Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Bờ biển Việt Nam dài 3444 km và gồm các tỉnh  từ  Quảng Ninh đến Cà Mau. Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc đã gây nên những trận mưa lớn trên cả nước, đặc biệt là ở miền Trung. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến động thời tiết trên toàn thế giới như  dòng nước El Nino và La Nina, những trận bão biển và mưa lớn xảy ra càng khốc liệt hơn.  Mùa bão thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, và trung bình hàng năm có 4 cơn bão. Miền Trung là địa phương thường xuyên phải oằn mình chống đỡ những cơn bão lũ gây nên những thiệt hại to tát về nhà cửa, mùa màng, cầu cống và đường xá, làm cho một xứ đã nghèo về phương diện kinh tế lại càng nghèo hơn. Tại miền Nam, triều cường liên tục xảy ra gây ngập úng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, giao thông, nguồn nước sinh hoạt. Tại sao lại xảy ra tình hình thời tiết xấu như vậy? Đây là câu hỏi không khó để trả lời, song để giải quyết vấn đề này mới là điều khó.

Hình ảnh lũ lụt tại miền Trung

Một điều có thể khẳng định chắc chắn, đó là vấn đề bão lũ thất thường, nước biển dâng có liên quan đến biến đổi khí hậu. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Đó là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Ngày nay, nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu vì các nguyên nhân:

Thứ nhất, nạn khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, than, cát, khoáng sản …) bừa bãi, điển hình là nạn khai thác rừng làm giảm diện tích rừng đáng kể, người dân chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại về lâu dài. Rừng bị chặt để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng, làm chất đốt, khai thác gỗ… Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Hậu quả của việc khai thác bừa bãi này gây phá hủy hệ sinh thái, khi mưa lũ xảy ra liên tiếp, không còn rừng cây để chống đỡ.

Thứ hai, Việt Nam là nước có nền công nghiệp đang phát triển, các khu công nghiệp, các nhà máy xi măng, các công ty hóa chất… mỗi ngày phát thải một lượng khí thải, rác thải công nghiệp khổng lồ gây ô nhiễm, tạo hiệu ứng nhà kính nặng nề, các loại khí thải hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai phản xạ từ bề mặt trái đất lên không gian. Hậu quả làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu, tăng nhiệt độ của đại dương, tăng số lượng mây bao phủ trái đất. Nhiệt độ trái đất tăng làm tan băng và dâng cao mực nước biển gây hiện tượng triều cường.

Tất cả những hiện tượng trên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để bảo vệ môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu như vậy, cộng đồng cần có nhận thức và hành động cụ thể như sau:

– Tuyên truyền nhắc nhở mọi người thấy rõ những tầm quan trọng và cần thiết của việc chăm sóc, bảo vệ rừng, ngăn chặn những hành động, việc làm tổn thương đến rừng.

– Có kế hoạch và thực hiện chương trình phủ xanh đồi trọc của nhà nước đề ra.

– Bỏ lối sống du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy, làm ao nuôi tôm cá

– Nhà nước cần triển khai các chính sách khuyến khích sử dụng rừng một cách bền vững, xây dựng các vành đai bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng và khuyến khích tái tạo rừng tại các khu vực bị hoang hóa.

– Phổ biến đúng kiến thức về hiệu ứng nhà kính của Trái Đất cho mọi người để từ đó họ nhận thức đầy đủ và trách nhiệm hơn về hiện tượng tự nhiên này. Đặc biệt là mọi người phải hiểu tất cả các loại khí đều có khả năng làm tăng hiệu ứng nhà kính, do vậy cần giảm lượng khí thải ra môi trường tự nhiên, nhất là khí CO2.

Nghiên cứu, phát triển ứng dụng nguồn năng lượng sạch: năng lượng gió, thủy triều, Mặt Trời, sóng biển, sinh học để giải quyết thiếu điện, chất đốt nhằm giảm sự tăng lên của hiệu ứng nhà kính Trái Đất.

– Đẩy mạnh mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế về vốn, khoa học – công nghệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *