– Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
– Quyết định số 4917/QĐ-BCT ngày 29/12/2017 của Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương triển khai kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
– Quyết định số 681/QĐ-TTg, ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.
– Quyết định số 889/QĐ-TTg, ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc qia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030.
– Quyết định số 3529/QĐ-BCT ngày 30/12/2020 của Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.
– Kế hoạch 219/KH-UBND ngày 4/9/2020 của UBND thành phố Hải Phòng thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030
- Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững.
Các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam bao gồm 17 mục tiêu, trong đó có 115 mục tiêu cụ thể.
Về đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững bao gồm 9 mục tiêu cụ thể như sau:
- Quyết định số 4917/QĐ-BCT ngày 29/12/2017 của Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương triển khai kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
Quyết định ban hành danh mục 15 mục tiêu về phát triển bền vững thực hiện giai đoạn 2017-2020 được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể và phân công cho 20 đơn vị thuộc Bộ để thực hiện;
Trong giai đoạn 2021 – 2030, Bộ Công Thương sẽ triển khai các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Về kinh phí thực hiện chương trình:
– Các đơn vị chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật
– Kinh phí thực hiện kế hoạch hành động bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và nguồn vốn nước ngoài, bao gồm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn khác.
– Kinh phí được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Quyết định số 681/QĐ-TTg, ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.
Quyết định đề ra lộ trình thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững như: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững; ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai…
Về mục tiêu đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững:
Quyết định nêu rõ: Đối với những mục tiêu chưa có lộ trình, các bộ, cơ quan được phân công chủ trì có kế hoạch, chương trình cụ thể để thực hiện đối với từng mục tiêu phù hợp với yêu cầu của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Quyết định số 889/QĐ-TTg, ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc qia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030.
Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Giảm 7 – 10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất chính như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy, chế biến thủy hải sản và một số ngành sản xuất khác; 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững; 100% tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy; 90% tỉnh/ thành phố xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương hoặc lồng ghép nội dung thực hiện Chương trình vào các văn bản chính sách, pháp luật tại địa phương; 70% tỉnh/thành phố có đơn vị phụ trách, chủ trì thực hiện Chương trình.
Để triển khai thực hiện, Chương trình đã xác định được 15 nhóm nhiệm vụ cụ thể: Hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh; Thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái. Đồng thời, phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dung, mua sắm bền vững; Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững; áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải. Mặt khác, đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; Tiếp cận và hỗ trợ tài chính xanh; Tăng cường hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Nguồn vốn thực hiện Chương trình
– Kinh phí để thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, tài trợ, các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác;
– Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm huy động, quản lý nguồn lực kinh phí được huy động từ các nguồn vốn nói trên theo quy định hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình;
– Hàng năm, đảm bảo bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
- Quyết định số 3529/QĐ-BCT ngày 30/12/2020 của Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030
Quyết định phân kỳ và phân công nhiệm vụ thực hiện 15 nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên do Bộ Công Thương chủ trì của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững
Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo, tái sinh
Thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế để tái chế, tái sử dụng
Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và đẩy mạnh áp dụng mô hình và liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm
Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững
Thúc đẩy dán nhãn sinh thái và chứng nhận nhãn sinh thái
Phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
Mua sắm bền vững (mua sắm công)
Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và lối sống bền vững
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đối với chất thải
Truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững
Khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững
Tài chính xanh thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững
Hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững
Các đơn vị căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao lồng ghép các hoạt động về sản xuất tiêu dùng bền vững của mình vào các kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của đơn vị.
Các đơn vị chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện Kế hoạch hành động.
Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm các đơn vị đề xuất, xây dựng các đề án, nhiệm vụ cho năm sau gửi về Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ TKNL) để tổng hợp và báo cáo Lãnh đạo Bộ xét duyệt.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ đặc thù tại địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình và chủ động đề xuất lãnh đạo địa phương bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện.
- Kế hoạch 219/KH-UBND ngày 4/9/2020 của UBND thành phố Hải Phòng thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030
Kế hoạch đề ra danh mục 12 nhiệm vụ, trong đó bao gồm 43 nhiệm vụ cụ thể
Kinh phí thực hiện chương trình:
– Được bố trí, huy động từ các nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương, Ngân sách thành phố, vốn viện trợ, vốn tài trợ, các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn huy động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm huy động, quản lý nguồn lực kinh phí được bố trí, huy động từ các nguồn vốn nói trên theo quy định hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
– Hàng năm, đảm bảo bố trí nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.