Sản xuất xanh, thương mại xanh – xu hướng để phát triển bền vững

Để thúc đẩy nền sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 76/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chương trình đã được Bộ Công Thương triển triển khai trong giai đoạn 2016-2020. Ngày 24 tháng 6 năm 2020, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 thay thế Quyết định 76/QĐ-TTg với mục tiêu “Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”.

Chương trình đã xác định được 15 nhóm nhiệm vụ cụ thể: Hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh; Thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái. Đồng thời, phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dung, mua sắm bền vững; Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững; áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải. Mặt khác, đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; Tiếp cận và hỗ trợ tài chính xanh; Tăng cường hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Sản xuất xanh, mắt xích quan trọng để tăng trưởng xanh

 

Thời gian gần đây, việc đầu tư nghiên cứu công nghệ, quy trình sản xuất, vật liệu mới, năng lượng tái tạo… để đưa ra các sản phẩm xanh có ích với cộng đồng đang là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng dặt ra bài toán mới cho các doanh nghiệp Việt để phù hợp với xu thế phát triển chung và nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, thương hiệu xanh dần trở thành một khái niệm phổ biến khi người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao hơn và quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Từ đây, chuyển đổi xanh, sản xuất xanh, thương mại xanh, tiêu dùng xanh, tăng trưởng và phát triển xanh đã trở thành một xu thế tất yếu chứ không phải là một lựa chọn đối với các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế này. Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và đã khẩn trương cụ thể hóa, bắt tay thực hiện ngay những cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế. Điều này cũng đang thể hiện quyết tâm trong định hướng phát triển xanh, bền vững của Việt Nam. Trước xu thế chung của thế giới liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tiêu dùng xanh … đang đặt những đòi hỏi đối với doanh nghiệp Việt Nam, đó là làm thế nào có thể bắt kịp xu thế và tận dụng cơ hội chuyển sang sản xuất xanh, kinh doanh xanh nhằm gia tăng cơ hội tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn. Trong giai đoạn Việt Nam đang tham gia nhiều FTA trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định CPTPP, EVFTA… với cam kết sâu rộng và rất cao liên quan đến vấn đề môi trường, sản xuất xanh nên nếu doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng sang sản xuất xanh, giảm phát thải là một lợi thế để tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới.

Sx xanh tạo xu thế cạnh tranh trong môi trường xuất khẩu

Thực tế cho thấy, thương hiệu xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn giá trị vô hình, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Thời gian qua đã hiện có rất nhiều doanh nghiệp thương hiệu quốc gia đang chuyển hướng sản xuất xanh. Ngoài ra, trong các lĩnh vực khác như năng lượng các doanh nghiệp cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ chuyển sang phát triển các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo…Từ thực tiễn chuyển đổi sản xuất xanh của doanh nghiệp, Việt Nam mong muốn khuyến khích các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực lớn tiếp tục theo đuổi xanh hóa và dẫn dắt cho các doanh nghiệp khác phát triển sản xuất xanh, kinh doanh xoanh mà Chính phủ cũng như Chương trình Thương hiệu quốc gia đang định hướng. Hiện nay, Chính phủ đã khẳng định và quyết tâm hướng tới phát triển kinh tế thân thiện với môi trường. Để đạt các mục tiêu đề ra, Chính phủ cần đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân hướng tới sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, qua đó giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *