấp. Nếu nhà cung cấp đồng ý thì một dòng thông tin phản hồi sẽ được chuyển đến bộ phận xử lý đơn hàng và chuyển đến khách hàng. Đồng thời với quá trình này sản phẩm sẽ được chuyển từ nhà cung cấp tới đơn vị giao hàng và chuyển tới khách hàng kết thúc quá trình. Hiện nay một số Doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống giao hàng của công ty mà hạn chế việc thuê các đơn vị vận chuyển ngoài. Cách thức giao hàng còn tùy thuộc vào loại sản phẩm. Doanh nghiệp vận chuyển bằng xe máy. Có 2 hình thức vận chuyển là chuyển phát nhanh và chuyển phát thường. Chuyển phát nhanh: Thời gian đáp ứng đơn hàng trước 3 tiếng kể từ khi đơn hàng hoàn thành. Nếu khách hàng yêu cầu chuyển hàng trong vòng 1 đến 3 tiếng kể từ khi kể từ khi đơn hàng đc chấp nhận thì cước phí vận chuyển sẽ cộng thêm phí chuyển phát nhanh. Chuyển phát thường:  Thời gian đáp ứng đơn hàng trong vòng 24h. Nếu khách hàng không yêu cầu chuyển phát nhanh thì sẽ chuyển hàng trong vòng 24 giờ kể từ khi đơn đặt hàng được chấp nhận (không tính cước phí chuyển phát nhanh). Phần mềm quản trị khách hàng CRM là một trong các phần mềm phổ biến để theo dõi và phân tích dữ liệu khách hàng. Khách hàng khi muốn mua hàng trên website thì phải điền đầy đủ những thông tin trên form đăng ký (nếu chưa đăng ký) và đăng nhập (nếu đã đăng ký) và gửi về cho doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những số liệu cần thiết về khách hàng. Các thông tin mà khách hàng cung cấp sẽ là căn cứ để công ty có thể tao lập hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng, thu thập thông tin về họ, nhận dạng những đặc điểm của họ để phân ra các nhóm khách hàng khác nhau để từ đó có những chiến lược tác nghiệp cụ thể nhằm tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã chọn Giải pháp Thương mại điện tử tổng thể của SINNOVA để xây dựng toàn bộ hệ thống của mình. Trong đó, có những hệ thống quan trọng như: Hệ thống quản lý sản phẩm, Hệ thống quản lý đơn hàng, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống chăm sóc khách hàng, Hệ thống Phân tích hỗ trợ ra quyết định, hệ thống đóng gói hàng hóa tự động,… Toàn bộ hệ thống này có thể đáp ứng được yêu cầu của tất cả mọi khâu: Từ việc quáng bá, bán hàng, cung cấp hàng và giao hàng đến các công việc chuyên sâu hơn như: Hỗ trợ phân tích tâm lý mua sắm của khách hàng, xác định thị trường tiềm năng, tình hình kinh doanh,… dựa trên Cơ sở dữ liệu tri thức hay Cơ sở dữ liệu khách hàng khổng lồ do hệ thống tự động thu thập và tổng hợp. Doanh nghiệp đã tích hợp được mối liên hệ giữa Logictics thương mại truyền thông và thương mại điện tử. Thành công lớn nhất trong doanh nghiệp là việc triển khai thành công website bán hàng. Việc ứng dụng tích hợp xử lý đơn hàng qua bốn hình thức đã được công ty ứng dụng khá hiệu quả, quy trình tiến hành khép kín từ nhà cung cấp tới khách hàng cuối cùng. Phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến giúp tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đặt hàng và thanh toán qua mạng. Quản trị nhà cung ứng, quá trình mua hàng: tích hợp cổng quản trị cho nhà cung ứng giúp nhà cung cấp có thể nhanh chóng xử lý được đơn hàng của khách hàng. Hệ thống dự báo hàng hóa từ nhà cung cấp giúp doanh nghiệp thường xuyên nhận biết được tình trạng về số lượng cũng như chất lượng mặt hàng cung ứng. việc quản trị nhà cung ứng hiện nay đang được tiến hành để ứng dụng phần mềm vào quản trị tích hợp giữa sản xuất và phân phối. Các loại bao bì sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn, bao bì mặt hàng rau hiện nay công ty đang phân phối là một thế mạnh cạnh tranh của Doanh nghiệp. Quy trình xử lý đơn hàng của Doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm hỗ trợ, xử lý đơn hàng trực tuyến và qua các hình thức đặt hàng khác. Việc đáp ứng đơn hàng của khách hàng đối với các mặt hàng hoa quả sấy, rượu, nước là trong vòng 24h riêng đối với mặt hàng rau quả thì thời gian đáp ứng đơn hàng của khách hàng sẽ cố định vào 2 ngày một tuần. Thông báo về thông tin đơn hàng sẽ đến với khách hàng ngay sau khi đặt hàng. Hệ thống giao hàng chuyên nghiệp, phương tiện giao hàng và cách thức giao hàng đều đáp ứng được tình hình khách hàng hiện nay. Kế hoạch giao hàng và quá trình giám sát giao hàng được tiến hàng thường xuyên và đạt hiệu quả cao, cùng với quản trị hệ khách hàng thì giao hàng là thế mạnh cho các Doanh nghiệp. Xây dựng mối quan hệ phát triển giữa logistics truyền thống và Logistics thương mại điện tử: Đi lên từ một doanh nghiệp kinh doanh truyền thống, việc mở rộng hình thức phân phối đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống Logistic khá hoàn chỉnh từ hệ thống nhà cung ứng đến các đại lý phân phối. Khi phát triển thương mại điện tử của mình Doanh nghiệp đã thành công khi phát triển hệ thống Logistic thương mại điện tử dựa trên hệ thống Logistic truyền thống. Việc sử dụng hệ thống Logistic cũ ứng dụng thêm hệ thống phần mềm quản lý, cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, mạng internet đã giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với hình thức kinh doanh mới và đầy thách thức. Hệ thống Logistic hiện nay của doanh nghiệp vừa đáp ứng được kinh doanh truyền thống và kinh doanh thương mại điện tử Xây dựng nguồn nhân lực ứng dụng thương mại điện tử: Để vận hành một hệ thống thương mại điện tử đòi hỏi doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn thương mại điện tử có kinh nghiệm. Hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin: Doanh nghiệp đã xây dựng cho mình hệ thống máy tính hiện đại ứng dụng các phần mềm vào vận hành. Các nhân viên trong doanh nghiệp truyền tải thông tin qua email, skype… Các phần mềm được ứng dụng vào kinh doanh như CRM, Fas (phần mềm kế toán) …. Đường truyền internet tốc độ cao, hệ thống bảo mật đảm bảo an toàn thông tin của khách hàng cũng như đơn hàng và thông tin của nhà cung ứng. Những mặt hạn chế: Mới đi vào hoạt động kinh doanh thương mại điện tử một thời gian không lâu nên trong doanh nghiệp còn tồn tại nhiều vấn đề về thương mại điện tử nói chung và Logistic thương mại nói riêng. Chưa có hướng phát triển thương mại điện tử rõ ràng (về thị trường, mặt hàng kinh doanh, tập khách hàng). Hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử chưa hoàn thiện. Nhà cung cấp đường truyền internet chưa ổn định. Việc doanh nghiệp hiện nay chỉ có một nhà cung cấp duy nhất cũng gặp khó khăn trong hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp. Thông tin về hàng hóa từ nhà cung cấp thiếu chính xác, không có một hệ thống dự đoán dự báo khoa học và chính xác. Kho hàng và nghiệp vụ quản lý kho chưa đáp ứng được quy mô doanh nghiệp, chưa có một phương án vận chuyển tối ưu. Không thống nhất quy trình xử lý đơn hàng và giao hàng đối với các sản phẩm hiện nay phân phối. Vấn đề lớn nhất tồn tại hiện nay đối với Doanh nghiệp là vấn đề đến từ nhà cung cấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề của Doanh nghiệp là làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, tồn tại lớn nhất của doanh nghiệp đôi khi đến từ chính việc chưa có định hướng phát triển rõ ràng, chưa hệ thống hóa được nguồn lực hiện có trong phát triển thương mại điện tử. Cũng giống với các doanh nghiệp thương mại điện tử khác ở Việt Nam thì Doanh nghiệp gặp khó khăn về môi trường thương mại điện tử cũng như hệ thống pháp luật, hệ thống thanh toán, hệ thống giao thông. Nguyên nhân của những tồn tại: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hiện nay của doanh nghiệp bao gồm những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan: Môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam còn nhiều hạn chế đối với việc phát triển thương mại điện tử. Bên cạnh đó là thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay chưa tin tưởng vào việc mua hàng qua mạng, thói quen đi siêu thị mua sắm vẫn phổ biến. Hạ tầng mạng hệ thống internet các nhà cung cấp quản lý máy chủ. Vấn đề giao thông ở Hà Nội hiện nay cũng ảnh hưởng đến quy trình giao hàng của công ty, đặc biệt đối với sản phẩm rau sạch khi giao hàng bằng xe lạnh. Do tình hình kinh tế thị trường biến động và việc doanh nghiệp đang có nhiều dự dán đầu tư khác nên khoản chi cho thương mại điện tử của doanh nghiệp có nhiều hạn chế Những nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân đầu tiên là việc thiếu hụt nhân sự có chuyên môn cao về thương mại điện tử đặc biệt là chuyên môn về kỹ thuật công nghệ. Doanh nghiệp hiên nay chú trọng đào tạo nhân viên theo xu hướng quản trị thương mại điện tử mà chưa chú trọng bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thương mại điện tử có chuyên môn cao về các vấn đề công nghệ, điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong chuyên môn Nguyên nhân thứ hai là do chiến lược phát triển mạng phân phối của Doanh nghiệp chưa rõ ràng đối với từng sản phẩm cụ thể Nguyên nhân thứ ba là do mặt hàng kinh doanh qua mạng của Doanh nghiệp hiện nay còn hạn chế chưa kịp đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và giá trị tạo cho khách hàng chưa nhiều. Việc đầu tư nguồn vốn vào phát triển doanh nghiệp còn hạn chế. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT hỗ trợ cho các hoạt động logistics của Doanh nghiệp: Hoàn thiện quy trình đặt hàng và xử lý đơn hàng của doanh nghiệp: Hiện nay thì quy chế xử lý của Doanh nghiệp đối với từng sản phẩm đã là khá hoàn chỉnh và hợp lý tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên có những thay đổi và rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng. Doanh nghiệp cần hướng khách hàng của mình lựa chọn hình thức đặt hàng qua mạng nhiều hơn vì hiện nay hình thức đặt hàng chủ yếu là qua điện thoại. Cần định hướng khách hàng hướng tới website, tập cho họ thói quen đặt hành qua mạng cũng như việc xử lý các tác vụ khác như thanh toán, khuyến mại… Để làm được điều này trước hết doanh nghiệp cần xem xét và rút ngắn các khâu đặt hàng qua mạng tạo điều kiện cho khách hàng. Giảm các điều kiện đặt hành với khách hàng cụ thể là đối với mặt hàng rau. Hoàn thiện đơn hàng trên mạng đối với khách hàng đặt nhiều hàng cùng một lúc. Rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng cũng là một vấn đề cần giải quyết hiện nay nhằm tăng giá trị mạng lại cho khách hàng.  Kiểm soát nhà cung ứng để kịp thời thong báo về tình trạng đơn hàng cho khách hàng về số lượng cũng như chất lượng hàng hóa. Thời gian đáp ứng đơn hàng đem lại thế mạnh cho thương mại điện tử về vậy doanh nghiệp cần phát triển thế mạnh này cho mình với đối thủ cạnh tranh cấu hình đặt hàng nhanh hiện nay trên mạng senmart cũng là một bướ đột phá trong việc đặt hành trong thương mại điện tử, nó đem lại tiện ích cho khách hàng không phải là quá nhiều bước đặt hàng nhưng nhược điểm của phương pháp này là nó chỉ thể áp dụng đối với một vài sản phẩm đặc biệt và với số lượng hàng ít. Xây dựng hệ thống vận chuyển: Cần đầu tư đội ngũ nhân viên vận chuyển và phương tiện vận chuyển, các dụng cụ hỗ trợ. Tối ưu hóa chi phí vận chuyển bằng cách tập trung khách hàng vào các tuyến đường và vận chuyển theo điểm. Hiện nay, Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển mặt hàng rau sạch tới khách hàng bằng xe lạnh, do đó việc tập trung khách hàng vào các tuyến đường là phương án duy nhất để giảm chi phí vận chuyển. Xây dựng hệ thống kho bãi: Nếu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thì Doanh nghiệp cần phải đầu tư tốt hơn hệ thống kho hàng về quy mô cũng như cách thức quản lý. Đối với một số sản phẩm hoa đặc thù như: quả sấy, rượu, nước, bánh mì thì Doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một kho hàng chuyên nghiệp hơn về quy mô kho hàng cần được mở rộng. các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là hệ thống dây truyền tự động hóa và phần mềm quản lý kho hàng. Cần xây dựng kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh, kho hàng cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện về không gian, thời gian, nhiệt độ, các thiết bị, hệ thống quản lý… Lựa chọn nhà cung cấp: Điều này là thích hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp hiện nay. Hiện nay doanh nghiệp chỉ có 1 nhà cung ứng các sản phẩm, việc phát triển thêm các sản phẩm khác đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm thêm nhà cung ứng chuyên nghiệp hơn. Việc tìm kiếm nhà cung ứng bao giờ cũng dựa trên nhu cầu hiện nay của doanh nghiệp khi mà các nhà cung ứng hiện nay thiếu tính chuyên nghiệp thông tin về sản phẩm thường không chính xác và thường gây khó khăn cho bên phân phối sản phẩm đặc biệt là phân phối qua mạng internet đòi hỏi độ tin cậy cao đối với khách hàng. Việc lựa chọn thêm nhà cung cấp đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ tình hình thực tế doanh nghiệp có cần thiết lựa chọn thêm nhà cung ứng cho mình với chi phí và lợi ích thích hợp. Tìm hiểu kĩ về đối tác về độ tin cậy trong kinh doanh, kinh nghiệm trong kinh doanh. Việc có nhiều nhà cung cấp đòi hỏi Doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý thông tin từ nhà cung cấp hợp lý và chính xác đây là một vấn đề khá khó khăn trong quảng trị Logistics. Doanh nghiệp cần có kinh nghiệm trong việc quản trị hệ thống nhà cung cấp thì mới đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát triển doanh nghiệp. Riêng vấn đề hiện tại đối với nhà cung cấp thiếu chuyên nghiệp như hiện nay thì công ty nên có biện pháp quản lý trực tiếp từ nhà cung ứng nghĩa là quá trình kiểm soát nguồn cung hàng hóa từ nhà cung ứng điều này giúp Doanh nghiệp chủ động và nắm rõ tình hình thực tế về nguồn hàng. Cần có dự báo thị trường hợp lý để tạo điều kiện cho nhà cung cấp có kế hoạch sản xuất cũng như dự trữ hàng hóa. Tăng cường đầu tư thêm nguồn vốn vào phát triển thương mại điện tử: Điều tất yếu muốn phát triển thương mại điện tử hiện nay ở doanh nghiệp thì đòi hỏi Doanh nghiệp phải đầu tư thêm vốn vào phát triển website cũng như toàn bộ hệ thống kinh doanh TMĐT hiện nay. Thứ nhất là việc đầu tư thêm vốn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn TMĐT cao. Xây dựng cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân viên và quản lý có trình độ cao và khả năng thích ứng với sự phát triển không ngừng của môi trường kinh doanh. Đào tạo kĩ năng sử dụng máy tính, mạng, các phần mềm hỗ trợ kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệm nên đòi hỏi phải có sự quan tâm và đầu tư hợp lý. Bên cạnh đó thì cũng nên xem xét xem việc đầu tư như thế nào là hợp lý nhất và đem lại hiệu quả nhất Thứ hai là đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Hệ thống máy tính, hệ thống mạng, các phần mềm hỗ trợ. Thứ ba là việc đầu tư vào hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển. Thứ tư là doanh nghiệp đầu tư vào hoàn thiện website. Thứ năm là việc đầu tư nhiều vào vấn đề marketing của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động truyền thống và các hoạt động marketing điện tử. Xây dựng hệ thống máy tính và hệ thống truyền tải dữ liệu: Đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử thì hệ thống hạ tầng mạng và phần mềm, phần cứng máy tính ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay Doanh nghiệp mới đầu tư khoảng 15 máy tính để vận hành toàn bộ hệ thống thương mại điện tử của doanh nghiệp, con số khá ít. Các máy tính của công ty hiện có cấu hình không cao điều này ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu, tốc độ xử lý đơn hàng qua mạng. Hệ thống phần mềm cũng như bảo mật thông tin cần được nâng cấp để phù hợp với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đầu tư mua một số phần mềm bản quyên có độ tin cậy cao. Lựa chọn nhà cung cấp mạng ổn đinh, đơn vị thuê và quản lý máy chủ máy trạm. Tránh xảy ra tình trạng mất thong tin khách hàng, xử lý đơn hàng của khách chậm. Doanh nghiệp cũng cần đầu tư các thiết bị lưu trữ dữ liệu nhằm tăng hiệu quả backup dữ liệu doanh nghiệp phòng trừ khả năng mất dữ liệu làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Mở rộng chủng loại hàng hóa phân phối qua mạng: Hiện nay các website thương mại điện tử lớn ở Việt Nam hiện nay đều bày bán rất nhiều loại sản phẩm qua mạng nhằm thu hút cho mình một tập khách hàng lớn nên việc cung cấp ít sản phẩm như Doanh nghiệp hiện nay là rất khó để phát triển ngang hàng các website đó, đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển hợp lý. Việc lựa chọn thêm mặt hàng cung ứng dựa trên nhiều yếu tố trong đó yếu tố từ việc nhu cầu khách hàng là quang trọng nhất. Các yếu tố về nhà cung cấp, kinh phí hệ thống cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp khi muốn có thêm 1 mặt hàng kinh doanh mới đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm cho mình một nhà cung ứng thích hợp, kèm theo đó là hệ thống kho bãi, vận chuyển, vấn đề bao bì hàng hóa, quy trình xử lý đơn hàng Đào tạo nguồn nhân sự: Nguồn nhân sự có chuyên môn thương mại điện tử cao sẽ là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của Doanh nghiệp trong cạnh tranh với các đối tượng khác trên thị trường. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vấn đề đầu tư vào con người luôn mang một ý nghĩa chiến lược, một doanh nghiệp có đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ các nhà quản trị có kinh nghiệm thì luôn tạo được lợi thế đối với doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp là một doanh nghiệm kinh doanh thương mại truyền thống, khi nhận thấy cơ hội từ thương mại điện tử thì việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử cho doanh nghiệp là một vấn đề cấp bách./.  
Ý kiến

cong-thuong.png

cong-ttdt.png

© Copyright 2024 - Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙