Hiện nay, cùng với sự phát triển tột bậc của nền kinh tế mới, xã hội ngày càng phát triển hơn. Những loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn trợ giúp trong cuộc sống, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng quan trọng và chiếm đa số nhất để duy trì máy móc, thiết bị này lại chính là điện năng. Chính vì thế, điện đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Để quản lý điện một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, nước ta đã có những quy chế cụ thể trong lĩnh vực điện lực và vẫn đang cập nhật đổi mới từ ngày cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân.
Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013; Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, đã nêu cụ thể:
Quyền của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực
Tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm:
- Tư vấn thiết kế công trình: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp;
- Tư vấn giám sát thi công công trình: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp.
Theo đó, đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực có các quyền sau đây:
– Hoạt động tư vấn theo giấy phép hoạt động điện lực;
– Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật[57], tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực;
– Đề nghị các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật phục vụ cho hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực;
– Hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực
Đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực có các nghĩa vụ sau đây:
– Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật của Việt Nam liên quan đến công tác tư vấn quy hoạch và đầu tư xây dựng điện.
Trường hợp áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn của nước ngoài thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
– Áp dụng công nghệ và phương pháp tính toán tiên tiến để lập đề án quy hoạch phát triển điện lực và hồ sơ, tài liệu về đầu tư xây dựng công trình điện lực phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa trong lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm độ an toàn, tin cậy cao trong đầu tư xây dựng công trình điện lực;
– Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.