Kinh nghiệm phát triển Thương mại điện tử tại một số quốc gia và bài học cho Việt Nam.

 Hoa kỳ

Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về nhiều lĩnh vực, là nền kinh tế lớn nhất thế giới, sở hữu những công ty thành công nhất thế giới, nơi tạo ra các nhà cung ứng và sử dụng dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử vào mức cao nhất thế giới. Riêng kinh tế dịch vụ chiếm khoảng 65 – 70% GDP, công nghiệp chiếm khoảng 25 – 30% GDP, nông nghiệp khoảng 1% GDP… Trong năm 2007, kinh tế dịch vụ chiếm khoảng 78,6%, kinh tế công nghiệp chiếm 20,4% GDP, nông nghiệp chiếm 0,9%.

Mỹ có vai trò chi phối thế giới trong nhiều lĩnh vực như tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, tư vấn v.v.

Theo đánh giá của EIU về mức độ sẵn sàng của kinh doanh điện tử, Mỹ luôn là quốc gia đứng top 5 thế giới về chỉ số tổng hợp sẵn sàng kinh doanh điện tử và, nhiều chỉ số đứng đầu thế giới như chỉ số kết nối Internet, môi trường kinh doanh, sự chấp nhận điện tử và môi trường pháp lý.

Một số công ty của Mỹ đứng hàng đầu thế giới về thương mại điện tử, nhờ sự kết hợp ứng dụng những điều kiện nội tại của nền kinh tế Mỹ, sự khai thác có hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử và những công ty này cũng đóng góp vào phát triển thị trường cung cầu dịch vụ hỗ trợ cho Mỹ và toàn cầu

Amazon.com vua bán lẻ trực tuyến, tượng đài của thương mại điện tử

Tập đoàn Amazon vừa là điển hình nhà sử dụng các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử thành công để tiến hành trên toàn cầu, vừa là nhà cung cấp nhiều dịch vụ thương mại điện tử quan trọng cho Mỹ và thế giới.

Amazon.com, Inc là một công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ. Trụ sở chính tại thành phố Seattle, bang Washington, đây là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Hoa Kỳ, với doanh số bán hàng trên mạng Internet gấp gần ba lần so với doanh thu của hãng xếp hạng nhì trong cùng lĩnh vực Staples. Inc tại thời điểm tháng 1 năm 2010.

Amazon.com bắt đầu như là một hiệu sách trực tuyến, nhưng nhanh chóng đã đa dạng hoá lĩnh vực bán lẻ của mình, bán cả DVD, CD, tải nhạc MP3, phần mềm máy tính, trò chơi video, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ gỗ, thực phẩm, và đồ chơi. Amazon đã thành lập trang web riêng tại Canada, Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc. Nó cũng cung cấp vận chuyển quốc tế với các nước nhất định cho một số sản phẩm của mình.

Sự thành công của Amazon.com đến từ nhiều lý do, một trong những nguyên nhân cơ bản là Amazon.com khai thác rất tốt hệ thống các dịch vụ thương mại điện tử, đồng thời Amazon.com còn xây dựng và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử ở Mỹ.

Ebay.com

Tập đoàn Ebay là câu chuyện ứng dụng thành công trong thương mại điện tử và đấu giá trực tuyến trên toàn cầu. Ebay là bài học về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và sử dụng công nghệ thông tin và để thành công trong thời gian ngắn nhất.

Tập đoàn eBay là một công ty của Mỹ, quản lý trang Web eBay.com, một website đấu giá trực tuyến hàng đầu thế giới. Website này cho phép mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ. Ngoài trụ sở tại Mỹ, hiện eBay còn có chi nhánh tại 30 quốc gia khác như Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Hồng Koong, Hàn Quốc… và cả Việt Nam. Tập đoàn eBay cũng sở hữu nhiều công ty nhỏ trong đó có hai công ty cung cấp dịch vụ TMĐT rất nổi tiếng là PayPal (cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến) và Skype (cung cấp dịch vụ truyền thông an toàn).

Paypal là một công ty hoạt động trong lĩnh vực, chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet thay thế cho các phương thức truyền thống sử dụng giấy tờ như séc và các lệnh chuyển tiền. Đến cuối tháng 6 năm 2003, PayPal đã có hơn 31 triệu người sử dụng, và số tiền giao dịch lên đến 2,8 tỷ USD trong 1 quý, tương đương 360 USD/giây.

Cùng với Google, eBay, Amazon.com là những công ty dot-com thành công nổi tiếng, PayPal là một trong số rất ít các công ty dot-com hùng mạnh bởi sự phát triển nhanh chóng.

Verisign, Thawte, Geotrust, GoDaddy, Startcom, Cacert

Đây là những công ty cung ứng dịch vụ hỗ trợ TMĐT cho doanh nghiệp và người mua hàng, các công ty, chủ yếu nhất là các dịch vụ tên miền, dịch vụ chứng thực website tin cậy, dịch vụ chứng thực CKS.

VeriSign là một công ty của Mỹ, trong lĩnh vực Internet và truyền thông. Website của công ty là verisign.com. Công ty có khoảng 2225 nhân viên, tổng doanh số năm 2009 là trên 1 tỉ đô la Mỹ, thu nhập thuần khoảng 245 triệu đô la Mỹ.

Verisign cung cấp dịch vụ an toàn giao dịch và thương mại điện tử. Verisign là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực số (CA) để hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin an toàn.

Trung Quốc

Trước năm 2005, thương mại điện tử của Trung Quốc cũng chưa phát triển. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, ba trở ngại chính của là thanh toán qua mạng không thuận lợi, thiếu chính sách thuế và sự yếu kém của dịch vụ chứng thực điện tử.

+ Thanh toán qua mạng đóng vai trò quan trọng trong thương mại điện tử. Song sự an toàn, thuận tiện cũng như hiệu quả của loại hình này là một đòi hỏi không thể thiếu. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề đó ở Trung Quốc vẫn chưa cao.

Mặt khác, do thiếu các chế tài bảo vệ của pháp luật, trọng tài kinh tế và sự hiểu biết về trách nhiệm pháp lý nên rất khó khăn khi có tranh chấp xảy ra. Thêm vào đó, hiệu quả thanh toán qua mạng của Trung Quốc vẫn còn rất thấp, thời gian thanh toán qua ngân hàng thường kéo dài (khoảng 10 ngày), chi phí lại cao…

+ Thứ hai là vấn đề thuế. Trong khi TMĐT là một loại hình kinh doanh hoàn toàn mới, khác xa so với các loại hình truyền thống, Trung Quốc vẫn chưa có chính sách thuế cho lĩnh vực này. Bản báo cáo của Bộ Thương mại đề xuất với chính phủ các dự thảo luật phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển thương mại điện tử trong tương lai.

+ Trở ngại thứ ba là hạn chế trong hệ thống dịch vụ chứng thực điện tử của Trung Quốc. Trong số các tập đoàn cung cấp dịch vụ này cho thương mại điện tử nước này, khoảng 1.000 tập đoàn là làm việc theo lối truyền thống với chất lượng dịch vụ không cao. Do vậy, nhu cầu phải cung cấp một dịch vụ giao nhận và giao dịch nhanh chóng hiện đại đang rất bức thiết tại Trung Quốc.

Trong thời gian gần đây, nhờ những cố gắng của chính phủ trong việc khuyến khích và hỗ trợ thương mại điện tử cho các tập đoàn kinh doanh truyền thống, Trung Quốc cũng đã có những thành quả đáng kể.

Những công ty Internet và hàng đầu của Trung Quốc là Tencent với hơn 523 triệu tài khoản, số vốn lên tới 36 tỷ đô la Mỹ, Baidu với 28 tỷ đô la Mỹ. Nhiều công ty Interrnet lớn của Trung Quốc như Tencent, Alibaba.com hay Sohu hoàn toàn lấn lướt các công ty nước ngoài và giữ thế thống trị trong ngành thương mại điện tử trị giá trên 330 tỷ đô la Mỹ (năm 2008) và trên 450 tỷ đô la Mỹ (năm 2009), tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Alibaba.com

Nhà cung cấp thương mại điện tử cho các doanh nghiệp theo mô hình B2B qua cung cấp dịch vụ tham gia sàn giao dịch điện tử, các dịch vụ thanh toán điện tử, và một số dịch vụ hỗ trợ khác như DV tìm kiếm, dịch vụ đấu giá điện tử.

Tập đoàn Alibaba là một công ty kinh doanh điện tử trên nền Internet bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh, bán lẻ trực tuyến, thanh toán trực tuyến, các dịch vụ phần mềm và nhiều dịch vụ cộng đồng khác. Hiện Alibaba đã mở rộng tới hơn 240 quốc gia và khu vực, với số lượng nhân viên hơn 17.000 người, sở hữu sáu công ty con là Alibaba.com, alipay.com, aliexpress.com, taobao.com, Yahoo! China và Alisoft. Alibaba.com hiện nay là một trong những web lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực B2B.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của sàn giao dịch Alibaba.com như một cổng giao dịch thương mại cho tất cả người bán và người mua. Ngoài ra, Alibaba.com còn duy trì các hoạt động cộng đồng như phân phối tin tức, thống kê các báo cáo theo ngành, thành lập các diễn đàn thảo luận trực tuyến, tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đánh giá xu hướng kinh doanh và cung cấp các dịch vụ thanh toán, vận chuyển, xác thực uy tín doanh nghiệp.

Alibaba.com vừa đóng vai trò là một công ty kinh doanh vừa là nhà cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ và TMĐT cho các doanh nghiệp. Trong hệ thống các công ty con của tập đoàn Alibaba có taobao.com: mô hình C2C, đối thủ chính của Ebay ở Trung Quốc về đấu giá trực tuyến, Alipay.com: mô hình thanh toán trực tuyến, đối thủ chính của PayPal về thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc, Yahoo! China: mô hình cổng thông tin; Alisoft.com: chuyên về phần mềm quản lý kinh doanh Internet cung cấp cho các DNNVV, Aliexpress.com: mô hình B2C khởi động tháng 4/2010 cho thị trường quốc tế.

Alibaba.com không những đóng vai trò hỗ trợ phát triển và TMĐT tại Trung Quốc mà còn tạo ra sự hỗ trợ cho tất cả các quốc gia, khu vực và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ do Alibaba.com cung cấp.

Baidu.com

Công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm cho người mua, doanh nghiệp

Một công ty Internet của Trung Quốc cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên Internet, thành lập năm 2000. Hiện công ty có trên 6250 người, hoạt động chủ yếu thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Koong và Việt Nam. Doanh số đạt 651 triệu NDT (khoảng 100 triệu đô la Mỹ).

Baidu cung cấp nhiều dịch vụ như tìm kiếm bản đồ (map.baidu.com), tin tức (baidu news), chia sẽ bí quyết công nghệ (baidu knows), tìm kiếm nhạc mp3 (Baidu MP3 search), tìm kiếm hình ảnh, video, mạng xã hội… Mặc dù được đánh giá là website tìm kiếm số 1 ở Trung Quốc, baidu.com đang ngày càng cạnh tranh gay gắt với nhiều tên tuổi khác đang cung cấp dịch vụ tìm kiếm Internet tại Trung Quốc như Google Hong Koong, Yahoo! China, Bing, Sina, Sohu, Tencent, Taobao…

Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia khu vực châu Á có nền kinh tế phát triển cao. Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2009.

Ngay từ năm 1999, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng “Đạo luật cơ bản về thương mại điện tử”. Chính sách đi kèm với đạo luật này đó là “Chính sách toàn diện cho thương mại điện tử” với mục tiêu chính phủ đóng vai trò tích cực trong toàn cầu hóa của kinh doanh điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử như một phương tiện để thực hiện đổi mới cơ cấu của ngành công nghiệp của nó và tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty Hàn Quốc.

Một số công ty của Hàn Quốc:

+ Naver.com là công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm hàng đầu của Hàn Quốc với thị phần trên 70%, so với 2% của Gooogle.com. Naver.com được đánh giá là công cụ tìm kiếm thứ 5 trên thế giới, sau Google.com, Yahoo, Baidu và Bing

+ Gmarket.com.kr là công ty đấu giá điện tử số một của Hàn Quốc. Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụ mở gian hàng cho các DNNVV. Doanh số khoảng 22,5 triệu đô la Mỹ (năm 2005) với trên 500 nhân viên. Công ty này đã được Ebay đề nghị mua lại năm 2009 với giá 1,2 tỷ Won (khoảng 120 triệu đô la Mỹ). Hiện Gmarket được xếp hạng thứ 19 về mức độ truy cập theo đánh giá của Alexa ở Hàn Quốc, 2093 trên phạm vi toàn cầu.

+ EC plaza là cổng thông tin B2B của Hàn Quốc, thành lập năm 1996, có trên 400.000 doanh nghiệp là thành viên. EC Plaza cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh, dịch vụ EDI, dịch vụ liên quan đến thương mại ngoại tuyến cho DNNVV.

+ EC21.com là một sàn giao dịch B2B khá nổi tiếng của Hàn Quốc với khẩu hiệu Global B2B Marketplace. EC21 được thành lập năm 1996 dưới hình thức một dự án của Phòng Thương Mại Quốc Tế Hàn Quốc. Từ tháng 5/2000, EC21 tách thành một công ty độc lập, trong đó Website www.EC21.com hoạt động với vai trò trung gian trong thị trường thương mại quốc tế giữa người mua và người bán. EC21 đáp ứng nhu cầu tìm kiếm hàng hoá, dịch vụ; quảng cáo hàng hoá, dịch vụ đối với cả thế giới. EC21 đem lại cơ hội kinh doanh với hơn 500 nghìn chào hàng trực tuyến và 400 nghìn sản phẩm được giới thiệu bởi gần 37 nghìn doanh nghiệp từ hơn 220 quốc gia. Hàng ngày, có khoảng 1 triệu người tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên EC21. Website www.Ec21.com của công ty cho phép tìm kiếm thông tin và giúp doanh nghiệp thành viên trực tiếp đăng ký và quản lý danh mục sản phẩm của họ.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của các quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về thương mại điện tử được phân tích ở trên có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong quá trình phát triển TMĐT để có thể đạt hiệu quả cao nhất như sau:

Một là, Nhà nước cần xây dựng và ban hành những chính sách và khung pháp lý thông thoáng, tạo một môi trường ổn định, đảm bảo tin cậy cho các hoạt động giao dịch điện tử nói chung và nói riêng. Việc phát triển lâu dài đòi hỏi phải mở rộng thị trường ra nước ngoài. Việc mở rộng này không nên đơn thuần chỉ cung cấp một trang web đa ngôn ngữ như một số site B2B hiện nay mà phải làm cho nó phù hợp với tình hình thực tế, văn hóa của các thị trường nhắm tới.

Hai là, để phát triển và ứng dụng thương mại điện tử, phải đồng thời nâng cao được các yếu tố cả về cơ sở vật chất (môi trường kinh doanh, mức độ kết nối Internet) vừa nâng cao nhận thức doanh nghiệp, người dùng, cải thiện môi trường pháp lý, môi trường văn hóa và xã hội, phát triển các ngành dịch vụ thương mại điện tử.

Ba là, các quốc gia phát triển và thương mại điện tử thường sở hữu nhiều công ty cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Những công ty thành công thường ở các quốc gia có chỉ số đánh giá dịch vụ hỗ trợ cao. Những công ty này đồng thời cũng là nhà cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử, gắn kết cung ứng dịch vụ thương mại điện tử với hoạt động chủ yếu của công ty.

Bốn là, mỗi quốc gia, nền kinh tế cần phải có nhanh chóng xây dựng những công ty hàng đầu cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử trước khi có sự xâm nhập của công ty nước ngoài.

Năm là, đối với các công ty bán hàng nên gắn với cung cấp một số các dịch vụ thương mại điện tử quan trọng, vừa tạo ưu thế riêng cho mình và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khác tham gia vào các giao dịch thương mại điện tử.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *