MÔ HÌNH PHÒNG HỌC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng

FTAs Hải Phòng

Thương mại điện tử Hải Phòng

Logistics Hải Phòng

CỔNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Home TIN TỨC - SỰ KIỆN

MÔ HÌNH PHÒNG HỌC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

21-08-2023 09:50 AM

           Môi trường “trường học” và “gia đình” là nơi giáo dục, rèn luyện, tập cho trẻ hình thành thói quen, ý thức tự giác tiết kiệm điện tốt nhất. Từ lâu, lĩnh vực an toàn giao thông đã được một số điểm trường lồng ghép vào một số buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa… để tuyên truyền về an toàn giao thông cho các em học sinh và đã hình thành được thói quen rất tốt đối với các em. Lĩnh vực tiết kiệm điện cũng vậy, có tầm quan trọng không kém, vì vậy cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng đã sớm đưa chủ trương này vào trường học để giáo dục, rèn luyện các em tiết kiệm điện ngay từ nhỏ. Tại Hải Phòng đã triển khai thực hiện chủ trương tiết kiệm điện thông qua các hoạt động: - Phát tờ rơi, tờ gấp, sổ tay, khẩu ngữ, băng rôn tuyên truyền tiết kiệm điện với nhiều thông tin và hình ảnh hữu ích, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ giúp các em tiếp cận nhanh. - Tổ chức buổi ngoại khóa, hướng dẫn các em cách sử dụng các thiết bị điện trong gia đình tiết kiệm tối ưu theo hình thức truyền đạt sáng tạo để trẻ dễ dàng nhận thức và tiếp thu, theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”. - Đưa chương trình giáo dục tiết kiệm điện vào môn học - Nâng cấp cơ sở hạ tầng, áp dụng các giải pháp về chiếu sáng Các hoạt động trên đã mang lại hiệu quả tích cực trong chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành giáo dục. Tuy nhiên các hoạt động này chưa được mở rộng phạm vi thực hiện tại tất cả các trường học trên địa bàn thành phố. Các trường học mới chỉ thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn học sinh sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, áp dụng các giải pháp chiếu sáng chưa được thực hiện phổ biến tại các trường học.           Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng mà vẫn tạo ra một môi trường sạch đẹp thoải mái nhất cho tất cả học sinh và giáo viên nhà trường vẫn luôn là vấn đề luôn được quan tâm. Thống kê cho thấy, năng lượng dành cho chiếu sáng chiếm 30% năng lương tiêu thụ trong trường học. Do đó, điều khiển chiếu sáng hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả chiếu sáng tại các lớp học và các không gian khác trong trường. Tại các trường học, tạo ra không gian chiếu sáng chuẩn để đảm bảo an toàn thị lực cho trẻ là ưu tiên hàng đầu. Chiếu sáng trường học chuẩn sẽ đảm bảo chất lượng ánh sáng cho nhu cầu học tập của học sinh tạo môi trường học tập tốt, bảo vệ mắt phòng tránh bệnh cận thị, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Tại Việt Nam, qua quá trình khảo sát tình hình chiếu sáng tại các trường học, nhận thấy nhiều trường học hiện nay không đủ độ sáng, ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Đồng thời qua thông tin điều tra của Bộ y tế trên 5,536 học sinh tiểu học, trung học cơ sở cho thấy: tỷ lệ học sinh tiểu học bị cận thị là gần 6%, gần 15% với học sinh trung học cơ sở. Tỷ lệ cận thị ở học sinh nữ cao hơn nam giới, đặc biệt là tỷ lệ cận thị ở khu vực nội thành cao hơn ngoại thành. Với mong muốn đem lại ánh sáng chuẩn, an toàn cho từng lớp học góp phần bảo vệ thị lực cho các em, phạm vi bài viết này đề xuất mô hình phòng học sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm các tiêu chí sau: *Phòng học chiếu sáng đạt chuẩn

  1. Sử dụng bóng đèn led

Giải pháp chiếu sáng học đường tốt là giải pháp chiếu sáng đảm bảo về độ rọi ánh sáng, đồng đều, không gây chói lóa, không gây sấp bóng, loáng quạt, đặc biệt tạo môi trường ánh sáng tiện nghi tạo cảm giác hưng phấn tiếp thu bài học và tiết kiệm điện năng. Căn cứ vào Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114:2008 ECGÔNÔMI - Chiếu sáng nơi làm việc - Phần 1: trong nhà, độ rọi cho chiếu sáng học đường được thể hiện trong bảng sau:  

STT Các chỉ tiêu Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 7114:2008
1 Độ rọi (Lux) -          300 (Trên bàn) -          500 (Trên bảng)
2 Hiệu suất năng lượng (W/m2) Khuyến khích sử dụng thiết bị tiết kiệm điện

* Từ chỉ tiêu trên, phòng học đạt tiêu chuẩn về chiếu sáng khi sử dụng bóng đèn LED tuýp T8 18W. Bóng đèn led tuýp có ưu điểm vượt trội như sau:

  • Dễ dàng lắp đặt và sử dụng với thiết kế chỉ cần một máng đèn LED với đấu mối 2 đầu đơn giản. Với lưới điện giờ cao điểm rất yếu, rất thấp nhưng đèn hoàn toàn có thể hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả chiếu sáng tốt cho không gian bởi dải điện lưới hoạt động rộng từ 60-220V.
  • Ánh sáng đèn trung thực, tự nhiên và tốt cho mắt, không gây hiện tượng lóa, mỏi mắt có thể giảm dần thị lực của con người rất nguy hiểm
  • Đèn tuýp LED T8 1m2 18W liền mángcòn được tích hợp nguồn sáng nhờ nguồn vỏ khuếch đại, tiết kiệm đến 50% chi phí đầu tư và 60% nguồn điện tiêu thụ hàng tháng.
  • Đèn có khả năng hạn chế khí thải cũng như những độc hại phát ra như khí CO2, thủy ngân hay lưu huỳnh, nên được coi là sản phẩm cho sức khỏe và thời đại cực tốt.
  • Tuổi thọ bóng đèn cao đặc biệt trong điều kiện lắp đặt phù hợp và được sử dụng đúng cách.

* Số lượng bóng cho một phòng học: qua khảo sát tính toán, với một phòng học diện tích 54M2 thì cần 20 bóng đèn led tuýp T8 18W sẽ đáp ứng đủ tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114:2008 ECGÔNÔMI

  1. Cách lắp đặt bóng đèn:

- Các dãy đèn nên bố trí song song với hướng nhìn và cửa để hạn chế phản xạ lóa mắt. - Các bóng đèn được treo theo độ cao cách trần lớp học 80cm và treo thấp hơn so với quạt trần *Thiết kế phòng học Theo tiêu chuẩn Việt Nam  TCVN 3907:2011 “Trường Mầm non – Yêu cầu thiết kế”, TCVN 8793:2011 “Trường Tiểu học – Yêu cầu thiết kế”, TCVN 8794:2011 “Trường Trung học – Yêu cầu thiết kế”,

  1. Trường mầm non:

- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời trực tiếp hướng Tây; - Đảm bảo tiêu chuẩn diện tích: từ 1,50 m2/trẻ đến 1,80 m2/trẻ nhưng không được nhỏ hơn 36m2/phòng đối với nhóm trẻ và 54m2/phòng đối với lớp mẫu giáo; chiều cao thông thủy 3,3m

  1. Trường tiểu học:

- Khối phòng học cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp nhận ánh sáng tự nhiên; đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời hướng Tây; - Diện tích phòng học được xác định với tiêu chuẩn 1,25 m2 /học sinh, chiều cao thông thủy từ 3,3 đến 3,6m. - Chiều cao từ mặt sàn đến mép dưới bảng từ không nhỏ hơn 0,65 m và không lớn hơn 0,8 m. (Nếu điều kiện cho phép, cần thiết kế bảng có thể di chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng để phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật) - Độ cao của mép dưới bảng không nhỏ hơn 0,4 m. 5.2.7 - Phòng học phải thiết kế có hai cửa ra vào, một cửa bố trí ở đầu lớp, một cửa bố trí ở cuối lớp. Cửa đi phải thiết kế hai cánh, có chiều rộng không nhỏ hơn 1,0 m và mở ra phía hành lang. (Trường hợp lớp học hòa nhập cho học sinh khuyết tật, chiều rộng thông thủy cửa đi không nhỏ hơn 1,20 m).

  1. Trường trung học:

- Diện tích phòng học được xác định với tiêu chuẩn 1,5 m2 /học sinh, chiều cao thông thủy từ 3,3 đến 3,6m. - Chiều rộng phòng học và phòng học bộ môn không nhỏ hơn 7,20 m. - Chiều cao từ mặt sàn đến mép dưới của bảng không nhỏ hơn 0,8 m và không lớn hơn 1,0 m. (Nếu điều kiện cho phép, cần thiết kế bảng có thể di chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng để phù hợp với đối tượng học sinh là người khuyết tật. Độ cao của mép dưới bảng không nhỏ hơn 0,40 m.) - Phòng học phải thiết kế có hai cửa ra vào, một cửa bố trí ở đầu lớp, một cửa bố trí ở cuối lớp. Cửa đi phải thiết kế hai cánh, có chiều rộng không nhỏ hơn 1,0 m và mở ra phía hành lang. (Trường hợp lớp học hòa nhập cho học sinh khuyết tật, chiều rộng thông thủy cửa đi không nhỏ hơn 1,20 m). III. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện

  1. Điều hòa nhiệt độ

Điều hòa (máy lạnh) tiết kiệm điện (Inverter) đơn giản là dòng máy lạnh sử dụng công nghệ hiện đại kĩ thuật số. Toàn bộ việc điều tiết độ lạnh trong phòng của máy được kiểm soát thông qua bộ mạch điện tử vi xử lí thông minh thay cho công nghệ sử dụng rờ le cảm biến nhiệt của các dòng máy lạnh thông thường. Mức tiết kiệm điện dao động từ 30 – 90% điện năng so với các loại máy lạnh thông thường sử dụng công nghệ rờ le cảm biến nhiệt độ . Về khoản tiết kiệm điện này nếu so sánh với số tiền thanh toán hằng tháng chỉ bằng 1/3 so với dòng Non-Inverter thông thường Cho phép chạy ở mức 120-125% công suất khi phòng chưa đủ lạnh trong vòng 45-1h . Sau khi đủ lạnh thì sẽ giảm ở mức 50-75% công suất tùy theo bộ biến tầng kiểm soát.

  1. Quạt điện

          - Đối với quạt trần: lắp đặt cao hơn so với bóng điện để tránh gây lóa và sấp bóng . - Đối với quạt treo tường: chọn vị trí lắp không quá cao vì sẽ giảm hiệu quả làm mát, cũng không lắp quá thấp làm giảm phạm vi làm mát của quạt.

  1. Tivi

       Sử dụng loại tivi màn hình Led, được chiếu sáng bởi công nghệ Light Emiiting. LED không có các chất hóa học độc hại như thủy ngân. Ưu điểm của LED TV so với ti vi thông thường: - Cho hình ảnh sáng hơn với độ tương phản cao và màu đen sâu hơn - Tiết kiệm được 40% điện năng tiêu thụ - Hiển thị được gam màu rộng hơn - Không gây ô nhiễm môi trường sau khi hết thời gian sử dụng…

  1. Máy chiếu

- Một chiếc máy chiếu có đèn chiếu LED chỉ có công suất tiêu thụ khoảng 75-100W điện. Bóng đèn máy chiếu led, 80% năng lượng chuyển thành quang năng, chỉ 20% chuyển thành nhiệt năng hao phí. Đều này kéo theo việc làm mát cho LED tốt hơn nhiều. Nhờ vậy, độ ồn của hệ thống máy chiếu LED cũng thấp hơn so với các máy chiếu thông thường. Đây là lợi thế rất lớn trong một phòng học.

  1. Máy vi tính

Một máy tính có cấu hình cao tiêu thụ điện nhiều hơn so với máy tính để bàn cùng loại có cấu hình thấp hơn. Một số loại máy tính vẫn tiêu thụ điện ở chế độ tạm nghỉ, trong khi các loại khác chỉ tiêu thụ khoảng 20 W. Màn hình thông thường có bóng đèn hình (CRT) 14” tiêu thụ khoảng 35W trong khi đó màn hình tinh thể lỏng (LCD) 14” chỉ tiêu thụ khoảng 4,5W. Thông thường, một màn hình đèn 17” sẽ tiêu thụ điện năng hơn 22% mức tiêu thụ điện năng của màn hình 14”. Vì vậy khi chọn máy vi tính cho lớp học nên chọn loại như sau: - Sử dụng máy có cấu hình phù hợp với mục đích sử dụng. - Tắt hẳn máy khi không sử dụng. - Khi mua máy tính mới nên kiểm tra mức tiêu thụ điện năng ở chế độ tạm nghỉ. - Sử dụng màn hình LCD thay vì màn hình CRT. *Có kiến thức về sử dụng thiết bị tiêu thụ năng lượng

  1. Đèn

 - Đèn chiếu sáng là thiết bị tiêu thụ điện phổ biến nhất trong các phòng học. Sử dụng đèn chiếu sáng hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm điện trong trường học. - Khi lắp đèn nên sử dụng máng/chóa, sẽ phát huy hiệu quả chiếu sáng của bóng đèn. Thường xuyên vệ sinh máng/chóa để đèn luôn phát huy hiệu quả chiếu sáng, vì nếu để bụi, đèn có thể giảm từ 10% - 20% độ sáng. - Tắt đèn khi không sử dụng; Tắt bớt hoặc dùng chiết áp giảm độ sáng đèn khi sử dụng ti vi, máy chiếu

  1. Quạt

 - Quạt là thiết bị làm mát phổ biến nhất trong các trường học ở Việt Nam. Mỗi lớp học thường có 2 đến 4 quạt trần cùng với 2 đến 4 quạt treo tường. Các loại quạt làm mát này thường chiếm khoảng 30% điện năng tiêu thụ bình quân trong mỗi lớp học. - Tắt quạt khi không sử dụng - Sử dụng chức năng xoay đảo hướng gió để làm mát tuần tự các vị trí trong phòng thay vì cùng bật nhiều quạt; - Chọn tốc độ và chế độ phù hợp; - Thường xuyên vệ sinh cánh quạt, lồng quạt, ổ trục, cơ cấu đảo gió và tra dầu vào ổ bạc trục động cơ (2 tháng/lần);

  1. Ti vi

Trong các lớp học hệ mầm non và tiểu học, ti vi thường được sử dụng từ 2 đến 4 giờ/ngày và tiêu thụ khoảng 6% điện năng. Lựa chọn ti vi phù hợp và sử dụng đúng cách không chỉ tiết kiệm điện mà còn giúp tăng tuổi thọ thiết bị. Ti vi màn hình phẳng là loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay với 3 loại công nghệ chính là Plasma TV, LCD TV và LED TV Ngoài ra, một thông số quan trọng khi lựa chọn TV là chiều dài đường chéo màn hình (tính bằng inch). Khoảng cách tối ưu từ vị trí ngồi xem TV tới màn hình được tính bằng 3 - 5 lần chiều dài đường chéo. - Tắt ti vi khi không sử dụng - Tắt ti vi bằng nút nguồn trên máy (không tắt bằng điều khiển từ xa) - Chỉnh âm lượng ở mức đủ nghe - Đặt độ tương phản, màu sắc và độ sáng ở mức 50%

  1. Máy vi tính

- Chỉnh âm lượng (Volume) ở mức vừa đủ nghe; - Chuyển sang chế độ chờ khi tạm dừng; - Cài đặt chế độ tiết kiệm năng lượng cho máy vi tính.

  1. Điều hòa nhiệt độ

-   Cài đặt nhiệt độ trong lớp học 25-27oC nhưng không chênh quá 5oC so với bên ngoài - Chỉ sử dụng chế độ làm mát nhanh hoặc đặt chế độ quạt mạnh nhất trong khoảng 3 phút đầu tiên - Bật chế độ điều chỉnh gió đa hướng (swing) hoặc kết hợp với quạt - Đóng kín các cửa phòng sử dụng điều hòa và hạn chế ra vào phòng; - Vệ sinh các tấm lưới lọc bụi và các giàn trao đổi nhiệt ít nhất 2 lần/ năm và bảo dưỡng máy ít nhất 1 lần/năm -  Tắt điều hòa trước  30 phút khi không sử dụng

  1. Máy chiếu

- Không nên di chuyển máy chiếu khi nó đang hoạt động. Bóng đèn khi hoạt động yêu cầu phải luôn cố định. Rung động cơ học mạnh có thể làm nổ bóng chứa hơi thủy ngân áp suất cao hoặc làm hỏng con chíp DLP. Do đó, nên hạn chế dịch chuyển máy khi đang trình chiếu. - Luôn đảm bảo hệ thống làm mát hoạt động tốt. Hiện nay đa số các loại máy chiếu trên thị trường sử dụng phương pháp làm mát bằng quạt. Để may lanh sharp không bị quá nhiệt trong khi hoạt động, hệ thống làm mát phải thường xuyên được làm vệ sinh. Hãy làm sạch tấm lọc và quạt tản nhiệt theo định kỳ để loại bỏ bụi bẩn gây nóng máy. - Hãy đợi cho máy dừng hoạt động hẳn rồi mới rút nguồn và di chuyển. Điều này đảm bảo cho bóng đèn có thời gian để nguội. Việc di chuyển máy khi bóng đèn còn nóng làm giảm đáng kể tuổi thọ của bóng. Hãy học thói quen kiên nhẫn khi sử dụng máy chiếu vì điều đó giúp bạn tiết kiệm khá nhiều tiền sửa chữa.           - Tránh sử dụng máy trong phòng quá nóng. Việc sử dụng máy chiếu nhiều giờ liền trong điều kiện nhiệt phòng từ 33 độ C trở lên rất dễ gây ra hiện tượng máy tự ngắt do quá nhiệt. Trong trường hợp này, hãy sử dụng các biện pháp làm mát hỗ trợ bên ngoài máy, sử dụng quạt chẳng hạn.           - Không nên cho máy chạy quá sáng. Khi trình chiếu, hãy để cho máy hoạt động ở mức độ sáng vừa phải. Độ sáng càng cao, bóng đèn càng tiêu thụ nhiều năng lượng, do đó bóng càng nóng hơn. Việc phải hoạt động ở cường độ cao liên tục sẽ làm cho bóng đèn giảm độ bền.           - Hãy cho máy chạy ở chế độ Eco khi cần. Chức năng chạy Eco (tiết kiệm điện) được trang bị cho hầu như mọi loại máy chiếu hiện có trên thị trường. Khi chạy ở chế độ này, cường độ sáng mặc định sẽ giảm. Điều này giúp máy tiêu thụ điện ít hơn, đồng thời chạy mát hơn, qua đó tuổi thọ của bóng đèn sẽ được nâng cao về lâu dài.  

Ý kiến

cong-thuong.png

cong-ttdt.png

© Copyright 2024 - Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙