CẢI TẠO HỆ THỐNG KHÍ NÉN – SÁNG KIẾN GIÚP GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ, ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH ANPHA

 GIỚI THIỆU CHUNG

Công ty TNHH Anpha – Tên giao dịch quốc tế: Anpha Limited Company là doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo có chất lượng hàng đầu Việt nam. Trụ sở nhà máy tại Cụm công nghiệp Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng và showroom trưng bày sản phẩm tại số 117 Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000 trên diện tích mặt bằng rộng gần 5.000 m2, với số lượng nhân viên ban đầu khoảng 150 người. Công nghệ sản xuất bánh kẹo Anpha được nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia, Đức, Ý, Hong Kong, … dưới sự hướng dẫn và chuyển giao công nghệ của các chuyên gia nước ngoài. Chỉ sau 4 năm, thương hiệu bánh Anpha đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng.

Các dòng sản phẩm của nhà máy sản xuất bánh kẹo cao cấp Anpha gồm: – Bánh trứng: Bánh trứng Custard Cake, Bánh Trứng AP010, Bánh Trứng loại mới – 200g, Bánh trứng nhỏ, Bánh nho, Bánh asem, … (các gram). – Đặc sản: Bánh Pía Chay Đậu xanh, Bánh Pía Đậu Sầu Riêng, Bánh Pía Môn Sầu Riêng, … (các sao đẳng cấp, các gram từ 200-500). – Nạp sườn: Tôm, Gà, Tiêu, Mai, Quế, Nộm, … (các sao đẳng cấp, các gram). – Kẹo Dừa Bến Tre: … Cùng nhiều sản phẩm Bánh kẹo hấp dẫn khác, …

Công ty TNHH Anpha luôn cam kết: Tuân thủ pháp luật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 11 Không ngừng đổi mới, đảm bảo luôn thoả mãn và vượt lên trên sự mong đợi của khách hàng. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 có hiệu lực và hiệu quả. 3.2 Tình hình hoạt động sản xuất Sản phẩm của Công ty TNHH Anpha là các loại bánh đặc sản, phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ VÀ ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Quá trình sản xuất:

– Nguyên vật liệu sản xuất: Nguyên vật liệu chính ứng dụng trong qui trình sản xuất là những nguyên vật liệu tận dụng sẵn có trên thị trường như:

+ Bột mì: thành phần gồm Glucid chiếm 70 – 90 % chất khô, protein chiếm 8-25% chất khô, lipid chiếm 2-3% chất khô, còn lại là chất khoáng, vitamin, enzym.

+ Chất tạo ngọt Đường kính: độ ẩm 0,14%, đường khử 0,15%, độ acid (pH) 7, độ tinh khiết 99,75%, tỉ lệ tro 0,15%. Đường nghịch đảo, sorbitol.

+ Phụ gia: Chất nhũ hóa: leicithin, môn và diglycerid của acid béo, esterpolyglycerol của chất béo. Chất bảo quản: canxi propionat. Chất tạo xốp: dùng kết hợp NaHCO3 và (NH4)2CO3. Chất điều vị: acid malic, acid citric. Mạch nha, Chất tạo màu: tatrazin (vàng chanh).

– Quá trình rây bột:

Mục đích: Chuẩn bị cho quá trình nhào bột

Các biến đổi: bột không còn tạp chất, mịn hơn

Thiết bị: máy rây rung

– Quá trình nhào trộn (phối trộn nguyên liệu và phụ gia):

Mục đích: Chuẩn bị phối trộn các nguyên liệu phụ thành nhũ tương, chuẩn bị cho quá trình nhào trộn với bột

Các biến đổi: Biến đổi vật lý: nhiệt độ tăng nhẹ; Biến đổi hóa lý: tạo thành hệ nhũ tương đồng đều, hòa tan các chất khí: CO2, O2.

Thiết bị sử dụng: máy phối trộn theo mẻ. Tốc độ khuấy: 60 – 120 vòng/phút. Thời gian: 10 phút

– Quá trình cán:

Mục đích: Chuẩn bị quá trình nhào trộn nhũ tương với bột mì tạo mạng gluten đồng nhất, thuận lợi cho quá trình dập hình.

– Quá trình dập hình:

Hoàn thiện: tạo hình dáng đẹp làm tăng giá trị hàng hóa sản phẩm.

Thiết bị sử dụng: máy cán – dập hình.

– Quá trình nướng:

Mục đích: nhiệt độ cao làm chín sản phẩm, tiêu diệt vi sinh vật. Biến đổi về khối lượng: khối lượng giảm do mất nước. Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ tăng, nhiệt độ vỏ bánh cao hơn tâm bánh.

Biến đổi hóa học: Tinh bột hồ hóa một phần, và bị thủy phân tạo dextrin, đường. Xảy ra phản ứng Maillard trong giai đoạn đầu của nướng (nhiệt độ thấp), phản ứng Caramel làm mất đường nhưng tạo màu nâu sản phẩm.

Biến đổi cảm quan: hình thành hương vị, màu sắc đặc trưng cho sản phẩm.

Thiết bị sử dụng: lò nướng đường hầm Nhiệt độ đạt được: 190 – 205 oC Thời gian nướng: 8 – 9 phút

– Quá trình làm nguội:

Mục đích: Chuẩn bị cho quá trình bao gói.

Biến đổi vật lý: nhiệt độ bánh giảm.

Thiết bị sử dụng: băng tải làm nguội.

Tốc độ làm nguội: 14m/phút.

– Quá trình bao gói:

Mục đích bảo quản: bánh dễ bị hút ẩm ở điều kiện môi trường nên phải bảo quản trong các bao bì chống thấm dầu nước.

Vật liệu bao bì: OPP, PP Tốc độ dán túi: 0 – 16 m/phút.

Phạm vi nhiệt độ: 0 – 300 Oc

Lượng tải băng tải: nhỏ hơn 5kg

Năng lượng tiêu thụ chính tại Công ty TNHH An Pha chủ yếu là điện năng, nước. Tham gia vào quá trình sản xuất còn có dầu Diesel (DO) và dầu FO dùng cho các thiết bị phụ trợ lò nước và hoạt động vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt trong công ty, thì công ty còn sử dụng thêm nhiên liệu gas và than tổ ong để phục vụ nấu ăn cho bếp ăn tập thể của cán bộ công nhân toàn công ty. Lượng tiêu thụ của 02 loại nhiên liệu này không lớn và thay đổi không đáng kể.

– Tình hình sử dụng điện năng: trung bình mỗi năm Công ty sử dụng hơn 355.387 kWh điện tương đương số tiền khoảng 585.730.000 đồng, suất tiêu hao điện cho một sản phẩm khoảng  0,326kWh/hộp sản phẩm

– Tình hình sử dụng nước: lượng nước tiêu thụ hàng năm khoảng 2.487m3,  suất tiêu hao lượng nước cho một sản phẩm khoảng 0,00228m3/hộp sản phẩm

– Tình hình quản lý năng lượng:

+ Quy trình quản lý năng lượng của công ty mới dừng lại ở mức độ giám sát thông số của dây chuyền. Các thông số này không thường xuyên được cập nhật đến Ban Giám đốc nên không tạo được mối liên hệ xuyên suốt.

+ Quá trình theo dõi các thông số của phụ tải mới dừng lại ở mức độ thống kê, thiếu sự đánh giá chi tiết đến từng phụ tải riêng biệt.

+ Công ty đã có nội quy, quy chế cho việc bố trí sản xuất theo quy trình chung của công ty, nhưng còn thiếu các biện pháp thưởng/phạt liên quan đến tiết kiệm năng lượng

– Các thiết bị tiêu thụ năng lượng chính tại Công ty:

+ Hệ thống lò nướng

+ Máy trộn nguyên liệu

+ Hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí

+ Hệ thống chiếu sáng

+ Hệ thống máy nén khí

Trên cơ sở phân tích lượng tiêu hao năng lượng của Công ty cùng với hiện trạng sử dụng thiết bị tiêu thụ năng lượng và quản lý năng lượng tại công ty cho thấy có thể áp dụng một số giải pháp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn như sau:

Hệ thống khí nén: Mục đích sử dụng khí nén là cung cấp khí nén chủ yếu phục vụ cho hệ thống máy đánh bột, máy đánh trứng, cắt sản phẩm.v.v.

– Thiết bị máy nén khí tại công ty bao gồm: Công ty đang sử dụng 01 máy nén khí. Khí nén được chứa vào 02 bình chứa có thể tích lần lượt là 0,5 m3 , 0,8 m3 .

Thông số máy như sau: Xuất xứ: Nhật Bản; Hãng sản xuất: Kobe steel; Motor: 55 kW; 380V; 50Hz; Press: 7,5 kg/cm2; Discharger: 9,3 m3 /min.

Sơ đồ hệ thống máy nén khí:

 

 

 

Hiện trạng máy nén khí:

+ Môi trường hoạt động: Không gian bố trí máy thoáng, tuy nhiên do máy đặt dưới mái tôn và cạnh cục nóng do đó nhiệt độ môi trường cao.

+ Máy nén khí hoạt động theo chế độ liên tục theo áp suất cài đặt.

+ Hiện tượng rò rỉ khí nén nhiều, khảo sát và đo đạc tại đường ống và hộ tiêu thụ khí nén các xưởng đội kiểm toán đã phát hiện 25 vị trí rò rỉ gây thất thoát khí nén lớn cho doanh nghiệp, các điểm rò rỉ chủ yếu tại các van, đầu cút, mặt big, các đầu nối và các điểm nối mềm.

+ Các máy nén không được bảo dưỡng thường xuyên (thường là 1 năm / lần) có hiện tương bám bẩn nhiều tại các dàn trao đổi nhiệt, thiết bị lọc bụi.

+ Việc bố trí bình tích áp không hợp lý đa che chắn không khí vào máy nén, hệ thống lọc không khí không được vệ sinh bám nhiều bụi dẫn tới chất lượng không khí vào máy nén không đảm bảo.

+ Việc bố trí 02 bình tích áp nối tiếp nhau là không hợp lý vì vậy mà áp

suất và lưu lượng vào 02 bình tích là không đều, máy được cài đặt ở áp suất cao 7.

Qua thực tế trên cho thấy hiện tượng rò rỉ khí nén nhiều tại đường ống gây thất thoát khí nén lớn cho công ty, các điểm rò rỉ chủ yếu tại các cốc lọc, đầu cút, mặt big và các điểm nối mềm. Hiện tại máy nén đang hoạt động tại chế độ tải liên tục với áp suất đặt là 7,5 kgf/cm2 nhiệt độ máy nén cao ảnh hưởng tới tuổi thọ máy nén và không tiết kiệm điện. Việc bố trí bình tích áp không hợp lý đa che chắn không 5 kgf/cm2 trong khi nhu cầu là 4kgf/cm2 khí vào máy nén, hệ thống lọc không khí không được vệ sinh bám nhiều bụi dẫn tới chất lượng không khí vào máy nén không đảm bảo.

Từ hiện trạng trên đề xuất các giải pháp cải tạo hệ thống khí nén tại công ty nhằm tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu suất sử dụng máy nén. Khắc phục hiện tượng rò rỉ khí nén. Di chuyển vị trí đặt máy nén, lấy không khí ngoài nhà xưởng giảm nhiệt độ không khí đầu vào. Bố trí lại hệ thống nâng thể tích một bình chứa từ 0,5 m3 lên 1m3, vệ sinh hệ thống làm mát và bộ lọc dầu giảm áp suất cài đặt máy nén xuống 6kgf/cm2.

Sơ đồ bố trí cải tạo hệ thống:

HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG GIẢI PHÁP

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các giải pháp như sau:

  1. Khắc phục rò rỉ:
Thông tin Đơn vị Đại lượng
Áp suất khí nén  (1) Bar 7
Đường kính rò rỉ (2) mm 0.5
% Rò rỉ (3) % 0.33
Công suất tiêu thụ của máy nén tại áp suất 7bar (4) kW 36.65
Số vị trí rò rỉ (5) Vị trí 17
Công suất tiêu hao của máy (6) = (3)*(4)*(5)/100 kW 2.06
Đường kính rò rỉ (7) mm 1.00
% Rò rỉ (8) % 1.31
Số vị trí rò rỉ (9) Vị trí 8
Công suất tiêu hao của máy (10) = (4)*(8)*(9)/100 3.84
Thời gian hoạt động máy nén (11) h 10
Lượng điện tiết kiệm được trong ngày (12) = ((6)+(10)) * (11) kW 58.97
Số ngày hoạt động trong năm (13) Ngày 200
Lượng điện tiết kiệm được trong năm (14) = (12)*(13) kW 11,794
Chi phí đầu tư (15) 1000 VNĐ 30,000
Lượng tiền tiết kiệm được (16) = (14)*1407/1000 1000 VNĐ 16,594
Thời gian hoàn vốn (17) = (15)/(16) Năm 1.81
Giảm phát thải CO2 (18) = (14)*0,8589/1000 Tấn 10.13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Cải tạo hệ thống, cài đặt lại áp suất làm việc

 

TT Thông tin Đơn vị Thông số
1 Công suất trung bình máy kW 36.65
2 áp suất đầu đẩy hiện tại bar 7.1
3 áp suất đầu đẩy sau khi cài đặt lại áp suất bar 5.5
4 áp suất chênh lệch = (2)-(3) bar 1.6
5 Tiêu hao năng lượng khi sản xuất ra 1bar % 8
6 Lượng điện tiết kiệm khi cài đặt lại áp suất = (5)*(4)*(1)/100 kW 4.6912
7 lượng điện tiết kiệm trong 1 năm = (6)*10*252 kW 11,822
8 Lượng tiền tiết kiệm trong 1 năm = (7)*1407/1000 1000 VNĐ 16,633
9 Đầu tư 1000 VNĐ 32,000
10 Thời gian hoàn vốn =(9)/(8) Năm 1.9

 

  1. Di chuyển vị trí đặt máy nén

 

TT Thông tin Đơn vị Đại lượng
1 Công suất tiêu thụ của máy nén kW 36.65
2 Nhiệt độ trung bình không khí vào máy nén hiện tại oC 38
3 Nhiệt độ trung bình không khí vào máy nén khi  cải tạo di chuyển oC 27
4 Chênh lệch nhiệt độ = (2)-(3) oC 11
5 % tiết kiệm điện % 2.75
6 Số giờ hoạt động trong ngày h 10
7 Lượng điện tiết kiệm được trong ngày =(5)*(1)*(6)/100 kW 10.08
8 Số ngày hoạt động trong năm Ngày 200
9 Lượng điện tiết kiệm được trong năm = (7)*(8) 1000 VNĐ 2,016
10 Chi phí đầu tư ( Xây dựng, điều hòa…) 1000 VNĐ 8,000
11 lượng tiền tiết kiệm được = (9)*1407/1000 1000 VNĐ 2,836
12 Thời gian hoàn vốn = (10)/(11) Năm 2.82
13 Giảm phát thải CO2 = (9)*0,8589/1000 Tấn 1.73

Tổng hợp tiềm năng tiết kiệm khi cải tạo hệ thống khí nén

 

TT Giải pháp đề xuất Lượng điện tiết kiệm (kWh/năm) Số tiền tiết kiệm (VND/năm) Chi phí đầu tư (VND) Thời gian thu hồi vốn (năm)
1 Khắc phục rò rỉ khí nén 11.794 16.594.000 30.000.000 1,81
2 Cải tạo hệ thống, cài đặt lại áp suất làm việc 11.822 16.633.000 32.000.000 1,9
3 Di chuyển vị trí đặt máy nén 2.016 2.836.000 8.000.000 2,82
  Tổng 25.632 35.063.000 70.000.000 2,1

Cải tạo hệ thống khí nén tại Công ty TNHH Anpha là giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể phát huy tác dụng ở các khâu sản xuất, từ khâu đánh bột, đánh trứng đến khâu đóng gói sản phẩm. Với chi phí đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, lượng điện tiết kiệm khá lớn thì đây là giải pháp hữu hiệu giúp Công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *