TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TRONG VĂN PHÒNG

Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng

FTAs Hải Phòng

Thương mại điện tử Hải Phòng

Logistics Hải Phòng

CỔNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Home TIN TỨC - SỰ KIỆN

TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TRONG VĂN PHÒNG

21-08-2023 09:56 AM
Đối với hầu hết tất cả các công ty hiện nay từ những tập đoàn lớn hay những doanh nghiệp nhỏ thì vấn đề về chi phí hoạt động công ty từ thuê văn phòng, bảo vệ, điện nước,… tất cả luôn là một bài toán đau đầu. Việc hạn chế sử dụng năng lượng điện cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu trong giảm chi phí hoạt động của các công ty. Vì sao phải tiết kiệm điện năng? Bạn có biết điện năng mà chúng ta sử dụng cho mọi hoạt động sinh hoạt đời sống, kinh doanh và sản xuất ở đâu không? Điện năng mà chúng ta đang sử dụng có nguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên. Bao gồm như: than, dầu, khí, gió và nước. Tài nguyên thiên nhiên là một thứ hữu hạn mà chúng ta sử dụng chúng càng nhiều càng làm hao hụt. Hậu quả của nó mà chúng ta đang phải gánh chịu đó là việc trái đất ngày càng nóng lên. Khí hậu thay đổi thất thường, thiên tai xảy ra thường xuyên. Cùng với đó ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Chính những hành động vô ý thức của chúng ta hằng ngày mà chúng ta không biết rằng hậu quả của nó là vô cùng nghiêm trọng. Nó đơn giản như việc bạn quên rút dây sạc điện thoại hay máy tính khi bạn đã sử dụng xong. Hay việc bạn vô tình quên tắt đèn ở văn phòng khi đã kết thúc ngày làm việc. Mọi thứ đều làm lãng phí và hao hụt tài nguyên thiên nhiên. Đã đến lúc bạn nên nghĩ đến việc tiết kiệm điện năng để duy trì sự phát triển bền vững ở hiện tại và cả tương lai Việc tiết kiệm điện năng mang lại những lợi ích gì?  Tiết kiệm điện năng không chỉ tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên mà nó còn có những lợi ích thực tiễn như sau: + Tiết kiệm tài nguyên Quốc gia. Đất nước vững mạnh và phát triển thì đời sống vật chất và tinh thần người dân mới được toàn diện. + Bảo vệ môi trường. Môi trường trong lành giúp cải thiện sức khỏe và tuổi thọ cho con người. + Tiết kiệm được túi tiền của bạn. Thật quá vui nếu mỗi tháng chúng ta đều dư một khoản tiền kha khá từ việc tiết kiệm điện năng đúng không? + Tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện mà bạn đang sử dụng. Tuổi thọ của thiết bị tỷ lệ nghịch với thời gian hoạt động của chúng. Từ những điều trên, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho công ty các bạn trong vấn đề giảm chi phí hoạt động từ việc sử dụng tiết kiệm điện các thiết bị tiêu thụ điện năng tại văn phòng. ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 1-Phân loại và đặc điểm các loại điều hòa không khí Điều hòa không khí dùng ở khu vực Văn phòng rất đa dạng, từ điều hòa gia dụng, tới điều hòa không khí thương mại, điều hòa không khí trung tâm, với công suất lạnh từ 9000 BTU/h tới hàng triệu BTU/h.  
Phân loại Đặc điểm
Điều hòa không khí dân dụng (Dải công suất 9000÷24.000 BTU/h)
Hai mảnh Lắp đặt, sử dụng đơn giản; dùng cho diện tích < 50 m2; tốn nhiều không gian lắp đặt; với công trình nhiều máy, không tự động hóa, rất bất tiện, độ ồn lớn, hiệu quả năng lượng thấp
Điều hòa không khí bán thương mại (Dải công suất 30.000÷100.000 BTU/h)
Điều hòa tủ đứng, âm trần ống gió, cassette Lắp đặt đơn giản dùng cho diện tích 50 - 100 m2; tốn nhiều không gian lắp đặt; với công trình nhiều máy, không tự động hóa, rất bất tiện, độ ồn lớn, hiệu quả năng lượng thấp Thích hợp dùng cho nhà hàng, văn phòng
Phân loại Đặc điểm
Hệ thống điều hòa không khí Multi-split Một dàn nóng kết nối với nhiều dàn lạnh, có thể điều chỉnh được nhiệt cho từng dàn. Tiết kiệm không gian lắp đặt, tiết kiệm năng lượng, êm Thích hợp dùng cho căn hộ, văn phòng
Điều hòa không khí thương mại (Dải công suất 54.000÷600.000 BTU/h ~ 6 HP÷64 HP
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm VRV/VRF/Multi-V (công nghệ biến tần - inverter) Một dàn nóng kết nối tới 64 dàn lạnh, có thể điều chỉnh được công suất lạnh. Tiết kiệm không gian lắp đặt, tiết kiệm năng lượng, êm. Dễ kết nối hệ thống điều khiển của cả tòa nhà - BMS, dễ thông gió Thích hợp cho tòa nhà văn phòng chiều cao < 100 m
Hệ thống điều hòa nguyên cụm (áp mái, đặt sàn, ống gió…) Một cụm dàn nóng, kết nối với một bộ làm lạnh xử lý không khí công suất lớn với hệ thống ống dẫn gió. Độ bền cao Thích hợp với nhà xưởng; nhà thi đấu; triển lãm, phòng trưng bày, trung tâm thương mại, có không gian lớn; hiệu suất năng lượng vừa phải
Điều hòa không khí trung tâm Chiller  (600.000÷108.000.000 BTU/h
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm Chiller Gồm cụm máy sản xuất nước lạnh; hệ thống đường ống dẫn nước lạnh cấp tới các bộ xử lý không khí AHU và các dàn làm lạnh không khí FCU, dễ thông gió; có hai cơ chế giải nhiệt gió và nước. Sử dụng cho không gian rất lớn không hạn chế như tòa nhà cao tầng, văn phòng, bệnh viện, rạp hát, nhà máy, công xưởng… Chi phí đầu tư cao; thiết kế, lắp đặt đòi chuyên môn rất cao. An toàn thân thiện với môi trường, kết hợp với trữ lạnh - tiết kiệm năng lượng; dễ kết nối hệ thống BMS
2-Lựa chọn điều hòa không khí Công thức lựa chọn công suất điều hòa không khí phù hợp được tính như sau: Công suất hợp lý = Diện tích sử dụng * (700-1000 BTU/h) VD: Lắp ĐHKK cho công trình diện tích 1000 m2, nên chọn những hệ thống ĐHKK có công suất lạnh khoảng: 1000*850= 850.000 BTU/h. Với không gian trên có thể chọn thiết bị: - 02 Điều hòa không khí VRV/VRF/Multi-V có công suất lạnh 48 HP (1 HP~ 9000 - 10.000 BTU/h), nếu là văn phòng; - 02 điều hòa nguyên cụm nối ống gió có công suất mỗi máy 500.000 BTU/h (40 RT); 1 RT-1 tấn lạnh Hoa kỳ tương đương 12.000 BTU/h, nếu là nhà xưởng; - Hoặc 71 chiếc điều hòa không khí dân dụng 2 mảnh 12.000 BTU/h. 3-Sử dụng điều hòa không khí thế nào cho hợp lý. Lựa chọn điều hòa hợp lý: Nếu sử dụng điều hòa gia dụng, bán thương mại, nên chọn loại có nhiều sao năng lượng hoặc CSPF/EER cao và phù hợp với công trình theo hướng dẫn ở mục 1; nên chọn đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp. Đối với công trình xây dựng lớn cần thuê tư vấn thiết kế chuyên nghiệp để lựa chọn điều hòa thương mại hay trung tâm cho phù hợp với công trình, cũng như những đơn vị lắp đặt có uy tín; công suất lạnh có thể chọn theo định hướng ở mục 2. Nên sử dụng mô phỏng dòng khí và nhiệt đô (CFD) để xác định vị trí lắp đặt tối ưu; làm tốt tiết kiệm 10 - 20% điện năng Cân nhắc lựa chọn giữa chi phí điện năng (2/3 chi phí) và đầu tư ban đầu của thiết bị (1/3). Hạn chế tổn thất lạnh: Xem xét đầu tư lớp vỏ công trình hợp lý, để đảm bảo khả năng cách nhiệt và chống bức xạ mặt trời; tuân thủ theo Quy chuẩn 09/QC-BXD:2017 của Bộ Xây dựng. Làm tốt việc này có thể tiết kiệm tới 10 - 15% điện năng dùng cho ĐHKK. Tránh ánh sáng mặt trời không cần thiết chiếu trực tiếp vào phòng, nên sử dụng rèm che/màn chắn. Có chế độ thông gió hợp lý (20 - 30m3/h không khí tươi cho người) để tránh thất thoát nhiệt gây lãng phí điện. Nếu làm tốt tiết kiệm 5 - 7% tiêu thụ điện cho ĐHKK. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong quá trình sử dụng, nhiệt độ cài đặt trong và ngoài nhà chỉ nên chênh nhau 7÷10oC. Ban ngày nhiệt độ cài đặt nên 26 - 28oC; ban đêm cài đặt 25 - 27oC kết hợp với hệ thống quạt đảo gió, cho tiết kiệm 2 - 3% điện năng tiêu thụ. Bảo trì bảo dưỡng: Thường xuyên làm vệ sinh công nghiệp hệ thống dàn lạnh và nóng. Hạn chế quẩn gió ở dàn nóng. Thực hiện đầy đủ các chế độ vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống điều hòa không khí. Tiết kiệm 3 - 5% điện năng MÁY IN/ MÁY PHOTOCOPY/ MÁY QUÉT Máy in, máy photocopy và máy quét là các thiết bị phổ biến, quen thuộc và gần như không thể thiếu tại các văn phòng. Mặc dù có kích thước nhỏ gọn, công suất không lớn bằng nhiều thiết bị khác nhưng nếu không sử dụng một cách khoa học và hợp lý, các thiết bị này có thể gây lãng phí điện năng, mực in, giấy… khá lớn. *Máy in     Lựa chọn sản phẩm máy in có nhãn năng lượng. Hiện nay, trên thị trường có 3 loại máy in chính gồm máy in laser, máy in kim và máy in phun:  
Phân loại Đặc điểm
Máy in laser - Hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng tia laser chiếu lên 1 trống từ, khi trống từ quay qua ống mực có tính chất từ, mực sẽ hút vào trống từ rồi giấy chuyển động qua trống đưa mực bám vào giấy và cuối cùng mực được sấy khô, bám chắc vào giấy rồi xuất giấy ra ngoài. - Gồm 2 loại cơ bản là máy in laser đen trắng (đơn sắc) và máy in laser có màu (đa sắc). - Có tốc độ in cao hơn máy in phun, máy in kim. - Tiêu thụ nhiều điện hơn so với các loại máy in khác. Thông thường, máy in laser tiêu thụ khoảng 440 W khi khởi động và khoảng 200 W khi bắt đầu in không kể số trang in.  
Phân loại Đặc điểm
Máy in phun - Hoạt động theo nguyên tắc phun mực vào giấy in, mực in được phun qua 1 lỗ nhỏ từng giọt với tốc độ cao (khoảng tầm 5000 lần/giây) giúp tạo ra các điểm mực đủ nhỏ cho bản in có chất lượng cao, chữ in rõ nét. - Tốc độ in cao. - Tiết kiệm điện hơn 99% so với máy in laser. - Có khả năng in ấn trên nhiều bề mặt giấy khác nhau, không gia tăng nhiệt độ làm cong giấy sau khi in.  
Máy in kim - Hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng các kim chấm qua một băng mực làm hiện mực ra trên các trang giấy in. - Tốc độ in chậm, độ phân giải các bản in thấp chỉ in được chữ, không in được hình ảnh, khi hoạt động tạo ra tiếng ồn lớn. - Hiện chỉ sử dụng vào một số lĩnh vực chuyên biệt như tài chính, ngân hàng.  
Máy in nhiệt  -Hoạt động theo nguyên tắc sử dụng đầu in gồm nhiều điểm nóng (phần tử in) áp vào 1 mặt film mỏng, mặt film sẽ nhận nhiệt lượng từ các phần tử in, trong khi đó mặt film còn lại phủ mực nhiệt áp sát vào vật liệu in. Nhiệt lượng truyền từ các phần tử in qua lớp film mỏng làm chảy mực ở mặt bên kia và in lên vật liệu in. - Dùng làm máy in hóa đơn, sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng, siêu thị.  
Chọn loại máy in phù hợp với nhu cầu sử dụng:
Nhu cầu Loại máy in
In ấn văn bản thông thường Máy in laser đơn sắc
In ấn với số lượng lớn (1.000 đến 1.500 bản in/1 tháng) Máy in công nghiệp
In ấn hình ảnh (bao gồm: in thư từ, thư gửi hoặc in hình) Máy in laser màu
  Chọn máy in chính hãng để đảm bảo chất lượng; Chọn máy in có tích hợp công nghệ tiết kiệm năng lượng, máy có nhãn tiết kiệm năng lượng; Chọn máy in đa chức năng (gồm in ấn, photocopy, fax, scan) để tiết kiệm chi phí. *Máy photocopy   Lựa chọn sản phẩm máy photocopy có nhãn năng lượng. Chọn mua máy photocopy có tốc độ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có 03 loại máy photocopy phổ biến, gồm máy photocopy cỡ nhỏ (mini) để bàn, máy photocopy văn phòng và máy photocopy công nghiệp.
Loại máy Đặc điểm
Máy photocopy mini để bàn Mức tiêu thụ > 1,5 kWh, cho 20 - 35 bản in/phút Nhỏ gọn, giá rẻ Không thể sử dụng để in số lượng lớn
Máy photocopy văn phòng Mức tiêu thụ từ 1,5 - 3 kWh, cho 40 - 50 bản in/phút Hoạt động ổn định hơn máy photocopy mini để bàn, ít gây ra tiếng ồn hơn
Máy photocopy công nghiệp Mức tiêu thụ từ 3 kWh trở lên, cho 60 - 90 bản in/phút Thường có kiểu dáng rất lớn (nặng từ 200.000 kg trở lên)
Nên mua máy photocopy đa chức năng. Tính năng tiêu chuẩn hiện nay của một máy photocopy văn phòng là in, photocopy và scan. Chọn mua máy photocopy có chức năng tiết kiệm điện. Nếu không sử dụng, những loại máy có cài đặt chức năng này sẽ tự động chuyển về chế độ “ngủ đông” để giảm tiêu hao năng lượng. Ưu tiên lựa chọn máy có nhãn tiết kiệm năng lượng.           *Máy quét Hiện nay, trên thị trường có các loại máy quét phổ biến nhất gồm máy scan màn hình phẳng - Flatbed, máy scan dạng mobile, máy quét màn hình nạp giấy - Sheetfed, máy scan ADF, máy quét sách - Scan Book, máy quét 3D (3D Scanner), máy scan đa chức năng   -Máy scan màn hình phẳng Flatbed: Là loại máy scan thông dụng nhất và cho chất lượng ảnh cao nhất hiện nay; Có cơ chế hoạt động tương tự với chiếc máy photocopy thông thường; Khi quét ảnh, tấm ảnh sẽ được cố định trên mặt phẳng kính, đèn quét lướt qua ảnh và đọc dữ liệu. - Máy scan dạng mobile: Thiết kế khá nhỏ gọn, dễ di chuyển, để được ở mọi vị trí, phù hợp với những đơn vị quy mô nhỏ, sử dụng tần suất vừa phải; Chỉ scan được từng tờ, không có hệ thống nạp giấy tự động. - Máy quét màn hình nạp giấy Sheetfed: Có khả năng nạp giấy tự động từng trang giống máy in Chất lượng hình ảnh chỉ ở mức trung bình; Không quét được các tài liệu đã đóng thành cuốn. - Máy scan ADF: Có chức năng nạp giấy tự động và trang bị khay nạp giấy tiện lợi; Thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng, cơ chế hoạt động tương tự các dòng máy với những chức năng cơ bản cần thiết; Chất lượng ảnh và dữ liệu sau scan khá ổn. - Máy quét sách - Scan Book: Sử dụng công nghệ SEEtm hiện đại bậc nhất, cho hình ảnh rõ nét tới 2 mm tính từ gáy sách. - Máy quét 3D (3D Scanner): Có thể dễ dàng quét được những vật thể 3 chiều đơn giản, sản phẩm scan sẽ được hiển thị dưới dạng 3D; Chủ yếu phục vụ cho các ngành công nghiệp giải trí, sản xuất phim, thiết kế đồ họa, in ấn, làm video. - Máy scan đa chức năng: Gồm nhiều tiện ích từ scan, print, fax, photocopy... dưới nhiều hình thức dạng in màu hoặc đen trắng. Sử dụng máy in, máy photocopy, máy quét Để máy ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào máy; Với máy photocopy, không vận hành máy liên tục quá 2 giờ sẽ gây nóng máy quá mức dẫn đến chất lượng bản in không tốt, tiêu tốn nhiều điện năng; Bật cài đặt chế độ ngủ cho máy. Chỉ sử dụng máy khi cần thiết. Sử dụng chế độ in hai mặt và kết hợp hình ảnh; Nên chọn chế độ in sao 2 mặt để tiết kiệm 50% nguồn nguyên liệu nếu tài liệu không yêu cầu về mặt hình thức quá cao; Nên sử dụng hộp mực chính hãng, khi hết mực nên mua mới chính hãng hộp mực bằng cách mua mực chính hãng và nạp vào máy thay vì việc sử dụng hộp mực có một lần rồi thải bỏ; Nên tắt nguồn điện nếu không sử dụng máy nhiều ngày. Nên tắt nguồn máy trước khi tháo lắp bất cứ bộ phận nào. Không nên liên tục tắt/bật máy vì sẽ khiến máy nhanh hỏng, hãy chờ khoảng 10 - 15 giây trước khi muốn bật lại; Không để bụi phủ lên máy hoặc các tấm phim nhựa phủ lên máy vì điều này có thể gây cản trở sự tỏa nhiệt và gây thiệt hại đến máy. MÁY TÍNH Máy tính (máy vi tính, Computer, PC) là một thiết bị cá nhân để lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu công việc. Đối với một công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều cần phải trang bị những thiết bị này cho các nhân viên để phục vụ công việc xử lý văn bản và thông tin với tốc độ và sự chính xác cao, dung lượng lưu trữ lớn. Lựa chọn máy tính Máy tính (máy vi tính, Computer, PC) là một thiết bị cá nhân để lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu công việc. Đối với một công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều cần phải trang bị những thiết bị này cho các nhân viên để phục vụ công việc xử lý văn bản và thông tin với tốc độ và sự chính xác cao, dung lượng lưu trữ lớn.   Một số loại máy tính phổ biến nhất trên thị trường gồm máy tính để bàn (Desktop computers), máy tính xách tay (Notebook computers), máy tính bảng (Tablet computers):
Phân loại Đặc điểm
Máy tính để bàn Là một dạng máy tính cố định, được giữ nguyên tại một vị trí, có cấu tạo lớn hơn so với máy tính xách tay, có dung lượng lớn hơn và tốc độ xử lý công việc nhanh hơn.
Máy tính xách tay Có thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn đầy đủ chức năng, trọng lượng tương đối nhẹ, tiện lợi mang theo mọi lúc, mọi nơi.
Máy tính bảng Có màn hình cảm ứng có kích thước từ 7 inch trở lên, có thể sử dụng bút cảm ứng đa năng hoặc sử dụng ngón tay để thực hiện các thao tác thông tin thay cho bàn phím và chuột như ở máy tính xách tay.
Xác định nhu cầu và mục đích sử dụng để chọn mua loại máy tính cho phù hợp. Chọn mua máy tính có cấu hình phù hợp tùy theo từng vị trí, khối lượng công việc. Với máy tính để bàn, cần xem kĩ về cấu hình để xem máy tính có phù hợp để sử dụng không. Kích thước màn hình: Nên lựa chọn những chiếc máy tính có màn hình trong khoảng từ 18 - 21 inch hoặc màn hình led phẳng sẽ có độ tương phản cao, dễ sử dụng. Chip vi xử lí CPU: Với nhân viên văn phòng, chỉ cần máy tính có chip dual-core tốc độ từ 2,3 - 3 Ghz là có thể xử lí tốt mọi công việc. Với nhân viên thiết kế đồ họa thì cần máy có cấu hình cao, nên chọn máy tính có CPU từ core i3 - core i7. Ổ cứng: Ổ cứng có 2 loại là HDD và SSD, dung lượng trung bình từ 500GB - 5TB. Nếu không cần lưu dữ liệu nhiều thì hãy chọn máy tính dung lượng từ 500GB - 1T. Card đồ họa: Với người không hay chơi game hoặc dùng thiết kế đồ họa nhiều thì bạn không nên mua card rời, chỉ cần card tích hợp là đủ. Chọn main và cổng USB 3.0 để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính hiệu quả hơn. Với máy tính xách tay, lựa chọn sản phẩm máy tính xách tay có nhãn năng lượng, cũng nên lựa chọn phù hợp theo mục đích và nhu cầu sử dụng. Các loại laptop thường được phân chia theo cấu tạo và kích thước màn hình:
Kích thước màn hình Đặc điểm
11 - 12 inch Là dòng máy mỏng và nhẹ nhất, có cân nặng dưới 1,2 kg.
13 - 14 inch Trọng lượng trung bình từ 1,2 - 2,5 kg.
15 inch Kích thước phổ biến nhất, nặng 2,5 - 5 kg.
  17 - 18 inch Là loại màn hình lớn nhất, bộ vi xử lý mạnh, màn hình cho chất lượng cao, thường được trang bị CPU quad-core-điện áp cao, card đồ họa rời mạnh mẽ và nhiều ổ đĩa lưu trữ.
Sử dụng máy tính Chỉ tắt máy tính khi không sử dụng trong thời gian trên 5 giờ bởi việc bật/tắt máy thường xuyên cũng có thể gây tổn hại cho máy tính. Giảm độ sáng màn hình. Kích hoạt tất cả các tính năng tiết kiệm năng lượng có trên hệ thống máy tính, màn hình và các thiết bị kết nối. Nên dùng các thiết bị phần cứng ít tiêu thụ năng lượng. Chỉ sử dụng các thiết bị kết nối bên ngoài như máy in, loa, webcam khi cần thiết. Sử dụng màn hình LCD để tiết kiệm điện năng hơn và cung cấp hiển thị chất lượng hơn. Thoát các chương trình không cần thiết. Lựa chọn chế độ tắt máy phù hợp (shut- down, restart, standby). Nên nâng cấp máy tính với một ổ đĩa SSD sẽ hỗ trợ giảm mức sử dụng năng lượng một cách đáng kể, đồng thời giúp tăng cường hiệu năng tổng thể của toàn bộ hệ thống rất hiệu quả. Kiểm tra, bảo trì máy tính thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả MÀN HÌNH MÁY TÍNH Màn hình là một trong những bộ phận gây hao tổn điện năng nhất của máy tính. Màn hình lớn hơn, độ phân giải cao sẽ có mức tiêu thụ điện năng cao hơn so với màn hình nhỏ hơn, độ phân giải thấp. Do đó, màn hình máy tính là một trong những bộ phận quan trọng mà bạn cần chú ý   Lựa chọn màn hình máy tính: Chọn mua màn hình máy tính được dán nhãn năng lượng; Hiện nay, trên thị trường, màn hình máy tính có 02 hình dạng chính là màn hình cong và màn hình phẳng:
Phân loại Đặc điểm
  Màn hình cong Hiển thị bao quanh góc nhìn thực tế, từ đó sẽ cho phép nhiều nội dung được thấy hơn so với màn hình phẳng.
Màn hình phẳng Là loại màn hình truyền thống và sử dụng phổ biến trên hầu hết các loại thiết bị từ điện thoại, laptop, tivi.
Chọn mua màn hình máy tính có kích thước tùy vào từng đối tượng và nhu cầu làm việc:
Nhu cầu Kích thước màn hình
  Nhu cầu đồ họa 24 - 27 inch  
 Nhu cầu lập trình 20 - 30 inch  
 Nhu cầu chơi game 22 - 27 inch  
 Nhu cầu sử dụng thông thường                  19 - 21 inch
Chú ý độ phân giải và loại màn hình. Độ phân giải màn hình là một thông số rất quan trọng đối với màn hình, độ phân giải cao và phù hợp sẽ đem lại hình ảnh sắc nét và rõ ràng hơn. Hiện nay, có các loại độ phân giải gồm: 1366 x 768 pixel, 1600 x 900 pixel, 1920 x 1080 pixel, 2560 x 1080 pixel, 2K, 4K. Trong đó, độ phân giải 1920 x 1080 pixel là sự lựa chọn tối ưu và phổ biến nhất; Chú ý tới các thông số khác như: tỷ lệ khung hình, độ tương phản, tốc độ làm mới, độ sáng, góc nhìn; Chọn mua màn hình máy tính LCD (tiêu thụ khoảng 28W). Sử dụng màn hình máy tính Điều chỉnh độ sáng màn hình theo hướng giảm thiểu, nên giảm độ sáng màn hình xuống mức thấp nhất. Điều chỉnh độ phân giải và độ tương phản để hiển thị hình ảnh một cách chính xác và sắc nét. Thiết lập tự động tắt màn hình máy tính khi không làm việc để tiết kiệm điện năng. Thường xuyên vệ sinh màn hình máy tính.
Ý kiến

TIN TỨC - SỰ KIỆN

cong-thuong.png

cong-ttdt.png

© Copyright 2024 - Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙