Hiệp định Thương mại tự do – Doanh nghiệp Hải Phòng cần biết “CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH CPTPP”

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapo, Việt Nam, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapo, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

Bên  cạnh đó, CPTPP là một Hiệp định mở (living  agreement)  nên trong tương lai CPTPP có thể kết nạp thêm thành viên.

  1. Tiến trình thành lập

Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Brunei, Chile, New Zealand, Singapo và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4.

Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị không phải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, các nước Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP.

Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt. Sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Yokohama (Nhật Bản).

Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành 12.

Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Át-lan-ta, Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2015. Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, Niu Di-lân.

Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 01 năm 2017, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP. Trước sự kiện này, các nước TPP còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi nhằm thống nhất được hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trong bối cảnh mới.

Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội dung cốt lõi

Ngày 08 tháng 3 năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê.

  1. Thủ tục ký kết, phê chuẩn và có hiệu lực

Sau khi ký kết, các nước đã tiến hành thủ tục phê chuẩn theo  quy định pháp luật của mình. Theo quy định về hiệu lực, Hiệp định CPTPP có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày mà ít nhất sáu nước ký kết hoặc ít nhất 50 phần trăm số nước ký kết của Hiệp định thông báo với Cơ quan lưu chiểu (Niu Di-lân) bằng văn bản về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết của nước đó. Các thỏa thuận song phương cũng sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Đối với những nước đã ký Hiệp định nhưng chưa tiến hành phê chuẩn Hiệp định vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực với 6 nước  đầu tiên đã hoàn tất việc phê chuẩn, Hiệp định sẽ có hiệu lực với nước đó sau 60 ngày kể từ ngày thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu về việc đã hoàn thành các thủ tục nội bộ. Ngày 30  tháng 12 năm 2018, CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối  với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn  tất thủ tục phê chuẩn, gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Ca-na-đa, Ốt-xtrây-lia và Niu Di-lân. Ngày 12 tháng 11 năm  2018, Quốc hội Việt Nam  đã phê chuẩn CPTPP với  100% số phiếu tán thành. Theo đó, Hiệp định đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 14 tháng 01 năm 2019. Hiện nay, 4 nước gồm Chi-lê, Bru-nây, Ma-lai-xia  và Pê-ru vẫn đang trong quá trình tiến hành các thủ tục phê chuẩn nên CPTPP chưa chính thức có hiệu lực đốivới những nước này.

  1. Thông tin chung về Hiệp định CPTPP
  • Mối quan hệ và sự khác nhau giữa CPTPP và TPP

Nội  dung của Hiệp định CPTPP  thực chất là nội dung của  Hiệp định TPP nhưng được tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ trong Hiệp  định TPP (gồm 11 nghĩa vụ liên quan  tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2  nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm  của Chính  phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương  mại  dịch vụ xuyên biên giới, Dịch  vụ Tài chính, Viễn  thông, Môi  trường, Minh  bạch  hóa và Chống tham  nhũng). Việc tạm  hoãn  này để giúp  bảo đảm  sự cân bằng về quyền  lợi và  nghĩa  vụ của 11 nước thành viên còn lại khi  Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. Ngoài ra, các nước thành viên  CPTPP cũng ký với nhau một số cam kết, thỏa thuận song  phương dưới hình thức các thư, thư  trao đổi và bản  ghi  nhớ  liên quan  đến  các nội  dung thuộc quan tâm riêng của mình theo hướng được  phép có  những linh  hoạt hoặc một khoảng thời gian chuyển đổi nhất định để thực thi một số cam kết của Hiệp định.

Bảng 1:

Những điểm khác biệt chính giữa Hiệp định CPTPP và Hiệp định TPP

Lĩnh vực Hiệp định CPTPP Hiệp định TPP
Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại Các nước không có nghĩa vụ phải rà soát định kỳ ngưỡng miễn thuế đối với hàng phát chuyển nhanh Các nước phải định kỳ rà soát ngưỡng miễn thuế đối với hàng chuyển phát nhanh có tính đến các yếu tố liên quan như tỉ lệ lạm phát, chi phí hành chính của việc thu thuế khi so sánh với số thuế, chi phí giao dịch qua biên giới, ảnh hưởng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc các yếu tố khác liên quan đến thu thuế hải quan…
Đầu tư – Cơ chế “Nhà đầu tư kiện Nhà nước” (ISDS) không điều chỉnh Hợp đồng đầu tư và chấp thuận đầu tư.

– Riêng với Niu Di-lân, Việt Nam đã ký thư trao đổi mang tính đối xử có đi có lại, theo đó cơ chế ISDS sẽ không áp dụng giữa hai nước.

Cơ chế “Nhà đầu tư kiện Nhà nước” (ISDS) có điều chỉnh Hợp đồng đầu tư và chấp thuận đầu tư
Dịch vụ tài chính Các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chính hoạt động tại Việt Nam không được phép sử dụng cơ chế ISDS để kiện Chính phủ Việt Nam về việc vi phạm nghĩa vụ về tiêu chuẩn đối xử tối thiểu. Các nước cam kết dành cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tiêu chuẩn đối xử tối thiểu. Nghĩa vụ này thuộc phạm vi điều chỉnh của cơ chế ISDS.
Viễn thông Tạm hoãn nghĩa vụ cho phép doanh nghiệp khiếu nại quyết định của cơ quan quản lý. Cho phép doanh nghiệp khiếu nại quyết định của cơ quan quản lý.
Thương mại điện tử Các nước CPTPP thống nhất giữ nguyên toàn bộ nội dung của Chương Thương mại điện tử trong TPP. Tuy nhiên, do Việt Nam đang xây dựng các quy định mới liên quan đến an ninh mạng nên các nước đã ký thư song phương với Việt Nam với nội dung chấp nhận sẽ không khiếu kiện Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực đối với những biện pháp được cho là vi phạm các nghĩa vụ về lưu chuyển thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử và đặt hệ thống máy chủ tại nước sở tại – Đối với nghĩa vụ liên quan đến lưu chuyển thông tin xuyên biên giới bằng phương tiện điện tử: Các nước phải cho phép việc lưu chuyển thông tin xuyên biên giới bằng các phương tiện điện tử, bao gồm cả thông tin cá nhân, nếu việc lưu chuyển này phục vụ cho hoạt động kinh doanh của một pháp nhân được bảo hộ. – Đối với nghĩa vụ liên quan đến đặt hệ thống máy chủ tại nước sở tại: Các nước không đặt ra yêu cầu phải sử dụng hoặc đặt hệ thống máy chủ trên lãnh thổ của nước mình như là điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh.

– Đối với việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp: Trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ không chịu sự điều chỉnh của các điều khoản của chương Giải quyết tranh chấp của Hiệp định đối với các nghĩa vụ về không phân biệt đối xử sản phẩm số, tự do lưu chuyển thông tin xuyên biên giới và đặt máy chủ.

Mua sắm Chính phủ – Đối với điều kiện tham dự thầu: Các nước tạm hoãn điều khoản về thống nhất cách hiểu rằng các cơ quan mua sắm có thể thúc đẩy sự tuân thủ của pháp luật nước mình với các quyền lao động quốc tế trong quá trình đấu thầu

– Đối với việc đàm phán trong tương lai: Các nước tạm hoãn việc đàm phán mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với chương mua sắm chính phủ trong vòng 3 năm. Thay vào đó, các nước sẽ bắt đầu tiến hành đàm phán 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.

– Đối với điều kiện tham dự thầu: Các nước TPP đưa ra các quy tắc, quy trình nhằm bảo đảm tính công bằng, công khai và minh bạch. Ngoài ra, các nước cũng thống nhất cách hiểu các cơ quan mua sắm có thể thúc đẩy sự tuân thủ của pháp luật nước mình với các quyền lao động quốc tế trong quá trình đấu thầu.

– Đối với việc đàm phán trong tương lai: Trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các nước phải bắt đầu đàm phán nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm cả ở cấp địa phương

Dịch vụ qua biên giới Tạm hoãn nghĩa vụ không được trợ cấp chéo trong dịch vụ bưu chính, bảo đảm nhà cung cấp dịch vụ bưu chính không được lạm dụng vị trí độc quyền. Các nước không được trợ cấp chéo trong dịch vụ bưu chính, bảo đảm nhà cung cấp dịch vụ bưu chính không được lạm dụng vị trí độc quyền.
Môi trường Tạm hoãn nghĩa vụ ngăn chặn hành vi khai thác và buôn bán động thực vật hoang dã trái một luật áp dụng khác. Luật áp dụng khác được hiểu là luật pháp của một nước mà việc khai thác và buôn bán động thực vật hoang dã xảy ra và chỉ liên quan đến vấn đề liệu những động, thực vật hoang dã đã được khai thác và buôn bán có trái với luật pháp nơi đó. Các nước có nghĩa vụ ngăn chặn hành vi khai thác và buôn bán động thực vật hoang dã trái một luật áp dụng khác. Luật áp dụng khác được hiểu là luật pháp của một nước mà việc khai thác và buôn bán động thực vật hoang dã xảy ra và chỉ liên quan đến vấn đề liệu những động, thực vật hoang dã đã được khai thác và buôn bán có trái với luật pháp nơi đó.
Sở hữu trí tuệ Tạm hoãn 11 nghĩa vụ liên quan đến: Đối xử quốc gia, Đối tượng có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế, Điều chỉnh thời hạn bằng sáng chế do sự chậm trễ không lý do của cơ quan cấp bằng sáng chế, Điều chỉnh thời hạn bảo hộ sáng chế do bị rút ngắn bất hợp lý, Bảo hộ dữ liệu thử nghiệm bí mật hoặc dữ liệu bí mật khác , Sinh phẩm, Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, Các biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, Thông tin quản lý quyền, Bảo hộ tín hiệu cáp và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, và Chế tài pháp lý và khu vực an toàn.Ngoài ra, các nước đã ký thư song phương cho phép Việt Nam có thêm linh hoạt trong việc thực hiện 2 nghĩa vụ Bảo hộ dữ liệu thử nghiệm bí mật hoặc dữ liệu bí mật khác đối với nông hóa phẩm và Các biện pháp liên quan tới việc lưu hành một số dược phẩm nhất định. Các nước có nghĩa vụ thực thi 11 cam kết liên quan đến: Đối xử quốc gia, Đối tượng có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế, Điều chỉnh thời hạn bằng sáng chế do sự chậm trễ không lý do của cơ quan cấp bằng sáng chế, Điều chỉnh thời hạn bảo hộ sáng chế do bị rút ngắn bất hợp lý, Bảo hộ dữ liệu thử nghiệm bí mật hoặc dữ liệu bí mật khác, Sinh phẩm, Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, Các biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, Thông tin quản lý quyền, Bảo hộ tín hiệu cáp và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, và Chế tài pháp lý và khu vực an toàn.
Minh bạch hóa và chống tham nhũng Các nước không có nghĩa vụ phải tiến hành các biện pháp liên quan đến công bằng về thủ tục trong quá trình lên danh mục và xác định mức bồi hoàn cho các dược phẩm và thiết bị y tế theo các chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia do các cơ quan chăm sóc y tế quốc gia thực hiện. Các nước đưa ra các nguyên tắc để bảo đảm sự minh bạch hóa và công bằng về thủ tục đối với dược phẩm và thiết bị y tế trong quá trình lên danh mục và xác định mức bồi hoàn đối với các dược phẩm và thiết bị y tế.
Tính hiệu lực của Hiệp định CPTPP có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày mà ít nhất sáu nước ký kết hoặc ít nhất 50% số nước ký kết của Hiệp định thông báo với nước lưu chiểu (Niu Di-lân) bằng văn bản về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết của nước đó. Các thỏa thuận song phương cũng sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Đối với những nước đã ký Hiệp định nhưng chưa tiến hành phê chuẩn Hiệp định vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực với 6 nước đầu tiên đã hoàn tất việc phê chuẩn, Hiệp định sẽ có hiệu lực với nước đó sau 60 ngày kể từ ngày thông báo bằng văn bản cho nước lưu chiểu về việc đã hoàn thành các thủ tục nội bộ

TPP có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày tất cả các thành viên thông báo bằng văn bản cho nước lưu chiểu về việc đã hoàn tất quá trình phê chuẩn hiệp định.Nếu trong vòng 02 năm kể từ ngày ký mà các nước không thực hiện thông báo theo cách thứ nhất nhưng có ít nhất 6 nước thành viên chiếm ít nhất là 85% GDP của 12 nước thì Hiệp định sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi kết thúc thời hạn 2 năm đó.

Nếu Hiệp định không thể có hiệu lực theo 2 cách nói trên, thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ít nhất 6 nước thành viên chiếm ít nhất 85% GDP của 12 nước thông báo bằng văn bản cho cơ quan lưu chiểu rằng đã hoàn tất quá trình phê chuẩn.

Doanh nghiệp thương mại Nhà nước và độc quyền chỉ định Đối với Ma-lai-xi-a:

– Các cam kết liên quan đến Petronas có hiệu lực từ ngày CPTPP có hiệu lực.

– Các nước ký thư song phương với Ma-lai-xi-a nhất trí không kiện nước này ra cơ chế giải quyết tranh chấp trong vòng 5 năm đối với các nghĩa vụ liên quan đến việc Petronas dành đối xử ưu đãi cho các hàng hóa và dịch vụ được liệt kê từ (a) đến (l). Sau thời hạn 5 năm đó, các nước sẽ tiến hành tham vấn để thống nhất hành động phù hợp.

Đối với Ma-lai-xi-a:

– Các cam kết liên quan đến Petronas có hiệu lực từ ngày TPP được ký kết.- Petronas có thể đối xử ưu đãi đối với các doanh nghiệp Ma-lai-xi-a trong mua hàng hóa hoặc dịch vụ khi tham gia vào các hoạt động khai thác và thăm dò ga và khí trên lãnh thổ Ma-lai-xi-a, trừ các hàng hóa và dịch vụ sau: (a) Thu thập dữ liệu địa chấn; (b) dịch vụ định hướng khoan, dịch vụ Gyro trong khi khoan, dịch vụ định vị trong khi khoan và dịch vụ đo đạc trong khi khoan; (c) các dịch vụ liên quan đến xi măng hóa; (d) động cơ tuốc bin khí và các dịch vụ liên quan đến bảo dưỡng và sửa chữa; (e) dịch vụ van điều khiển; (f) ống thép dẫn dầu OCTG; (g) dịch vụ động cơ điện cảm ứng; (h) hệ thống điều khiển phân tán; (i) dịch vụ biến áp; (j) thép kết cấu; (k) ống dẫn; và (l) ống công nghiệp.

Mở cửa thị trường dịch vụ – đầu tư Đối với Bru-nây:

Các cam kết liên quan đến ngành than có hiệu lực từ ngày CPTPP có hiệu lực.

Đối với Ca-na-đa:

Các nước ký thư song phương với Ca-na-đa cho phép nước này có thể thông qua hoặc áp dụng các yêu cầu mang tính phân biệt đối xử đối với nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà đầu tư đóng góp về tài chính cho phát triển nội dung của Ca-na-đa; và các biện pháp hạn chế tiếp cận nội dung nghe nhìn trực tuyến của nước ngoài.

Đối với Bru-nây:

Các cam kết liên quan đến ngành than có hiệu lực về ngày TPP được ký kết.

Đối với Ca-na-đa:

Ca-na-đa bảo lưu quyền ban hành và duy trì bất kỳ biện pháp nào ảnh hưởng đến công nghiệp văn hóa và có mục đích hỗ trợ, trực tiếp hoặc gián tiếp, việc sáng tạo, phát triển, hoặc khả năng tiếp cận biểu diễn hoặc nội dung nghệ thuật của Ca-na-đa, ngoại trừ: a)  yêu cầu phân biệt đối xử đối với nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà đầu tư đóng góp về tài chính cho phát triển nội dung của Ca-na-đa; và b) các biện pháp hạn chế tiếp cận nội dung nghe nhìn trực tuyến của nước ngoài.

 

  • Vấn đề pháp lý và thể chế thực thi hiệp định

Để đảm bảo việc thực thi  cũng  như  hướng dẫn thực hiện và  giải quyết quan ngại từ  người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các  cơ  quan  quản lý, Hiệp định CPTPP thiết lập Hội  đồng CPTPP gồm quan chức ở cấp Bộ  trưởng hoặc các quan chức cấp cao. Hiệp định cũng đề ra nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng  này. Các nội dung chính bao gồm:

  1. Hội đồng CPTPP

Các  nước  quyết  định  thành  lập  Hội  đồng  CPTPP  để  giám  sát  việc  thực  hiện  các nghĩa  vụ  của  Hiệp  định  cũng  như  thực  hiện  một  số  nhiệm  vụ  khác  mà  Hiệp  định yêu cầu.

  1. Rà soát Hiệp định

Hội  đồng  CPTPP  sẽ  tiến  hành  rà  soát  tình  hình  hoạt  động  của  Hiệp  định  theo định  kỳ  để  bảo  đảm  xử  lý  các  vướng  mắc  phát  sinh.  Cũng  như  các  Hiệp  định khác,  CPTPP  có  thể  được  sửa  đổi  hoặc  điều  chỉnh  nhưng  phải  tuân  thủ  quy  trình pháp lý của các nước thành viên.

  1. Thiết lập đầu mối thông tin liên lạc

Mỗi  nước  có  nghĩa  vụ  phải  thiết  lập  đầu  mối  thông  tin  liên  lạc  và  thông  báo  cho các nước còn lại.

  1. Báo cáo về tiến trình liên quan đến các biện pháp chuyển đổi

Các  nước  được  hưởng  thời  gian  chuyển  đổi  cho  một  số  nghĩa  vụ  và  phải  thông báo  về  tình  hình  thực  hiện  các  nghĩa  vụ  đó.  Điều  này  giúp  cho  quá  trình  thực hiện  các  nghĩa  vụ  của  Hiệp  định  trở  nên  minh  bạch  và  rõ  ràng  hơn.  Ngoài  ra,  cơ chế  này  cũng  sẽ  đưa  ra  lời  cảnh  báo  cần  thiết  trong  trường  hợp  có  nước  không thực thi nghĩa vụ theo đúng thời hạn cam kết.

  • Tổng quan Hiệp định CPTPP:
  1. a) Xét trên khía cạnh vĩ mô:

Đây là Hiệp định bao trùm một khu vực kinh tế lớn (Châu Á-Thái Bình Dương) tạo nên mối liên kết sâu rộng về kinh tế, thương mại đối với các quốc gia trong khối liên minh. Hiệp định CPTPP được ký kết đã tạo nên một bước tiến mới về các cải cách thể chế đang rất cần thiết đối với nền kinh tế được đánh giá là suy thoái như hiện nay.

Thành công của CPTPP sẽ gây ra một sức ép lớn đối với EU, khiến EU phải sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương với Mỹ.

Đồng thời CPTPP cũng gây sức ép lớn lên các nước như Trung Quốc và Ấn Độ trong việc hoàn tất các thỏa thuận thương mại khu vực. Vào thời điểm vòng đàm phán thương mại toàn cầu Doha kéo dài qua vẫn chưa thoát khỏi thế bế tắc, trong khi Mỹ và EU chuyển trọng tâm sang các thỏa thuận khu vực, CPTPP được đánh giá là mở ra kỷ nguyên mới cho tự do hóa thương mại toàn cầu.

CPTPP đã dánh dấu sự đóng góp tích cực trong việc thay đổi cuộc đối thoại kinh tế mang tầm vóc toàn cầu.

Các cải cách về chính sách với quy mô lớn nhằm mở rộng thị trường thương mại thúc đấy tăng trưởng kinh tế các quốc gia thành viên một cách đồng đều, hòa hợp.

  1. b) Xét trên khía cạnh vi mô:

Việc mở rộng thị trường tạo ra các cơ hội về kinh tế dựa trên quy mô và chuyên môn hóa. Cụ thể, với sự hội nhập sâu rộng hơn các doanh nghiệp bắt buộc phải cải cách, phải chuyên môn hóa hơn để tăng khả năng cạnh tranh. Kết quả là sự đổi mới và năng suất được cải thiện.

Người tiêu dùng sẽ được hưởng những lợi ích trực tiếp khi tiếp cận các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Các nhà sản xuất cũng sẽ thu lợi từ thuế thương mại hạ xuống. Việc thúc đẩy thương mại sẽ giúp giảm các tổn thất phát sinh từ quan liêu tại hay xuyên biên giới liên quan tới các sản phẩm thương mại.

  • Quy mô thị trường các nước thuộc CPTPP

Theo Bộ Công thương, Tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nước đối tác trong CPTPP là gần 2.500 tỷ USD. Hiện Việt Nam mới xuất khẩu sang các nước này khoảng 42 tỷ USD, chiếm khoảng 1,7% tổng nhập khẩu của các nước. Như vậy, dư địa cho xuất khẩu của nước ta sang các thị trường này còn rất lớn. Nhiều thị trường và đối tác trong CPTPP có cơ cấu xuất nhập khẩu mang tính bổ sung lớn với Việt Nam.

Bảng Thông tin về các nước đối tác CPTPP của Việt Nam (*)
TT Các nước đối tác CPTPP GDP (Triệu USD) Dân số
(Triệu người)
Kim ngạch nhập khẩu của nước đối tác FTA (Triệu USD)
Nhập khẩu từ thế giới Nhập khẩu từ Việt Nam (**) Tỷ trọng (%)
1 Nhật Bản 4.872.135 126,4 671.921 18.534 2,8%
2 Australia 1.379.548 25,2 228.580 3.844 1,7%
3 New Zealand 201.485 4,9 40.115 590 1,5%
4 Chile 277.042 19,6 65.162 889 1,4%
5 Brunei 12.743 0,4 2.720 15 0,6%
6 Malaysia 314.497 32,1 195.149 5.234 2,7%
7 Singapore 323.902 5,6 327.689 3.358 1,0%
8 Canada 1.652.412 37,2 441.729 3.918 0,9%
9 Mexico 1.149.236 123,7 432.153 4.616 1,1%
10 Peru 215.224 32,2 39.856 402 1,0%
TOTAL 10.398.224 407 2.445.074 41.400 1,7%
(*) Số liệu năm 2017

(**) Số liệu nhập khẩu từ Việt Nam thống kê giá trị CIF theo nước nhập khẩu, nguồn Trademap

  • Phạm vi tham gia

Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của CPTPP được xem là “bị quy định” bởi ít nhất 03 yếu tố sau:

  1. a) CPTPP – Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Về nguyên tắc, các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreements – FTA) đòi hỏi mức độ cam kết mở cửa sâu hơn các cam kết mở cửa thương mại thông thường (thể hiện chủ yếu ở các lĩnh vực phải cam kết mở cửa rộng hơn, mức độ mở cửa như cắt giảm thuế quan, loại bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường…).

Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hoạt động thương mại trên thế giới đã chứng kiến 03 thế hệ các FTA, bắt đầu từ các FTA thế hệ thứ nhất tập trung ở việc tự do hóa lĩnh vực thương mại hàng hóa (cắt giảm thuế quan, loại bỏ các rào cản phi thuế), sang các FTA thế hệ thứ hai với việc mở rộng phạm vi tự do hóa sang các lĩnh vực dịch vụ nhất định (xóa bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực dịch vụ liên quan), và FTA thế hệ thứ ba tiếp tục mở rộng phạm vi tự do về dịch vụ, đầu tư.

Các hiệp định FTA trong thời gian gần đây (đặc biệt là các FTA mà Hoa Kỳ đàm phán) chứng kiến một xu hướng mới trong đó không chỉ những lĩnh vực thương mại mở cửa được đề cập mà cả những vấn đề phi thương mại như lao động, môi trường cũng được đưa vào đàm phán và ký kết.

  1. b) CPTPP – Sự phát triển của P4

Với “nền tảng” là Hiệp định P4, CPTPP được dự kiến là mở rộng và đa dạng hóa các lĩnh vực cam kết mà P4 đã đề cập. Theo một logic tự nhiên CPTPP được suy đoán có phạm vi rộng hơn P4.

Trong khi đó P4 đã có cam kết mạnh về thuế quan và nhiều vấn đề phi thuế quan như (xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh…và cả những vấn đề phi thương mại như lao động, môi trường). Vì vậy CPTPP mới chắc chắn sẽ có phạm vi lớn hơn nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *