Hiệp định Thương mại tự do – Doanh nghiệp Hải Phòng cần biết :CHƯƠNG II. THÔNG TIN CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA ( tiếp)

Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng

FTAs Hải Phòng

Thương mại điện tử Hải Phòng

Logistics Hải Phòng

CỔNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Home TIN TỨC - SỰ KIỆN

Hiệp định Thương mại tự do – Doanh nghiệp Hải Phòng cần biết :CHƯƠNG II. THÔNG TIN CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA ( tiếp)

07-12-2021 03:38 PM
  • Thương mại hàng hóa:
  1. Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU
  • EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU;
  • Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và cá sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Bảng Tổng hợp cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng hóa quan trọng của Việt Nam
Sản phẩm Cam kết của EU
Dệt may Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm Lưu ý: Quy  tắc  xuất  xứ: phải sử  dụng  vải sản xuất tại VN Đặc biệt: được phép sử dụng thêm vải sản xuất tại Hàn Quốc
Giày dép Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Cá ngừ đóng hộp Hạn ngạch thuế quan
Gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm Hạn ngạch thuế quan
Gạo tấm Xóa bỏ thuế theo lộ trình
Sản phẩm từ gạo Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Ngô ngọt Hạn ngạch thuế quan
Tinh bột sắn Hạn ngạch thuế quan
Mật ong Xóa bỏ thuế ngay
Đường  và  các  sản  phẩm  chứa hàm lượng đường cao Hạn ngạch thuế quan
Rau củ quả, rau của quả chế biến, nước hoa quả Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay
Tỏi Hạn ngạch thuế quan
Túi xách, vali Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay
Sản phẩm nhựa Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay
Sản phẩm gốm sứ thủy tinh Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay
Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam  - Ủy ban châu Âu
  1. Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam
  • Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa của EU thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế;
  • Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế. Số dòng thuế còn lại sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%.
Bảng Tổng hợp cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm hàng hóa quan trọng của EU
Sản phẩm Cam kết của EU
Hầu hết máy móc, thiết bị, đồ điện gia dụng Xóa bỏ thuế trong vòng 5 năm
Xe  máy  có  dung  tích  xy-lanh trên 150 cm3 Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Ô tô (trừ loại có dung tích xi-lanh lớn) Xóa bỏ thuế trong vòng 10 năm
Ô tô có dung tích xi-lanh lớn (trên 3000 cm3 với loại dùng xăng hoặc trên 2500 cm3 với loại dùng diesel) Xóa bỏ thuế trong vòng 9 năm
Phụ tùng ô tô Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Dược phẩm Khoảng một nửa số dòng thuế nhóm dược phẩm sẽ được xóa bỏ thuế ngay, phần còn lại trong vòng 7 năm
Vải dệt (textile fabric) Xóa bỏ thuế ngay
Hóa chất   Khoảng 70% số dòng thuế nhóm hóa chất sẽ được xóa bỏ thuế ngay, phần còn lại trong vòng 3, 5 hoặc 7 năm.
Rượu vang, rượu mạnh, bia Xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng10 năm
Rượu và đồ uống có cồn Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Thịt lợn đông lạnh Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm
Thịt bò Xóa bỏ thuế trong vòng 3 năm
Thịt gà Xóa bỏ thuế trong vòng 10 năm
Các sản phẩm sữa Xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng 5 năm
Thực phẩm chế biến Xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng 7 năm
Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam  - Ủy ban châu Âu
  1. Hạn ngạch thuế quan
Bên cạnh thuế  nhập  khẩu, Việt Nam và EU cũng áp dụng  hạn  ngạch  thuế quan  (HNTQ)  đối với một số ít mặt  hàng có  xuất  xứ từ Bên kia.  Nội  dung cam kết  này  được  quy  định  tại  Phần B - Hạn ngạch thuế quan, Phụ lục 2-A của EVFTA, bao gồm các  nguyên  tắc chính, cam  kết cụ thể  theo từng mặt  hàng kèm theo  các quy định, yêu cầu tương ứng để được cấp HNTQ. Cam kết hạn ngạch thuế quan của EU EU  sẽ  quản  lý  HNTQ  theo  luật  của  EU,  với  mục  tiêu  tạo  thuận  lợi  thương mại giữa các Bên theo hướng tận dụng tối đa lượng HNTQ. 14  mặt  hàng  thuộc  diện  cam  kết  HNTQ  gồm:  trứng  và  lòng  đỏ  trứng  gia cầm;  tỏi;  ngô  ngọt;  gạo  đã  xát;  gạo  đã  xay;  gạo  đã  xay  đáp  ứng  yêu  cầu đúng  chủng  loại;  tinh  bột  sắn;  cá  ngừ;  surimi;  đường  và  các  sản  phẩm  khác chứa  hàm  lượng  đường  cao;  đường  đặc  biệt;  nấm;  ethanol;  và  mannitol, sorbitol, dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác. Các  mặt  hàng  có  xuất  xứ  được  nhập  khẩu  vào  EU  nằm  trong  lượng  hạn ngạch  nêu  trên  sẽ  được  miễn  thuế  nhập  khẩu.  Đối  với  lượng  ngoài  hạn ngạch  nêu  trên,  thuế  nhập  khẩu  sẽ  được  áp  dụng  theo  mức  thuế  suất ngoài hạn ngạch mà EU đang áp dụng trong khuôn khổ WTO. Cam kết HNTQ của Việt Nam Trong  khuôn  khổ  EVFTA,  Việt  Nam  vẫn  duy  trì  việc  áp  dụng  HNTQ  theo cam  kết  WTO  đối  với  lượng  hạn  ngạch,  phương  thức  quản  lý  và  các  điều khoản  và  điều  kiện  khác  liên  quan  đến  việc  phân  bổ  HNTQ.  Theo  đó,  các mặt  hàng  thuộc  diện  HNTQ  gồm:  trứng,  đường,  muối  và  lá  thuốc  lá.  Thuế suất  trong  hạn  ngạch  đối  với  các  mặt  hàng  này  sẽ  được  xóa  bỏ  dần  đều trong 11 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực.
  1. Hàng tân trang
Theo EVFTA,  hàng  tân  trang  là  hàng  hóa  được  phân  loại  tại  Chương  84, 85, 87, 90 và  9402,  ngoại  trừ  các  hàng  hóa  được  liệt  kê  tại  Phụ  lục  2-A-5 của  Hiệp  định (Danh  mục  loại  trừ  đối  với  hàng  tân  trang), theo đó hàng tân  trang  là  hàng  hóa: (i)  được  cấu  tạo hoàn  toàn  hoặc  một  phần  từ các  bộ phận  của  sản  phẩm  đã được sử  dụng  trước  đó;  (ii) có tính năng hoạt động và các  điều  kiện cũng như tuổi thọ  tương  tự  như  sản  phẩm  mới  nguyên bản và được bảo hành như hàng mới. Việt  Nam  và  EU  cam  kết  sẽ  đối  xử  với  hàng  tân  trang  như  đối  với  hàng mới  tương  tự.  Điều  này  có  nghĩa  là  Việt  Nam  cho  phép  nhập  khẩu  hàng tân  trang  có  xuất  xứ  EU  với  mức  thuế  nhập  khẩu,  các  loại  thuế  và  phí  khác tương  tự  như  hàng  mới  cùng  loại.  Cam  kết  này  không  ngăn  cản  một  bên quyền  được  yêu  cầu  dán  nhãn  đối  với  hàng  tân  trang  nhằm  tránh  gây  sự nhầm  lẫn  cho  người  tiêu  dùng.  Bên  cạnh  đó,  Việt  Nam  có  thời  gian  chuyển đổi là 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực để thực thi nghĩa vụ này.
  1. Hàng hóa sửa chữa
EVFTA  quy  định  các  bên  không  được  áp  thuế  quan  đối  với  hàng  hóa  bất kỳ  có  xuất  xứ  từ  đâu  được  tái  nhập  khẩu  vào  nước  mình  sau  khi  tạm  thời xuất  khẩu  từ  nước  mình  sang  nước  Bên  kia  để  sửa  chữa.  Tương  tự,  hàng hóa  được  tạm  thời  nhập  khẩu  từ  một  nước  thành  viên  của  Hiệp  định  để sửa chữa cũng không bị áp thuế nhập khẩu. Khái  niệm  “sửa  chữa”  ở  đây  có  nghĩa  là  bất  kỳ  hoạt  động  xử  lý  nào  thực hiện  trên  hàng  hóa  để  khắc  phục  các  khiếm  khuyết  vận  hành  hoặc  hư hỏng  vật  chất  và  tái  lập  hàng  hóa  trở  về  chức  năng  ban  đầu  hoặc  nhằm đảm  bảo  tuân  thủ  các  yêu  cầu  kỹ  thuật  cho  việc  sử  dụng  hàng  hóa  đó  mà nếu  thiếu  quá  trình  xử  lý  này  thì  hàng  hóa  không  thể  sử  dụng  một  cách bình  thường  theo  mục  đích  ban  đầu.  Sửa  chữa  hàng  hóa  cũng  bao  gồm cả việc khôi phục và bảo trì.
  1. Dược phẩm
Trong  khuôn  khổ  EVFTA, Việt Nam cam  kết cho phép  các  công  ty dược phẩm  nước  ngoài thành  lập doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước  ngoài  được nhập  khẩu  dược  phẩm mà đã có sự cho phép  của  cơ  quan có thẩm quyền Việt  Nam  về việc  tiếp thị. Các doanh  nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó được phép bán dược phẩm  được nhập khẩu  hợp pháp cho các  nhà  phân phối hoặc nhà bán  buôn  mà có quyền phân phối dược phẩm tại Việt  Nam. Ngoài  ra,  các  doanh  nghiệp  có  vốn  đầu  tư  nước  ngoài  cũng  có  các  quyền liên  quan  đến  dược  phẩm  đã  được  doanh  nghiệp  nhập  khẩu  như  sau:  (i) xây  dựng  nhà  kho  để  chứa  dược  phẩm;  (ii)  cung  cấp  thông  tin  về  dược phẩm  cho  các  chuyên  gia  chăm  sóc  sức  khỏe;  và  (iii)  thực  hiện  nghiên cứu  và  thử  nghiệm  lâm  sàng  nhằm  đảm  bảo  dược  phẩm  mà  họ  nhập  khẩu hợp pháp vào Việt Nam là thích hợp cho tiêu dùng nội địa.
  1. Cam kết về thuế xuất khẩu
Việt Nam cam kết xóa bỏ hầu hết các loại thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU, và cam kết không tăng thuế đối với các sản phẩm còn lại (trong đó có dầu thô và than đá). Trong  EVFTA, Việt  Nam  đã bảo  lưu  quyền  áp  dụng  thuế  xuất khẩu  đối  với 526 dòng  thuế, trong đó có các sản phẩm quan  trọng  như dầu thô, than đá (trừ than để  luyện cốc và than cốc),  quặng.  Đối với  các dòng  thuế  có mức thuế  xuất  khẩu hiện hành  tương đối cao, Việt Nam cam kết mức trần thuế  xuất khẩu về  20%  trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng  mănggan có mức  trần  10%). Với các sản phẩm khác, Việt Nam cam  kết xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 16 năm.
  1. Cam kết về hàng rào phi thuế
  • Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT):
Hai Bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT), trong đó Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình. Hiệp định có 01 Phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tô, trong đó Việt Nam cam kết công nhận toàn bộ Chứng chỉ hợp chuẩn đối với ô tô (COC) của EU sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực; Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “Sản xuất tại EU” (Made in EU) cho các sản phẩm phi nông sản (trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất xứ cụ thể ở một nước EU.
  • Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS):
Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật.  Đặc biệt, Việt Nam công nhận EU như một khu vực thống nhất khi xem xét các vấn đề về SPS.
  • Các biện pháp phi thuế quan khác
Hiệp định cũng bao gồm các cam kết theo hướng giảm bớt hàng rào thuế quan khác (ví dụ về cam kết về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu, thủ tục hải quan…) nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai Bên.
  1. Phụ lục về dược phẩm
  • Hiệp định có một Phụ lục riêng về dược phẩm (sản phẩm xuất khẩu quan trọng của EU, chiếm 9% tổng nhập khẩu từ EU và Việt Nam) trong đó:
  • Hai Bên cam kết về một số biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho thương mại dược phẩm giữa EU và Việt Nam;
  • Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được nhập khẩu và bán thuốc cho các nhà phân phối và các nhà bán buôn ở Việt Nam
  • Việt Nam có các cam kết về việc cho phép nhà thầu EU tham gia các gói thầu dược phẩm.
  • Quy tắc xuất xứ
  1. Cách xác định xuất xứ hàng hóa
  • Quy tắc  xuất  xứ  trong  Hiệp  định  EVFTA  không  hoàn  toàn mới đối  với doanh  nghiệp  Việt  Nam  vì  được  xây  dựng dựa trên quy tắc xuất xứ  trong Cơ chế Ưu  đãi thuế quan phổ cập  (GSP),  là cơ chế ưu  đãi  đơn  phương mà  EU dành cho các nước  kém  và  đang phát  triển (trong đó có Việt  Nam). Tuy nhiên, so với  các Hiệp định mà Việt Nam tham gia cùng ASEAN, CPTPP hoặc  các  Hiệp định  song phương khác, quy tắc xuất xứ EVFTA  có nhiều  điểm  mới  hơn hẳn về cách xác định xuất xứ, cách  diễn  đạt tiêu chí xuất xứ, cơ chế chứng nhận xuất xứ và cơ chế xác minh xuất xứ.
  • Quy tắc xuất xứ được quy định tại Nghị định thư số 1 về Xuất xứ hàng hóa đính kèm Hiệp định EVFTA và đã được nội luật hóa tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2020  của Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp  định EVFTA.  Ngoài những quy định tương tự quy tắc xuất xứ hàng  hóa tại các FTA mà Việt Nam là thành viên liên quan đến tiêu chí  xuất xứ thuần túy và không thuần túy, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA tương đối phức tạp và có một số điểm cần lưu ý sau:
Quy định hàng hóa được coi là có xuất xứ
  • Xét về  quy  trình  sản  xuất  và  nguyên  liệu  chế  biến  thì  WTO  và  các  hiệp định  quy định  hàng  hóa  có  xuất  xứ  được  phân  chia  thành  các  cấp  độ  như sau:
  • Một là  hàng hóa  có xuất  xứ thuần túy (WO):  Cấp độ  này  chủ  yếu  áp dụng  với hàng  nông sản cơ  bản  được  trồng, thu  hoạch, chăn  nuôi,  sản xuất  hoàn toàn  tại  lãnh thổ một  bên tham  gia Hiệp  định. Ví dụ: cây cà phê  được trồng  và  thu hoạch tại Việt Nam thì hạt cà phê có xuất xứ thuần túy Việt Nam.
  • Hai là  hàng hóa có xuất  xứ  nhưng không thuần túy:  Cấp  độ  này áp dụng với hàng nông  sản chế  biến và  hàng công  nghiệp  gia công  từ nguồn  nguyên  liệu có xuất xứ và nguyên liệu  không có  xuất  xứ.  Ví dụ: nước ép chanh dây được làm từ quả chanh dây Việt  Nam và  đường, chất bảo quản, các thành phần khác nhập khẩu từ  Thái  Vậy, nước ép chanh dây được gọi là có xuất xứ Việt Nam nhưng không thuần  túy.
Trong  cấp  độ  xuất  xứ  không  thuần  túy,  cũng  có  trường  hợp  hàng  hóa  được làm  từ  nguyên  liệu  hoàn  toàn  không  có  xuất  xứ.  Ví  dụ: kẹo chocolate  có xuất  xứ  Bỉ  được  làm  từ  nguyên  liệu  cacao  nhập  khẩu  từ  châu  Phi.  Bỉ  được coi  là nước  xuất xứ của kẹo chocolate khi tại  đó, cacao được chế biến, làm chuyển  đổi  cơ bản về  bản chất  hàng hóa từ một loại quả hạt  thành một loại  bánh  kẹo. Sau khi cacao nguyên  liệu  trải qua công  đoạn chế biến đầy đủ, làm chuyển đổi bản chất  hàng hóa,  chocolate  được  coi  là có xuất xứ của Bỉ nhưng không thuần túy. Tương  tự  WTO  và  nhiều  Hiệp  định  khác,  EVFTA  quy  định  hàng  hóa  được coi  là  có  xuất  xứ  khi: (1) Hàng hóa  có  xuất  xứ  thuần  túy tại một  Nước thành viên; và (2) Hàng hóa có  xuất  xứ  không  thuần  túy được tạo ra tại một Nước thành viên từ nguyên  liệu  không  có  xuất  xứ với điều kiện nguyên  iệu  đó phải trải qua  các  công  đoạn  gia  công, chế  biến  đầy  đủ  hay  còn  gọi  là công đoạn gia công, chế biến cơ bản. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy EVFTA được áp dụng
  • Hàng hóa  có  xuất  xứ  thuần  túy chủ yếu là nông sản cơ  bản  như  cây trồng, rau củ,  hoa  quả,  lợn  gà,  trứng,  sữa, mật  ong,  v.  Các  sản  phẩm này được trồng, thu  hoạch, hái lượm, chăn  nuôi,  khai thác hoàn toàn tại  nước thành  viên. Ví  dụ: giống xoài  Đài  Loan  được  trồng  tại  Việt  Nam thì  quả xoài thu hoạch  từ cây xoài trồng trên đất Việt Nam sẽ có xuất xứ thuần túy Việt Nam.
  • EVFTA quy  định  mặt  hàng  thủy  sản  vẫn  được coi  là  có  xuất  xứ  thuần túy  khi  cá,  động  vật  giáp  xác,  động vật thân  mềm  được  sinh  ra  hoặc nuôi  dưỡng  tại  nước thành viên. Tại một  số  Hiệp  định  khác,  thủy  sản được  coi  là  có xuất  xứ  thuần túy  khi  được  sinh  ra  và  nuôi  dưỡng  tại nước  thành viên.  Như vậy,  ở  đây  có  sự  khác  biệt  giữa  EVFTA  và  Hiệp định  khác  ở  quy  định  “sinh  ra  hoặc  nuôi  dưỡng”  với  quy  định  “sinh  ra và  nuôi  dưỡng  tại  nước  thành  viên”.  Ví  dụ:  trứng  cá  tầm  nhập  khẩu  từ Nga,  không  có  xuất  xứ  Việt  Nam,  sau  đó  được  ấp  nở  rồi  nuôi  dưỡng  tại Việt Nam thì cá tầm có xuất xứ thuần túy Việt Nam.
  • Đối với  mặt  hàng  thủy  sản khai  thác,  EVFTA còn quy  định về đội tàu đánh  bắt trong  đó có yêu cầu cụ thể về việc đăng ký tàu, treo cờ tàu và chủ sở hữu  tàu khai thác thủy sản. Ví dụ: cá ngừ đại dương khai thác ngoài vùng lãnh hải  bởi tàu cá Việt Nam thì  được coi là có xuất xứ thuần túy Việt Nam.
Hàng hóa  có  xuất  xứ  không  thuần  túy  được  xác  định  theo  các  tiêu chí chủ yếu (i) Tiêu chí chuyển đổi cơ bản Tiêu  chí  chuyển  đổi  cơ  bản  hoặc  đôi  khi  còn  gọi  là tiêu  chí  chuyển  đổi  mã số  hàng  hóa  (CTC) có ví  dụ  áp  dụng như  sau:  Cây  lúa  có  mã  số  phân  loại hàng  hóa  hay  còn  gọi  là  mã  số  HS  thuộc  chương  07,  sau  khi  thu  hoạch  thì sản  phẩm  của  cây  lúa  là  hạt  gạo  có  mã  HS  thuộc  chương  10.  Gạo  được sử  dụng  để  làm  thành  bún có mã  HS  tại  chương  19. Như vậy,  nguyên  liệu đầu  vào và sản  phẩm  đầu  ra  đã  thay  đổi cơ bản về  bản  chất  hàng  hóa, đã  có  sự  chuyển  đổi  từ  cây lúa thành hạt  gạo  rồi  thành  sợi  bún.  Mã  số  HS của  nguyên  liệu  đầu vào là  07  cũng  khác mã số HS của  sản  phẩm  đầu  ra là 19. Trong  trường  hợp  này,  quốc  gia  diễn ra quá trình chế biến làm thay đổi bản chất hàng hóa thì được gọi là nước xuất xứ của hàng hóa. (ii) Tiêu chí hạn mức nguyên liệu không có xuất xứ Đây  là  điểm  khác  biệt  về  tư  duy  xác  định  xuất  xứ  của EVFTA  so với  các FTA  khác  khi EVFTA  xem  xét hạn mức  lượng  nguyên  liệu không  có  xuất xứ  tối  đa  được sử dụng.  Trong  khi  đó,  các FTA  khác xác  định  xuất  xứ  hàng hóa dựa  trên  tổng  hàm  lượng  giá  trị  được  tạo  ra  trong  khối.  Cơ  sở  để  xác định  hạn  mức  trong EVFTA  dựa  trên  giá  xuất  xưởng còn  hầu  hết  các  Hiệp định khác xác định hàm lượng dựa trên giá FOB. (iii) Tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thể Tiêu  chí  công  đoạn  gia  công,  chế  biến  cụ  thể  hay  quy  trình  sản  xuất  cụ thể  (SP) tại  EVFTA  quy  định  nguyên  liệu  không  có  xuất  xứ  phải  trải  qua một  quá  trình  sản  xuất,  gia  công  hoặc  chế  biến  cụ  thể tại một  nước  thành viên  của  EVFTA.  Nếu  một  sản  phẩm  A có  tiêu  chí  WO;  sản  phẩm  B  có tiêu  chí  tỷ  lệ  phần  trăm  giá  trị  (LV);  sản  phẩm C có tiêu  chí  CTC,  sản  phẩm D  có  tiêu  chí  “LV  hoặc  CTC”  thì  sản  phẩm  E  có  quy  trình  sản  xuất  cụ  thể sẽ  không  phải  là  một  tiêu  chí  đơn  lẻ  nào  trong  bất  cứ  tiêu  chí  của  A,  B, C  hoặc  D  mà  sẽ  là  một  quy  trình  sản  xuất  được  mô  tả  trong  quy  định  cụ thể,  hoặc  là  quy  trình  sản  xuất  cụ  thể  kết  hợp  với  một  vài  các  tiêu  chí được  liệt  kê  ở  trên.  Ưu  điểm  Của  tiêu  chí  này  là  “không  thay  đổi”,  nếu  tuân theo  cùng một quy trình sản xuất thì  hàng  hoá  đạt  chuẩn  sẽ  luôn  tiếp  tục có  xuất  xứ  mà  không  phụ  thuộc  vào  chi  phí  nguyên  liệu,  nhân công và các yếu tố  đầu  vào  khác  (như  khi  áp  dụng  LV);  cũng  không  bị  ảnh  hưởng do  thay  đổi  nguồn  cung  nguyên  liệu  (là  yếu  tố  có  thể  tác  động  tới  tiêu  chí CTC).
  1. Các quy định liên quan về xuất xứ EVFTA
Cộng gộp mở rộng Tại Điều 3 Hiệp định  EVFTA, cộng gộp mở rộng được phép  áp  dụng đối với  (1) một  số thủy sản có xuất xứ từ nước  ASEAN là  đối  tác FTA của EU và (2) vải có xuất xứ Hàn Quốc với điều kiện Việt  Nam, ASEAN và Hàn Quốc có thư  thông  báo  tới  EU về  việc  áp  dụng nguyên tắc cộng gộp mở rộng và đảm bảo hợp tác hành chính trong trường hợp xác minh xuất xứ.
  • Đối với mặt hàng thủy  sản: cho phép  nuôi  trồng  một số  thủy sản từ con giống nhập khẩu (cá tầm, cá hồi)  và  linh hoạt  nguyên liệu  mực và bạch tuộc chế biến của  Việt  Nam  được  phép  sử  dụng  nguyên  liệu  có  xuất  xứ ASEAN là đối tác FTA của EU.
  • Đối với mặt hàng dệt may: được phép sử dụng vải có xuất  xứ Hàn Quốc. EVFTA cho phép vải nguyên liệu của Hàn Quốc được coi như vải có xuất  xứ  để sản xuất hàng dệt may do Hàn Quốc vừa có FTA với EU và vừa có FTA với Việt Nam. Để thực hiện  nguyên  tắc cộng  gộp này, Việt Nam, Hàn Quốc và EU cần thống  nhất  một  số nội dung  kỹ thuật  và cơ chế  xác minh xuất xứ của  vải  nguyên  liệu.  Ngày 11 tháng 12 năm  2020, Việt Nam và  Hàn  Quốc  đã  ký  thư  Thư  trao  đổi  giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ  Hàn Quốc  để triển  khai  điều khoản  cộng gộp xuất  xứ nguyên liệu dệt may giữa hai  bên trong Hiệp định EVFTA.
Hàng  hóa  được  quá  cảnh  và  chia  nhỏ  tại  nước  thứ  ba  không  thuộc lãnh thổ Hiệp định
  • EVFTA cho  phép  hàng  hóa  được  chia  nhỏ  lô  tại  nước  thứ  ba  nằm  ngoài Hiệp  định  và  vẫn  được  coi  là  không  thay  đổi  xuất  xứ  khi  có  một  số  chứng từ  chứng    Trong  trường  hợp  này,  cơ  quan  hải  quan  nước  nhập  khẩu có  thể  yêu  cầu  nhà  nhập  khẩu  xuất  trình  chứng  từ  chứng  minh  hàng  hóa nằm  trong  sự  kiểm  soát  của  hải  quan  nước  thứ  ba  và  không  bị  thay  đổi xuất xứ cụ thể:
  • Chứng từ  vận  tải  như  vận  đơn,  chứng  từ  về  việc  đánh  dấu,  đánh  số hàng hóa;
  • Chứng từ  chứng  minh  hàng  hóa  như  hóa  đơn  thương  mại,  hợp  đồng mua bán;
  • Chứng nhận  của  hải  quan  nước  thứ  ba  về  việc  hàng  hóa  không  bị  thay đổi  hoặc  chứng  từ  khác  chứng  minh  hàng  hóa  vẫn  nằm  trong  sự  kiểm soát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ lô hàng…
Đây  có  thể  coi  là  quy  định  chưa  từng  có  tiền  lệ  trong  các  FTA  trước  đó  của Việt  Nam.  Hiệp  định  Thương  mại  tự  do  giữa  Việt  Nam  và  Chi-lê  cũng  có quy định gần tương tự nhưng đến nay hầu như chưa được áp dụng. Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ EVFTA  cho  phép  sử  dụng  nguyên  liệu  không  đáp  ứng  tiêu  chí  xuất  xứ  hay còn  được  gọi  theo  thuật  ngữ  là  “Tolerance”  hoặc  “De  minimis”.  Linh  hoạt này  được  hiểu  là  hạn  mức  nguyên  liệu  rất  nhỏ  dù  không  đáp  ứng  tiêu  chí xuất  xứ  nhưng  EVFTA  vẫn  cho  phép  sử  dụng  và  hàng  hóa  vẫn  được  coi  là có xuất xứ. Mức linh hoạt này áp dụng với các mặt hàng như sau:
  • Với hàng  nông  nghiệp  (trừ  chương  01,  chương  03  và  chương  16):  các mặt  hàng  nông  nghiệp  còn  lại  được  phép  sử  dụng  10%  nguyên  liệu không đáp ứng xuất xứ tính theo trọng lượng hoặc giá xuất xưởng;
  • Với hàng công nghiệp, tỷ lệ này là 10% tính theo giá xuất xưởng;
  • Hàng dệt  may cho  phép  tỷ  lệ  từ  8-10%  hoặc  thậm  chí  vải  kỹ thuật cao được linh hoạt lên đến 20-30% theo quy định tại chú giải của Phụ lục 1 ban  hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Gia công đơn giản Hiệp  định  EVFTA  quy  định  cụ  thể  từng  hành  vi  được  coi  là  gia  công  đơn giản.  “Công  đoạn  gia  công  chế  biến  đơn  giản”  là  các  công  đoạn  dù  được thực  hiện  độc  lập  hoặc  kết  hợp  với  nhau  cũng  sẽ  được  coi  là  “không  đủ điều  kiện”  đáp  ứng  quy  tắc  xuất  xứ.  EVFTA  có  quy  định  riêng  về  danh mục  các  “công  đoạn  gia  công  chế  biến  đơn  giản”  mà  hàng  hóa  nếu  rơi  vào một  trong  các  công  đoạn  này  sẽ  không  được  xét  xuất  xứ.  Điểm  này  khác với  hầu  hết  các  hiệp  định  còn  lại  chỉ  quy  định  theo  hướng  đưa  ra  nguyên tắc  chung  như:  các  công  đoạn  thuộc  về  bảo  quản  hàng  hóa  trong  quá trình  vận  chuyển  (bốc  dỡ  hàng,  xếp  hàng,  đóng  gói  hàng  hóa).  Quy  định mang  tính  chung  nhất  có  thể  đảm  bảo  mọi  hành  vi  liên  quan  nếu  có  những đặc  điểm  như  quy  định  sẽ  được  loại  trừ,  không  tính  đến  khi  xác  định  xuất xứ  hàng  hóa,  tránh  bỏ  sót  những  hành  vi  sẽ  phát  sinh  trên  thực  tế  sau  này.
  1. Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Để  được  hưởng  ưu  đãi  thuế  quan  EVFTA,  hàng  hóa  cần  đáp  ứng  quy  tắc xuất  xứ  của  Hiệp  định  và  có  chứng  từ  chứng  nhận  xuất  xứ.  Giấy  chứng nhận  xuất  xứ  (C/O)  là  một  trong  những  chứng  từ  chứng  nhận  xuất  xứ  hàng hóa.  Nếu  hàng  hóa  không  có  chứng  từ  chứng  nhận  xuất  xứ,  thuế  quan  ưu đãi của Hiệp định bị vô hiệu hóa. Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Việt  Nam áp dụng cơ chế  C/O  do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy  quyền  cấp. Việt Nam và EU nhất trí sử dụng  mẫu C/O  EUR 1 trong Hiệp định EVFTA. Mẫu EUR 1 yêu cầu thông  tin  khai  báo đơn giản hơn  so với mẫu C/O trong Hiệp  định  Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các FTA  giữa  ASEAN với các đối  tác ngoại  khối mà Việt  Nam đã ký kết. Một  số  thông  tin nhà xuất  khẩu  được  phép  lựa  chọn khai  báo hoặc  không khai báo  như  nhà  nhập  khẩu,  hành  trình  lô  hàng, số hóa  đơn  thương  mại. Về nội dung khai báo, hai bên thống nhất không yêu  cầu  thể  hiện tiêu chí xuất xứ, mã số HS của hàng hóa trên C/O. Bên  cạnh  hình  thức  cấp  C/O  giấy,  các  tổ  chức  cấp  triển  khai  song  song hình  thức  cấp  C/O  qua  mạng  Internet.  Thương  nhân  chọn  cách  khai  báo và  nộp  chứng  từ  điện  tử  tại  địa  chỉ  www.ecosys.gov.vn  (Hệ  thống  quản  lý và  cấp  chứng  nhận  xuất  xứ  điện  tử  của  Bộ  Công  Thương)  mà  không  phải đến  trụ  sở  của  tổ  chức  cấp  C/O  để  nộp  hồ  sơ  giấy.  Thời  gian  trả  kết  quả cấp  C/O  qua  mạng  Internet  tính  từ  thời  điểm  nhận  hồ  sơ  đề  nghị  cấp  C/O đã  duyệt  trên  mạng  là  3  giờ  làm  việc,  ngắn  hơn  so  với  thời  gian  trả  kết  quả cấp  C/O  giấy  theo  quy  định  hiện  hành  là  6  giờ  làm  việc  nếu  thương  nhân nộp  trực  tiếp  tại  trụ  sở  của  tổ  chức  cấp  C/O  và  8  giờ  làm  việc  nếu  thương nhân gửi qua bưu điện. Danh  mục  cơ  quan,  tổ  chức  cấp  C/O  mẫu  EUR.1  của  Việt  Nam  được cập  nhật  tại  địa  chỉ  www.ecosys.gov.vn.  Cơ  quan,  tổ  chức  cấp  C/O  mẫu EUR.1  của  Việt  Nam  đăng  ký  mẫu  con  dấu  và  cập  nhật  các  mẫu  con  dấu này  theo  hướng  dẫn  của  Bộ  Công  Thương.  Quy  trình  chứng  nhận  và  kiểm tra  xuất  xứ  hàng  hóa  thực  hiện  theo  quy  định  tại  Nghị  định  số  31/2018/ NĐ-CP  ngày  08  tháng  3  năm  2018  của  Chính  phủ  quy  định  chi  tiết  Luật Quản  lý  ngoại  thương  về  xuất  xứ  hàng  hóa,  các  quy  định  của  pháp  luật về  xuất  xứ  hàng  hóa  và  quy  định  tại  Thông  tư  số  11/2020/TT-BCT  của  Bộ Công Thương. Với  lô  hàng  có  trị  giá  từ  6.000  EURO  trở  xuống,  cơ  chế  tự  khai  báo  xuất xứ  cho  phép  nhà  sản  xuất,  nhà  xuất  khẩu,  nhà  nhập  khẩu  tự  khai  báo,  tự chế  Tự  chứng  nhận  xuất  xứ  do  nhà  sản  xuất,  xuất  khẩu  muốn  trở  thành nhà  xuất  khẩu  được  ủy  quyền  tự  chứng  nhận  xuất  xứ  phải  đáp  ứng  một  số điều kiện nhất định. EVFTA  quy  định  “Nhà  xuất  khẩu”  là  cá  nhân,  tổ  chức  có  trụ  sở  đặt  tại Nước  thành  viên  xuất  khẩu,  xuất  khẩu  hàng  hóa  sang  Nước  thành  viên khác,  có  khả  năng  chứng  minh  được xuất xứ  của hàng hóa.  Nhà xuất  khẩu có  thể  là  nhà  sản  xuất  hoặc  người  thực  hiện  thủ  tục xuất khẩu. Nhà xuất khẩu  không  nhất  thiết  là  người  bán hàng  mà phát hành  hóa đơn cho lô hàng  (hóa đơn bên  thứ  ba). Người bán hàng  được phép đặt  trụ  sở tại lãnh thổ của nước không phải thành viên EVFTA. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam Với  lô  hàng  có  trị  giá  từ  6.000  EURO  trở  xuống,  bất  kỳ  nhà  xuất  khẩu nào cũng được  phép  tự  chứng  nhận xuất xứ  (tương  tự  quy  định  GSP hiện hành).  Với  lô  hàng  có  trị  giá trên  6.000  EURO,  chỉ  có  nhà  xuất  khẩu  đủ điều kiện mới được tự chứng nhận xuất xứ. Theo  cơ  chế  tự  chứng  nhận  xuất  xứ  của  EU,  các  doanh  nghiệp  được  EU cấp  mã  số  ủy  quyền  (authorisation  number)  sẽ  được  phép  tự  chứng  nhận xuất  xứ  cho  hàng  hóa  xuất  khẩu.  Để  được  cấp  mã  số  ủy  quyền  tự  chứng nhận  xuất  xứ  doanh  nghiệp  xuất  khẩu  phải  đáp  ứng  một  số  quy  định  tương đối chặt và cơ quan hải quan thường xuyên kiểm tra điều kiện. Nhà  xuất  khẩu  thực  hiện  tự  chứng  nhận  xuất  xứ  trên  một  chứng  từ  thương mại  (ví  dụ:  hóa  đơn  thương  mại,  phiếu  đóng  gói,  phiếu  giao  hàng).  Trong trường  hợp  nhà  xuất  khẩu  đủ  điều  kiện  có  đăng  ký  với  cơ  quan  có  thẩm quyền  của  nước  xuất  khẩu  về  việc  chịu  hoàn  toàn  trách  nhiệm  với  chứng từ  tự  chứng  nhận  xuất  xứ  thì  không  phải  ký  tên  trên  chứng  từ  đó,  chứng từ  tự  chứng  nhận  xuất  xứ  không  phải  thể  hiện  tiêu  chí  xuất  xứ  và  mã  HS hàng  hóa  nhưng  phải  có  chữ  ký  của  nhà  xuất  khẩu.  Trong  trường  hợp  nhà xuất  khẩu  đủ  điều  kiện  có  đăng  ký  với  cơ  quan  có  thẩm  quyền  của  nước xuất  khẩu  về  việc  chịu  hoàn  toàn  trách  nhiệm  với  chứng  từ  tự  chứng  nhận xuất xứ do họ phát hành thì không phải ký tên trên chứng từ đó.
  1. Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (PSR)
Đối với mặt hàng nông nghiệp EVFTA quy định tiêu  chí  xác định xuất xứ một số mặt  hàng nông  sản  là tiêu chí chuyển đổi cơ bản  kèm theo  điều kiện nguyên  liệu  bột,  đường, trứng  sữa,  thịt, cá không có  xuất  xứ chỉ  được sử  dụng  với  hạn  mức  nhất định.  Hạn  mức tỷ lệ không có xuất  xứ  là  20% từng nguyên  liệu đường, sữa đơn lẻ và  40% nguyên liệu kết  hợp so với trọng lượng  của  sản phẩm cuối cùng. Với một số mặt hàng, PSR thể hiện tỷ lệ linh hoạt 40% đường nguyên liệu không xuất xứ và tỷ lệ kết hợp đường, sữa là 50%. Nhìn  chung, quy  tắc xuất xứ đối với hàng nông nghiệp  trong EVFTA tương đối chặt hơn so với các FTA khác của Việt Nam. Đối với mặt hàng công nghiệp Tiêu  chí  xuất  xứ  chủ  yếu  gồm:  (i)  giới  hạn  tỷ  lệ  nguyên  vật  liệu  không  xuất xứ;  (ii)  chuyển  đổi  mã  số  hàng  hóa  và  (iii)  công  đoạn  gia  công,  sản  xuất cụ  thể.  Trong  đó,  hàm  lượng  nguyên  vật  liệu  không  có  xuất  xứ  được  tính dựa  trên  giá  xuất  xưởng  (giá  ex-work)  và  tỷ  lệ  áp  dụng  phổ  biến  là  70% (tương  đương  với  Hàm  lượng  giá  trị  khu  vực  RVC  40%  tính  trên  giá  FOB trong các FTA khác của Việt Nam). EVFTA  không  có  tiêu  chí  xác  định  xuất  xứ  theo  tỷ  lệ  hàm  lượng  giá  trị  gia tăng  trong  khu  vực  mà  xác  định  theo  hạn  mức  giá  trị  nguyên  liệu  không có  xuất  xứ  được  phép  nhập  khẩu  để  gia  công,  chế  biến  thành  sản  phẩm có xuất xứ. Đối  với  mặt  hàng  dệt  may,  tiêu  chí  xuất  xứ  “từ  vải  trở  đi”  trong  EVFTA nghĩa  là  công  đoạn  sản  xuất  vải  và  công  đoạn  cắt  may  đều  phải  thực hiện  tại  các  nước  thành  viên.  Đây  là  thách  thức  đối  với  doanh  nghiệp  dệt may  Việt  Nam  do  ngành  dệt  may  hiện  nay  vẫn  phụ  thuộc  lớn  vào  nguồn nguyên  liệu  nhập  khẩu  từ  những  nước  ngoài  EU.  Chính  vì  vậy,  quy  định cộng  gộp  xuất  xứ  vải  nguyên  liệu  từ  Hàn  Quốc  có  thể  xem  là  điểm  tựa  lớn để  giải  bài  toán  thiếu  hụt  vải  và  là  quy  tắc  linh  hoạt  cho  mặt  hàng  dệt  may.
  • EVFTA và Hải Quan
  1. Các quy định và thủ tục hải quan
EVFTA  áp  dụng  một  cách  tiếp  cận  về  thủ  tục  hải  quan  và  kiểm  soát  biên giới  theo  hướng  hiện  đại  và  đạt  các  chuẩn  mực  quốc  tế  trong  hoạt  động thương  mại  qua  biên  giới.  Hướng  tới  sự  minh  bạch  và  ổn  định  pháp  lý  cho doanh nghiệp, Hiệp định quy định:
  • Phải đăng  tải  công  khai  trên  trang  tin  điện  tử  chính  thức  luật,  quy  định, các  thủ  tục  hành  chính  và  mức  phí  áp  dụng  liên  quan  tới hải  quan  và hoạt động xuất nhập khẩu;
  • Có các đầu mối  liên  hệ  để  trả  lời  câu  hỏi  của  doanh  nghiệp  và  các  bên liên quan;
  • Các khoản  phí  và  lệ  phí  chỉ  thu  ở  mức  tương  ứng  với  các  dịch  vụ  cung cấp,  không  vượt  quá  chi  phí  cung  cấp  dịch  vụ,  không  tính  theo  giá  trị hàng hóa.
  1. Giải phóng hàng hóa
Mỗi  Bên  phải  đảm  bảo rằng  cơ  quan hải quan của Bên  đó  phải  áp  dụng các  yêu  cầu  và thủ  tục quy định đối với việc giải  phóng  hàng  hóa  trong một  khoảng  thời  gian  không dài hơn thời  gian  quy  định  để  đảm  bảo  việc tuân  thủ  luật  pháp và các  thủ  tục liên quan tới  hải quan và thương mại. Mỗi Bên phải  hướng  tới  việc  tiếp tục giảm thời gian  giải phóng  hàng nêu  trên và thực hiện giải phóng hàng hóa mà không chậm trễ quá mức. Các  Bên, ngoài  những việc khác,  sẽ  cho  phép  việc  giải  phóng  hàng  hóa mà không phải nộp thuế quan,  với  điều  kiện  nộp  một  khoản  đảm  bảo  nếu được yêu  cầu phù  hợp  với  quy  định  pháp  luật  của  các  Bên  nhằm  đảm  bảo việc nộp thuế quan sau đó. Mỗi  Bên  phải  đảm  bảo  các  cơ  quan  hải  quan  của  Bên  đó  cung  cấp  thông tin  điện  tử  trước  và  sau  đó  là  xử  lý  thông  tin  trước  khi  hàng  thực  tế  đến  (xử lý trước khi hàng đến) để cho phép giải phóng hàng ngay khi đến.
  1. Xác định trước
Phù  hợp  với  luật  và  quy  định  của  mỗi  Bên,  theo  yêu  cầu  bằng  văn  bản của  các  doanh  nghiệp,  các  cơ  quan  hải  quan  của  mỗi  Bên  phải  ban  hành văn  bản  xác  định  trước  về  phân  loại  thuế  hoặc  về  bất  cứ  vấn  đề  nào  mà các Bên có thể đồng ý, trước khi hàng nhập khẩu vào lãnh thổ của mình. Trên  cơ  sở  tuân  thủ  các  yêu  cầu  bảo  mật  theo  quy  định  pháp  luật  của mỗi  Bên,  các  Bên  phải  công  bố  các  kết  quả  xác  định  trước  về  phân  loại thuế  và  bất  kỳ  vấn  đề  nào  mà  các  Bên  có  thể  đồng  ý,  ví  dụ  như  trên  trang mạng chính thức. Để  tạo  thuận  lợi  thương  mại,  các  Bên  phải  thường  xuyên  cập  nhật  các quy  định  pháp  luật  về  xác  định  trước  của  mình  tại  chương  trình  đối  thoại song phương.
  • EVFTA và hàng rào kỹ thuật
Với  mục  tiêu  tạo  thuận  lợi  và  tăng  cường  thương  mại  song  phương  bằng cách  ngăn  chặn  và  giảm  thiểu  các  hàng  rào  kỹ  thuật  không  cần  thiết  đối với  thương  mại,  đồng  thời  tăng  cường  hợp  tác,  Chương  Hàng  rào  kỹ  thuật đối  với  thương  mại  (TBT)  bao  gồm  các  quy  định  cơ  bản  liên  quan  đến  tiêu chuẩn,  quy  chuẩn  kỹ  thuật,  quy  trình  đánh  giá  sự  phù  hợp,  hợp  tác,  tham vấn  v.v.,  tương  tự  Hiệp  định  TBT  của  WTO  và  các  FTA  khác.  Tuy  nhiên, Chương  này  cũng  đặt  ra  một  số  ngoại  lệ  về  quy  định  kỹ  thuật  của  việc mua  sắm  do  cơ  quan  của  Chính  phủ  xây  dựng  để  phục  vụ  yêu  cầu  sản xuất,  tiêu  dùng  của  cơ  quan  đó  hoặc  các  biện  pháp  SPS  được  quy  định  tại Phụ  lục  A  (Định  nghĩa)  của  Hiệp  định  SPS  của  WTO.  Hiệp  định  SPS  quy định  rằng,  Hiệp  định  này  sẽ  không  ảnh  hưởng  đến  quyền  của  các  Thành viên  WTO  theo  Hiệp  TBT  liên  quan  đến  các  biện  pháp  không  thuộc  phạm vi của Hiệp định SPS. Ngoài  ra, Chương  TBT  còn bao  gồm  các  điều  khoản mới  (chưa  có  trong các  FTA  khác)  như  hậu  kiểm, đánh  dấu và ghi  nhãn  (với  Hiệp  định  CPTPP, những  sản  phẩm  có  Phụ  lục  riêng  thì  cũng  có  quy  định  về  ghi  nhãn  đối với  sản  phẩm  đó,  ví  dụ dược  phẩm  và  thiết  bị y tế, sản  phẩm  hữu cơ… nhưng  Hiệp định CPTPP không  có quy định về  việc ghi nhãn  sản  phẩm nói  chung).  Chương  này  cũng tích hợp  hoặc  dẫn  chiếu đến nội dung của Hiệp định TBT của WTO kèm theo những sửa đổi thích hợp.
  1. Quy chuẩn kỹ thuật
Hai  bên  cam  kết  sẽ  áp  dụng  tối  đa  thực  hành  quản  lý  tốt,  cụ  thể  là  đánh giá  các  phương  án  quản  lý  và  không  quản  lý  trong  các  quy  chuẩn  kỹ  thuật trên  cơ  sở  các  mục  tiêu  hợp  pháp  mà  hai  bên  theo  đuổi;  áp  dụng  tiêu chuẩn  quốc  tế  như  ISO,  IEC,  ITU  và  Codex  khi  xây  dựng  quy  chuẩn  kỹ thuật,  trừ  khi  các  tiêu  chuẩn  quốc  tế  này  không  phù  hợp  hoặc  không  hiệu quả để thực hiện mục tiêu hợp pháp mà hai bên theo đuổi. Cụ  thể,  Chương  này  quy  định  hai  bên  tận  dụng  những  thông  lệ  tốt  theo Hiệp  định  TBT  khi  đưa  ra  bất  kỳ  một  quy  chuẩn  kỹ  thuật  nào,  ba  gồm  các yếu tố là:
  • Tính toán  đến  những  phương  án  thay  thế  vừa  đảm  bảo  phù  hợp  với mục  tiêu  quản  lý  hợp  pháp  của  mình,  vừa  phù  hợp  với  quy  định  tại  Điều 2.2  của  Hiệp  định  TBT  của    Điều  này  có  nghĩa  là  các  quy  chuẩn này  không  được  xây  dựng  với  mục  đích  gây  ra  những  cản  trở  không cần  thiết  đối  với  thương  mại  quốc  tế  trong  quá  trình  chính  phủ  thực  hiện những  mục  tiêu  hợp  pháp  là:  các  yêu  cầu  về  an  ninh  quốc  gia,  ngăn ngừa  hoạt  động  gian  lận,  bảo  vệ  sức  khỏe  và  an  toàn  của  con  người, động thực vật hoặc môi trường.
  • Sử dụng  các  tiêu  chuẩn  quốc  tế  có  liên  quan,  chẳng  hạn  như  những tiêu  chuẩn  được  xây  dựng  bởi  Tổ  chức  tiêu  chuẩn  hoá  quốc  tế,  Uỷ  ban kỹ  thuật  điện  quốc  tế,  Uỷ  ban  viễn  thông  quốc  tế,  Ủy  ban  Codex  để làm  cơ  sở  cho  các  quy  chuẩn  kỹ  thuật  của  mình,  trừ  khi  những  tiêu chuẩn  quốc  tế  này  không  hiệu  quả  hoặc  không  phù  hợp  để  thực  hiện các  mục  tiêu  hợp  pháp  của  mình.  Trong  trường  hợp  không  sử  dụng  các tiêu  chuẩn  quốc  tế  làm  cơ  sở,  mà  bên  kia  yêu  cầu  giải  thích  thì  phải  chỉ rõ  những  điều  chỉnh  khác  với  các  tiêu  chuẩn  quốc  tế,  và  phải  giải  thích lý  do  tại  sao  các  tiêu  chuẩn  đó  lại  được  xem  là  không  phù  hợp  hoặc không  hiệu  quả  với  mục  đích  mà  mình  đang  theo  đuổi.  Đây  là  một  nội dung mới so với các cam kết của Hiệp định TBT của WTO.
  • Phải rà  soát  các  quy  chuẩn nhằm  đảm  bảo  các  quy  chuẩn này phù hợp  tối  đa  với  các tiêu  chuẩn  quốc  tế  liên  quan,  trong quá trình  này phải  tính  đến cả những  điểm  mới  được  bổ  sung trong các tiêu  chuẩn quốc tế để đảm bảo phù hợp cả với những điểm mới này.
  • Phải quy định quy chuẩn kỹ thuật dựa trên đặc tính vận hành  của sản phẩm thay vì dựa trên thiết kế hoặc đặc điểm mô tả.
Theo  Chương  này,  hai  bên  cũng  cam  kết  xem  xét  công  nhận  tương  đương quy  chuẩn  kỹ  thuật  của  nhau,  mỗi  bên  cũng  có  thể  gửi  yêu  cầu  bằng  văn bản  cho  Bên  kia  về  việc  thừa  nhận  tương  đương  đối  với  quy  chuẩn  kỹ thuật  mà  tương  thích  về  phạm  vi  áp  dụng  và  mục  tiêu.  Trong  văn  bản  trả lời, nếu bên kia từ chối thì phải nêu lý do về việc từ chối công nhận.
  1. Tiêu chuẩn kỹ thuật
Hai  bên  khẳng  định  lại  quyết  định  của  Ủy  ban  TBT  của  WTO  về  các nguyên  tắc  xây  dựng  tiêu  chuẩn,  hướng  dẫn  hoặc  khuyến  nghị  quốc  tế  và khuyến  khích  hai  bên  tham  gia  tích  cực  vào  các  tổ  chức  tiêu  chuẩn  hóa quốc tế và khu vực. Cụ  thể,  hai  bên  khuyến  khích  các  cơ  quan  về  tiêu  chuẩn  hóa  của  mình:  (i) tham  gia  vào  việc  xây  dựng  các  tiêu  chuẩn  quốc  tế  của  các  tổ  chức  tiêu chuẩn  hóa  quốc  tế;  (ii)  sử  dụng  các  tiêu  chuẩn  quốc  tế  có  liên  quan  làm cơ  sở  cho  các  tiêu  chuẩn  đang  được  xây  dựng,  chỉ  trừ  trường  hợp  không phù  hợp  với  đặc  thù  của  bên  mình  như  yếu  tố  khí  hậu,  địa  lý,  vấn  đề  thiếu hụt  công  nghệ;  (iii)  tránh  trùng  lặp,  hoặc  chồng  chéo  với    công  việc  của tổ  chức  tiêu  chuẩn  hoá  quốc  tế;  (iv)  rà  soát  các  tiêu  chuẩn  của  quốc  gia và  khu  vực  mà  chưa  phù  hợp  với  các  tiêu  chuẩn  quốc  tế  nhằm  làm  tăng cường  tính  phù  hợp  giữa  các  tiêu  chuẩn  này  với  nhau;  (v)  tăng  cường  hợp tác giữa các cơ quan tiêu chuẩn hoá liên quan của nhau. Hai  Bên  cũng  cam  kết  tăng  cường  trao  đổi  thông  tin  song  phương  về  việc sử  dụng  các  tiêu  chuẩn  kỹ  thuật  trong  việc  hỗ  trợ  áp  dụng  các  quy  chuẩn kỹ  thuật;  quy  trình  nội  bộ  về  tiêu  chuẩn  hóa;  mức  độ  sử  dụng  tiêu  chuẩn quốc tế. Một  điểm  đáng  chú  ý  là,  Chương  này  quy  định  việc  thừa  nhận  các  tiêu chuẩn  kỹ  thuật  là  áp  dụng  theo  cơ  chế  tự  nguyện.  Nếu  một  Bên  lựa  chọn áp  dụng  các  tiêu  chuẩn  như  là  điều  kiện  bắt  buộc  thông  qua  việc  gắn  hoặc dẫn  chiếu  trong  các  quy  chuẩn  kỹ  thuật  hoặc  quy  trình  đánh  giá  sự  phù hợp thì phải thực hiện các nghĩa vụ về minh bạch hóa.
  1. Thủ tục đánh giá sự phù hợp
Hai  Bên  thừa  nhận  nhiều  cơ  chế  hiện  có  nhằm  tạo  thuận  lợi  cho  việc  chấp nhận  kết  quả  đánh  giá  sự  phù  hợp  được  thực  hiện  tại  lãnh  thổ  của  Bên  kia. Một  điểm  lưu  ý  khác  trong  nội  dung  về  quy  trình  đánh  giá  sự  phù  hợp  là phí  đánh  giá  tính  phù  hợp  mà  bắt  buộc  áp  dụng  cho  hàng  hóa  nhập  khẩu, phí  này  phải  được  tính  công  bằng  với  tất  cả  các  sản  phẩm  tương  tự  của trong  nước  hoặc  của  nước  khác. Có nghĩa là mức  phí  này  phải được áp dụng  trên  cơ  sở  không  phân biệt đối xử,  tuy  nhiên  không có  nghĩa  là  mức phí là  hoàn  toàn  giống  nhau  cho  một  loại  hàng hóa  dù  là  trong  nước hay hàng  nhập  khẩu  vì  còn  phải  tính  đến  chi  phí  thông tin  liên  lạc,  phí vận chuyển, phí phát sinh khác do sự khác  biệt  về  địa  điểm của người  nộp  đơn và tổ chức đánh giá sự phù hợp.
  1. Minh bạch hóa
Hai  Bên  cam  kết  đảm  bảo  công  khai  minh  bạch  và  cung  cấp  miễn  phí  các quy  chuẩn  kỹ  thuật  và  quy  trình  đánh  giá  sự  phù  hợp  đã  ban  hành  hoặc có  hiệu  lực  trên  các  trang  thông  tin  điện  tử  của  hai  bên.  Cụ  thể,  phải  đảm bảo:
  • Cân nhắc ý  kiến  góp  ý  của  bên  kia  trong  quá  trình  xây  dựng  quy  chuẩn kỹ thuật nếu quá trình này được công khai lấy ý kiến công chúng;
  • Cho phép những đối tượng quan tâm của Bên kia tham gia tham vấn công khai trong quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật;
  • Khi thực hiện nghĩa  vụ  thông  báo  theo  Hiệp định TBT  thì  phải  cho  phép trong khoảng  thời  gian  tối  thiểu 60 ngày để  Bên  kia  góp ý bằng văn bản đối  với  dự  thảo  quy chuẩn  kỹ thuật,  cung  cấp cho  Bên kia  bản  điện tử của  thông báo, phải trả lời  bằng văn bản đối với  góp ý  của Bên kia về dự thảo  của  quy chuẩn, cung  cấp  cho  Bên  kia  thông  tin về việc ban hành, hiệu lực và nội dung văn bản chính thức được ban hành;
  • Phải cho  phép  đủ  thời  gian  kể  từ  lúc  ban  hành  quy  chuẩn  đến  thời điểm  có  hiệu  lực  để  các  bên  liên  quan  có  điều  kiện  thích  ứng  với  quy định  mới  này.  Tuy  nhiên  cũng  có  trường  hợp  ngoại  lệ  là  các  quy  chuẩn mới  được  ban  hành  để  giải  quyết  các  vấn  đề  khẩn  cấp  về  an  toàn,  sức khỏe, bảo vệ môi trường, hoặc vấn đề an ninh quốc gia.
  1. Đánh dấu và ghi nhãn sản phẩm
Hai  Bên  cam  kết  không  yêu  cầu  việc  đăng  ký,  phê  duyệt  hoặc  chứng nhận  trước  đối  với  nhãn  hoặc  dấu  sản  phẩm  và  coi  đây  là  điều  kiện  để cho  phép  đưa  sản  phẩm  vào  lưu  thông  trên  thị  trường  trong  khi  sản  phẩm đã  phù  hợp  với  các  yêu  cầu  kỹ  thuật  bắt  buộc,  trừ  khi  có  nguy  hại  tới  đời sống  hoặc  sức  khỏe  của  con  người,  vật  nuôi  hoặc  cây  trồng,  môi  trường hoặc an toàn quốc gia. Trong  trường  hợp  bên  nào  yêu  cầu  doanh  nghiệp  phải  có  mã  nhận  dạng duy  nhất  thì  bên  đó  phải  cấp  mã  cho  doanh  nghiệp  một  cách  kịp  thời  và trên cơ sở không phân biệt đối xử. Các  bên  cũng  cam  kết  chấp  nhận  việc  ghi  nhãn,  bao  gồm  cả  nhãn  bổ sung/sửa  đổi  đối  với  nhãn  được  thực  hiện  tại  các  cơ  sở  được  cấp  phép  (ví dụ:  tại  hải  quan  hoặc  kho  ngoại  quan  được  cấp  phép  tại  điểm  nhập  khẩu) ở  nước  nhập  khẩu  trước  khi  phân  phối  hoặc  bán  sản  phẩm.  Hiệp  định cũng  có  quy  định  về  việc  các  bên  phải  nỗ  lực  để  chấp  nhận  dán  nhãn không  cố  định  hoặc  nhãn  rời,  hoặc  đánh  dấu  hoặc  ghi  nhãn  nộp  cùng  hồ sơ đi kèm mà không phải gắn cơ học lên sản phẩm.
  1. Giám sát thị trường thực thi
Hai  Bên  cam  kết  không  có  xung  đột  lợi  ích  giữa  các  cơ  quan  hậu  kiểm  và doanh  nghiệp,  đảm  bảo  hoạt  động  hậu  kiểm  do  cơ  quan  có  thẩm  quyền thực  thi  và  không  có  xung  đột  lợi  ích  giữa  chức  năng  hậu  kiểm  và  chức năng đánh giá sự phù hợp của các cơ quan này.
  • Biện pháp vệ sinh kiểm dịch động vật thực vật
Về  tổng  thể,  các  điều  khoản  của  Chương  SPS  trong  EVFTA  được  xây dựng  trên  cơ  sở  các  nguyên  tắc  của  Hiệp  định  SPS  của  WTO  và  các  tiêu chuẩn,  hướng  dẫn,  khuyến  nghị  của  các  tổ  chức  xây  dựng  tiêu  chuẩn quốc  tế.  Các  cam  kết  có  thể  chia  thành  2  nhóm  là  các  điều  khoản  cơ  bản và các điều khoản tạo thuận lợi thương mại. Nhóm  các  điều  khoản  cơ  bản  bao  gồm:  Phạm  vi  áp  dụng,  Mục  tiêu,  Định nghĩa,  Cơ  quan  chức  năng,  v.v.  với  nội  dung  khẳng  định  các  quyền  và nghĩa  vụ  của  mỗi  bên  theo  Hiệp  định  SPS  của  WTO.  Việt  Nam  và  EU  cam kết  sẽ  áp  dụng  các  nguyên  tắc  của  WTO  trong  xây  dựng,  áp  dụng  hoặc công nhận bất kỳ một biện pháp SPS nào. Nhóm  các  điều  khoản  tạo  thuận  lợi  cho  thương  mại  hai  bên  bao  gồm: Danh  sách  doanh  nghiệp  đáp  ứng  yêu  cầu,  công  nhận  tương  đương,  và quy  định  linh  hoạt  đối  với  biện  pháp  SPS  của  EU  dành  cho  Việt  Nam,  cụ thể như sau:
  1. Danh sách các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về SPS
EVFTA  cho  phép  mỗi  bên  thiết  lập  Danh  sách  các  doanh  nghiệp  xuất khẩu  hàng  nông  thủy  sản,  thực  phẩm  đáp  ứng  yêu  cầu  về  vệ  sinh  an  toàn thực  phẩm  để  gửi  cho  bên  kia.  Danh  sách  này  gồm  tên  các  doanh  nghiệp kèm  theo  mã  số  tương  ứng  với  mặt  hàng  xuất  khẩu  do  cơ  quan  quản  lý nhà  nước  cấp.  Những  doanh  nghiệp  Việt  Nam  có  tên  trong  Danh  sách này  sẽ  được  xuất  khẩu  hàng  hóa  tương  ứng  với  mã  số  được  cấp  sang  thị trường  EU  mà  không  phải  qua  khâu  thanh  tra  doanh  nghiệp.  Tuy  nhiên, doanh  nghiệp  có  thể  bị  đưa  ra  khỏi  Danh  sách  nếu  cơ  quan  quản  lý  của EU  phát  hiện  quy  trình  nuôi  trồng,  chế  biến,  đóng  gói,  v.v.  không  đáp  ứng quy định kiểm dịch trong các cuộc thanh tra định kỳ.
  1. Công nhận tương đương
Trong  các  Hiệp  định  FTA,  các  bên  thỏa  thuận  thủ  tục  công  nhận  tương đương  đối  với  các  biện  pháp  SPS  do  mỗi  bên  áp  dụng  nhằm  giảm  bớt  rào cản  về  kiểm  dịch  đối  với  hàng  nông  thủy  sản,  thực  phẩm  xuất  khẩu  từ  bên này  sang  bên  kia.  Theo  thủ  tục  này,  bên  nhập  khẩu  sẽ  công  nhận  các biện  pháp  SPS  của  bên  xuất  khẩu  là  có  hiệu  quả  tương  đương  với  biện pháp  SPS  của  nước  mình  nếu  bên  xuất  khẩu  chứng  minh  được  các  biện pháp  SPS  của  mình  đạt  được  mức  độ  bảo  vệ  sức  khỏe  con  người,  động vật, thực vật tương đương với biện pháp SPS của nước nhập khẩu. Trong  khi  một  số  FTA  không  quy  định  thời  hạn  xem  xét  công  nhận  tương đương,  để  tạo  thuận  lợi  cho  việc  xuất  nhập  khẩu  nông,  thủy  sản  và  thực phẩm  cho  doanh  nghiệp  hai  bên,  EVFTA  quy  định  rút  ngắn  thời  hạn  xem xét  công  nhận  tương  đương  là  3  tháng  so  với  quy  định  của  WTO  (6  tháng) kể  từ  lúc  nhận  được  đề  nghị.  Đối  với  nội  dung  cụ  thể,  Hiệp  định  cho  phép các  nguyên  tắc  tương  đương  có  thể  được  chấp  nhận  đối  với  một  hoặc nhiều  biện  pháp  SPS,  cho  một  hoặc  một  nhóm  các  hàng  hóa  nhất  định, đặc biệt hơn là có thể áp dụng cho cả hệ thống.
  1. Một số  quy  định  linh  hoạt  đối  với  biện  pháp  SPS  do  EU  ban  hành đối với Việt Nam
WTO  cho  phép  các  thành  viên  ban  hành  các  biện  pháp  SPS  với  tiêu chuẩn  cao  nhằm  bảo  vệ  sức  khỏe  con  người  và  động,  thực  vật  miễn  là  dựa trên  cơ  sở  khoa  học  (không  nhằm  mục  đích  bảo  hộ).  Với  các  nước  đang phát  triển  như  Việt  Nam,  việc  đáp  ứng  các  tiêu  chuẩn  cao  ở  các  nước  có trình  độ  phát  triển  như  Hoa  Kỳ,  EU,  Nhật  Bản  để  hàng  hóa  có  thể  vào được các thị trường này là  tương đối khó  khăn. Để  tạo  thuận  lợi  cho  việc  xuất  khẩu  hàng  hóa  của  Việt  Nam  sang  thị trường  EU,  EVFTA  quy  định  Việt  Nam  được  chọn  1  trong  3  giải  pháp  sau nếu gặp khó khăn trong việc đáp ứng một biện pháp SPS của EU:
  • EU dành  cho  Việt  Nam  một  khoảng  thời  gian  quá  độ  để  tuân  thủ  biện pháp này;
  • Việt Nam  đề  xuất  một  biện  pháp  SPS  tương  đương  và  đề  nghị  EU  xem xét công nhận;
  • EU dành hỗ  trợ  kỹ  thuật  để  giúp  Việt  Nam  dần  đáp  ứng  được  biện  pháp này. Liên  minh  châu  Âu  sẽ  dành  các  hỗ  trợ  kỹ  thuật  cho  nhu  cầu  cụ  thể  của Việt  Nam  để  tuân  thủ  nghĩa  vụ  về  SPS,  đồng  thời  cũng  sẽ  cân  nhắc  tạo điều  kiện  cho  Việt  Nam  duy  trì  cơ  hội  xuất  khẩu  trong  khi  vẫn  đảm  bảo mức bảo vệ của Liên minh châu Âu.
  • Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư hướng tới việc tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên, trong đó:
  • Cam kết của EU cho Việt Nam: Cao hơn cam kết của EU trong WTO và tương đương với mức cao nhất của EU trong các FTA gần đây của EU
  • Cam kết của Việt Nam cho EU: Cao hơn cam kết của Việt Nam trong WTO và ít nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất mà Việt Nam cho các đối tác khác trong các đàm phán FTA hiện tại của Việt Nam (bao gồm cả TPP);
  • Các cam kết về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp vẫn đang được hai bên đàm phán (chưa kết thúc).
Về dịch vụ: Các cam kết về mở cửa: Trong EVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho các nhà cung cấp dịch của EU so với trong WTO trong các lĩnh vực:
  • Dịch vụ kinh doanh (business services)
  • Dịch vụ môi trường
  • Dịch vụ bưu chính và chuyển phát
  • Ngân hàng
  • Bảo hiểm
  • Vận tải biển
Việt Nam cũng cam kết một loạt các quy tắc ràng buộc liên quan đến các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, viễn thông, vận tải biển và bưu chính. Đặc biệt: EVFTA sẽ bao gồm một điều khoản cho phép các cam kết cao nhất của Việt nam trong các FTA đang đàm phán tại thời điểm hiện tại sẽ được đưa vào trong EVFTA. Về đầu tư: Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho đầu tư từ EU trong một số ngành sản xuất như:
  • Thực phẩm và đồ uống
  • Phân bón và hợp chất nitơ
  • Săm lốp
  • Găng tay và sản phẩm nhựa
  • Đồ gốm
  • Vật liệu xây dựng
  • Đối với ngành sản xuất máy móc, Việt Nam cam kết dỡ bỏ các hạn chế đối với việc lắp ráp động cơ hàng hải, máy móc nông nghiệp, đồ gia dụng và đối với sản xuất xe đạp.
  • Việt Nam cũng đưa ra một số cam kết về tái chế.
Bảng Một số cam kết mở cửa dịch vụ và đầu tư của Việt Nam cho EU trong EVFTA Nguồn: Ủy ban châu Âu
  1. Cam kết của Việt Nam
Dịch vụ bưu chính: Việt  Nam  cam  kết  không  hạn  chế  dịch  vụ  chuyển  phát,  ngoại  trừ  các  dịch vụ  bưu  chính  công  ích1  và  dịch  vụ  bưu  chính  dành  riêng.  Việc  cung  cấp dịch  vụ  qua  biên  giới  có  thể  được  thực  hiện  thông  qua  sự  liên  kết  với  một nhà  cung  cấp  dịch  vụ  trong  nước  đối  với  các  khâu  thu  gom  và  chuyển phát.  Với  các  dịch  vụ  được  cung  cấp  cạnh  tranh  trên  thị  trường,  dịch  vụ và  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  của  EU  sẽ  được  dành  đối  xử  không  kém  thuận lợi  hơn  đối  xử  dành  cho  Tổng  công  ty  Bưu  điện  Việt  Nam  cũng  như  các công ty thành viên. Dịch vụ viễn thông: Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Việt Nam cam kết:  
  • Đối với  dịch  vụ  hữu  tuyến  và  di  động  mặt  đất:  không  hạn  chế,  ngoại  trừ dịch  vụ  phải  được  cung  cấp  thông  qua  thỏa  thuận  thương  mại  với  pháp nhân được thành lập tại Việt Nam và được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế.
  • Đối với  dịch  vụ  viễn  thông  vệ  tinh:  không  hạn  chế,  ngoại  trừ  phải  được cung  cấp  thông  qua  thỏa  thuận  thương  mại  với  nhà  cung  cấp  dịch  vụ viễn  thông  vệ  tinh  quốc  tế  Việt  Nam  được  cấp  phép,  trừ  trường  hợp dịch  vụ  viễn  thông  vệ  tinh  cung  cấp  cho:  khách  hàng  kinh  doanh  ngoài biển,  cơ  quan  chính  phủ,  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  có  hạ  tầng  mạng,  đài phát  thanh  và  truyền  hình,  văn  phòng  đại  diện  chính  thức  của  các  tổ chức  quốc  tế,  cơ  quan  đại  diện  ngoại  giao  và  lãnh  sự,  khu  phát  triển phần  mềm  và  khu  công  nghệ  cao,  và  công  ty  đa  quốc  gia  đã  được  cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất.
Đầu tư, thành lập hiện diện thương mại, Việt Nam cam kết:
  • Đối  với  dịch  vụ  viễn  thông  cơ  bản  không  có  hạ  tầng  mạng:  Không  hạn chế,  ngoại  trừ  phải  thông  qua  hình  thức  liên  doanh  và  được  tự  do  chọn đối  tác.  Phần  vốn  góp  của  phía  nước  ngoài  trong  liên  doanh  không vượt  quá  65%  vốn  pháp  định  của  liên    5  năm  kể  từ  ngày  Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp được nâng lên 75%.
  • Đối với  dịch  vụ  viễn  thông  cơ  bản  có  hạ  tầng  mạng:  Không  hạn  chế, ngoại  trừ  phải  thông  qua  hình  thức  liên  doanh  với  nhà  cung  cấp  dịch vụ  viễn  thông  được  cấp  phép  tại  Việt    Phần  vốn  góp  của  phía nước  ngoài  trong  liên  doanh  không  vượt  quá  49%  vốn  pháp  định  của liên  doanh.  51%  là  nắm  quyền  kiểm  soát  trong  việc  quản  lý  liên  doanh.
  • Đối với  dịch  vụ  viễn  thông  giá  trị  gia  tăng  không  có  hạ  tầng  mạng: Không  hạn  chế,  ngoại  trừ  phải  thông qua  hình  thức  hợp  đồng  hợp  tác kinh  doanh  hoặc  liên  Phần vốn  góp  của  phía  nước  ngoài trong liên  doanh  không  được  vượt  quá  65%  vốn  pháp  định  của  liên  doanh. 5 năm kể từ  ngày  Hiệp  định  có  hiệu  lực, hạn chế về  vốn góp được  nâng lên 100%.
  • Dịch vụ  viễn  thông  giá  trị  gia  tăng  có  hạ  tầng  mạng:  Không hạn  chế, ngoại trừ  phải thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên  doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn  thông  được  cấp  phép  tại  Việt Nam. Phần  vốn  góp  của phía  nước  ngoài  trong  liên  doanh  không được vượt  quá  50%  vốn  pháp  định  của  liên  5 năm  kể  từ  ngày Hiệp định có hiệu  lực,  hạn  chế về vốn  góp được nâng lên  65%. 51%  là  nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh.
Các  nhà  đầu  tư  nước  ngoài  tham  gia  các  hợp  đồng  hợp  tác  kinh  doanh (BCC)  có  thể  ký  mới  thỏa  thuận  hiện  tại  hoặc  chuyển  sang  hình  thức  hiện diện  khác  với  những  điều  kiện  không  kém  thuận  lợi  hơn  những  điều  kiện họ đang được hưởng. Cam  kết  bổ  sung  đối  với  cáp  quang  biển  quốc  tế:  Khi  Việt  Nam  là  một thành  viên  sở  hữu  hệ  thống  cáp  quang  biển  Công-xooc-xi-om,  Việt  Nam cam  kết  cho  phép  các  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  nước  ngoài  kiểm  soát  dung lượng  truyền  dẫn  cáp  quang  biển  toàn  chủ  (quyền  sử  dụng  không  tách  rời IRU  hay  dạng  sở  hữu  Công-xooc-xi-om)  kết  cuối  tại  một  trạm  cập  bờ  được cấp  phép  tại  Việt  Nam,  được  phép  khai  thác  và  cung  cấp  dung  lượng  đó cho  các  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  quốc  tế  có  hạ  tầng  mạng  đựơc  cấp  phép tại  Việt  Nam,  và  cho  các  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  VPN  và  IXP  quốc  tế  được cấp phép tại Việt Nam. Dịch vụ ngân hàng:
  • Đối với  việc  cung  cấp  dịch  vụ  qua  biên  giới:  Tương  tự  cam  kết  WTO và  CPTPP,  Việt  Nam  chỉ  mở  cửa  thị  trường  2  phân  ngành  B(k)  và  B(l) trong biểu cam kết.
  • Đối với  việc  thành  lập  hiện  diện  thương  mại:  Các  hình  thức  hiện  diện như  văn  phòng  đại  diện,  chi  nhánh,  liên  doanh,  100%  vốn  đầu  tư  EU đều  đã  được  cho  phép  trong  khuôn  khổ    Việt  Nam  bảo  lưu  quyền hạn  chế  việc  tham  gia  cổ  phần  của  các  tổ  chức  tín  dụng  nước  ngoài (bao  gồm  cả  EU)  tại  các  ngân  hàng  thương  mại  quốc  doanh  của  Việt Nam  được  cổ  phần  hóa  như  mức  tham  gia  cổ  phần  của  các  ngân  hàng Việt  Nam.  Đối  với  việc  tham  gia  góp  vốn  dưới  hình  thức  mua  cổ  phần, tổng  mức  góp  vốn  mua  cổ  phần  của  các  tổ  chức,  cá  nhân  nước  ngoài tại  từng  ngân  hàng  thương  mại  cổ  phần  của  Việt  Nam  không  được vượt  quá  30%  vốn  điều  lệ  của  ngân  hàng  đó,  trừ  khi  pháp  luật  Việt Nam  có  quy  định  khác  hoặc  được  sự  chấp  thuận  của  cơ  quan  có  thẩm quyền  của  Việt  Nam.  Ngoài  ra,  trong  vòng  5  năm  kể  từ  ngày  Hiệp  định EVFTA  có  hiệu  lực,  Việt  Nam  sẽ  “xem  xét  thuận  lợi”  các  yêu  cầu  của các  tổ  chức  tín dụng EU  về việc  nâng  tổng  mức góp  vốn  mua  cổ  phần tại  02  ngân  hàng  thương  mại  cổ  phần  của  Việt  Nam  lên  mức  49% (cam  kết  này  không  áp  dụng  đối  với  4  ngân  hàng  thương  mại  mà  nhà nước  có  cổ  phần  lớn  (cụ  thể  Ngân  hàng  thương  mại  cổ  phần  Đầu  tư và  Phát  triển  Việt  Nam  -  BIDV,  Ngân  hàng  thương  mại  cổ  phần  Ngoại thương  Việt  Nam  -  Vietcombank,  Ngân  hàng  thương  mại  cổ  phần  Công Thương  Việt  Nam  -  Vietinbank,  và  Ngân  hàng  Nông  nghiệp  và  Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank).
Chi  nhánh  ngân  hàng  thương  mại  EU  không  được  phép  mở  các  điểm  giao dịch  khác  ngoài  trụ  sở  chi  nhánh  của  mình,  ngoại  trừ  các  cột  rút  tiền  tự động  (ATM).  Một  chi  nhánh  ngân  hàng  EU  tại  Việt  Nam  được  nộp  báo  cáo tài  chính  tổng  hợp  cho  nhiều  chi  nhánh.  Tuy  nhiên,  từng  chi  nhánh  vẫn phải  đảm  bảo  các  tỷ  lệ  an  toàn  theo  yêu  cầu  của  Ngân  hàng  Nhà  nước. Các  tổ  chức  tín  dụng  EU  được  phép  phát  hành  thẻ  tín  dụng  trên  cơ  sở  đối xử quốc gia. Dịch vụ bảo hiểm:
  • Đối với  việc  cung  cấp  dịch  vụ  qua  biên  giới:  Việt  Nam  cho  phép  cung cấp  qua  biên  giới  dịch  vụ  bảo  hiểm  (không  bao  gồm  bảo  hiểm  y  tế  bắt buộc)  cho  các  doanh  nghiệp  có  vốn  đầu  tư  nước  ngoài,  người  nước ngoài  làm  việc  tại  Việt  Nam;  dịch  vụ  tái  bảo  hiểm  và  nhượng  tái  bảo hiểm;  dịch  vụ  bảo  hiểm  vận  tải  quốc  tế;  dịch  vụ  môi  giới  bảo  hiểm  và môi giới tái bảo hiểm; dịch vụ  tư  vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường.
  • Đối với  việc  thành  lập  hiện  diện  thương  mại:  Việt  Nam  cam  kết  không hạn  chế  (kể  cả  đối  với  dịch  vụ  bảo  hiểm  y  tế  tự  nguyện  theo  pháp  luật Việt  Nam)  và  cho  phép  doanh  nghiệp  bảo hiểm  nước  ngoài  thành  lập chi  nhánh  bảo hiểm phi  nhân thọ. Chi nhánh  của  doanh nghiệp tái  bảo hiểm  nước ngoài  được phép thành  lập sau 3 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.
Dịch vụ chứng khoán: Việt  Nam  cho  phép  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  chứng  khoán  nước  ngoài  được thành  lập  văn  phòng  đại  diện,  cho  phép  thành  lập  công  ty  liên  doanh  với các  đối  tác  Việt  Nam  trong  đó  tỷ  lệ  vốn  góp  của  phía  nước  ngoài  không vượt  quá  49%  và  cho  phép  thành  lập  doanh  nghiệp  chứng  khoán  100% vốn  đầu  tư  nước  ngoài.  Đối  với  dịch  vụ  quản  lý  tài  sản;  thanh  toán  và thanh  toán  bù  trừ  chứng  khoán,  các  công  cụ  phái  sinh  và  các  sản  phẩm liên  quan  đến  chứng  khoán  khác;  cung  cấp  và  chuyển  thông  tin  tài  chính, các  phần  mềm  liên  quan  của  các  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  chứng  khoán;  tư vấn,  trung  gian  và  các  dịch  vụ  phụ  trợ  liên  quan  đến  chứng  khoán,  Việt Nam  cũng  cho  phép  các  nhà  cung  cấp  nước  ngoài  được  thành  lập  chi nhánh. Việt  Nam  cũng  cho  phép  xử  lý  dữ  liệu  tài  chính  và  cung  cấp  các  dịch  vụ tư  vấn,  trung  gian  môi  giới  qua  biên  giới,  ngoại  trừ  các  dịch  vụ  liên  quan đến  giao  dịch  cho  tài  khoản  của  mình  hoặc  tài  khoản  của  khách  hàng  tại sở  giao  dịch  chứng  khoán,  thị  trường  giao  dịch  trực  tiếp  (OTC)  hay  các  thị trường khác. Dịch vụ vận tải biển:
  • Đối với  dịch  vụ  vận  tải  biển  hành  khách  và  hàng  hóa  (trừ  vận  tải  nội địa):  Việt  Nam  cho  phép  thành  lập  các  công  ty  liên  doanh  vận  hành đội  tàu  treo  cờ  Việt  Nam  với  mức  vốn  góp  nước  ngoài  trong  liên  doanh đến  70%  vốn  pháp  định  của  liên    Thuyền  viên  nước  ngoài  được phép  làm  việc  trên  các  tàu  biển  treo  cờ  Việt  Nam  (hoặc  được  đăng  ký  ở Việt  Nam)  thuộc  sở  hữu  của  các  doanh  nghiệp  liên  doanh  tại  Việt  Nam nhưng  tổng  số  không  vượt  quá  1/3  định  biên  của  tàu.  Thuyền  trưởng hoặc  thuyền  phó  thứ  nhất  phải  là  công  dân  Việt  Nam.  Đối  với  các  hình thức  hiện  diện  thương  mại  khác  để  cung  cấp  dịch  vụ  vận  tải  biển  quốc tế,  Việt  Nam  cho  phép  thành  lập  công  ty  vận  tải  biển  nước  ngoài  liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài.
  • Đối với  dịch  vụ  cho  thuê  tàu  biển  có  người  lái:  Việt  Nam  cho  phép  liên doanh 70% vốn góp nước ngoài.
  • Đối với  dịch  vụ  bảo  trì  và  sửa  chữa  tàu  biển:  Việt  Nam  cho  phép  liên doanh 70% vốn góp nước ngoài. | Đối  với  dịch  vụ  đại  lý  tàu  biển:  Việt  Nam  cho  phép  liên  doanh  đến  49% vốn góp nước ngoài.
  • Đối với  dịch  vụ  gom  hàng  và  dịch  vụ  tái  phân  phối  công-ten-nơ  rỗng: Ngay  sau  khi  Hiệp  định  có  hiệu  lực,  ta  cho  phép  các  nhà  cung  cấp  dịch vụ  vận  tải  biển  quốc  tế  của  EU  hoặc  thành  viên  EU  thực  hiện  các  dịch vụ  này  trên  tuyến  Quy  Nhơn  -  Cái  Mép.  Sau  05  năm  kể  từ  khi  Hiệp định  có  hiệu  lực,  ta  sẽ  cho  phép  thực  hiện  dịch  vụ  tái  phân  phối  côngten-nơ rỗng trên tất cả các tuyến.
  • Đối với  dịch  vụ  nạo  vét:  Việt  Nam  cho  phép  doanh  nghiệp  EU  lập  liên doanh tới 51% để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Dịch vụ vận tải hàng không:
  • Đối với  dịch  vụ  bán  và  tiếp  thị  sản  phẩm  hàng  không:  được  phép  cung cấp  dịch  vụ  tại  Việt  Nam  thông  qua  văn  phòng  bán  vé  của  mình  hoặc các đại lý tại Việt Nam.
  • Đối với  dịch  vụ  đặt,  giữ  chỗ  bằng  máy  tính:  phải  sử  dụng  mạng  viễn thông  công  cộng  dưới  sự  quản  lý  của  nhà  chức  trách  viễn  thông  Việt Nam.
  • Đối với  dịch  vụ  bảo  dưỡng  và  sửa  chữa  máy  bay:  Việt  Nam  cho  phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  • Đối với  dịch  vụ  mặt  đất  ở  sân  bay:  Sau  5  năm  kể  từ  khi  Việt  Nam  mở cửa  cho  khu  vực  tư  nhân  sẽ  cho  phép  các  doanh  nghiệp  EU  lập  liên doanh  với  đối  tác  Việt  Nam,  trong  đó  vốn  của  phía  nước  ngoài  không quá  49%,  để  đấu  thầu  cung  cấp  dịch  vụ  này.  Ba  năm  sau  đó,  hạn  chế vốn  nước  ngoài  sẽ  là  51%.  Tuy  nhiên  trong  cam  kết  này,  Việt  Nam không  mở  cửa  hoàn  toàn  mà  có  hạn  chế,  ví  dụ  mở  cửa  với  từng  sân bay  hoặc  nhà  ga  sân  bay  mà  cho  phép  tư  nhân  tham  gia  (không  phải tất  cả  sân  bay  và  nhà  ga  sân  bay),  danh  mục  các  hoạt  động  cụ  thể  và số  lượng  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  tại  mỗi  sân  bay  phụ  thuộc  vào  quy  mô của  sân    Đồng  thời,  Việt  Nam  bảo  lưu  quyền  xem  xét  cấp  phép cho  các  liên  doanh  của  nước  ngoài  dựa  trên  nhiều  yếu  tố,  trong  đó  có (i)  các  lợi  ích  kinh  tế-xã  hội  thực  mà  nhà  đầu  tư  EU  có  thể  tạo  ra,  cam kết  lâu  dài  của  nhà  đầu  tư,  cam  kết  về  xây  dựng  năng  lực  và  chuyển giao  công  nghệ  cho  Việt  Nam,  đóng  góp  cho  nền  kinh  tế  Việt  Nam;  (ii) năng  lực  tài  chính  và  kinh  nghiệm  của  nhà  đầu  tư;  và  (iii)  tác  động  đến an ninh quốc phòng của Việt Nam.
  • Đối với  dịch  vụ  cung  cấp  đồ  ăn  trên  máy  bay:  Nhà  cung  cấp  dịch  vụ nước  ngoài  được  phép  thành  lập  hiện  diện  thương  mại  với  tỷ  lệ  vốn  góp nước ngoài không quá 49%.
Dịch vụ phân phối:
  • Đối với  diện  mặt  hàng:  Việt  Nam  loại  trừ  thuốc  lá  và  xì  gà,  sách,  báo và  tạp  chí,  vật  phẩm  đã  ghi  hình,  kim  loại  quý  và  đá  quý,  dược  phẩm, thuốc  nổ,  dầu  thô  và  dầu  đã  qua  chế  biến,  gạo,  đường  mía  và  đường củ cải khỏi phạm vi cam kết tương tự như cam kết WTO.
  • Đối với  việc  cung  cấp  dịch  vụ  phân  phối  qua  biên  giới:  Việt  Nam  chỉ cho  phép  phân  phối  các  sản  phẩm  phục  vụ  nhu  cầu  cá  nhân  và  các chương  trình  phần  mềm  máy  tính  hợp  pháp  phục  vụ  nhu  cầu  cá  nhân hoặc vì mục đích thương mại.
  • Đối với  việc  cung  cấp  dịch  vụ  thông  qua  hình  thức  hiện  diện  thương mại:  Trong  5  năm  đầu  kể  từ  khi  Hiệp  định  có  hiệu  lực,  việc  thành  lập các  cơ  sở  bán  lẻ  (ngoài  cơ  sở  thứ  nhất)  sẽ  được  xem  xét  trên  cơ  sở kiểm  tra  nhu  cầu  kinh  tế,  trừ  trường  hợp  thành  lập  cơ  sở  bán  lẻ  nhỏ  hơn 500m2  trong  khu  vực  quy  hoạch  cho  các  hoạt  động  kinh  doanh  và  đã hoàn  thành  xây  dựng  cơ  sở  hạ  tầng.  Sau  thời  hạn  này,  Việt  Nam  sẽ  bỏ yêu  cầu  kiểm  tra  nhu  cầu  kinh  tế  nhưng  bảo  lưu  quyền  thực  hiện  quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử.
Việt  Nam  cũng  đồng  ý  không  phân  biệt  đối  xử  trong  sản  xuất,  nhập  khẩu và  phân  phối  (bao  gồm  đại  lý  hoa  hồng,  bán  buôn  và  bán  lẻ)  rượu  vang  và rượu  mạnh.  Theo  đó,  cho  phép  các  doanh  nghiệp  EU  được  bảo  lưu  điều kiện  hoạt  động  theo  các  giấy  phép  hiện  hành  liên  quan  tới  phân  phối  rượu mạnh;  chỉ  cần  một  giấy  phép  để  thực  hiện  các  hoạt  động  nhập  khẩu,  phân phối đối với rượu vang.
  • Đối với  dịch  vụ  nhượng  quyền  thương  mại:  Việt  Nam  cam  kết  không hạn  chế.  Việt  Nam  cũng  cho  phép  thành  lập  chi  nhánh  với  điều  kiện trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam.
Trong các ngành phi dịch vụ Việt  Nam  cam  kết  không  hạn  chế  đầu  tư  từ  EU  trong  các  ngành  phi  dịch vụ như sau:
  • Sản xuất hàng dệt may;
  • Sản xuất trang phục, phụ kiện và các sản phẩm lông thú;
  • Thuộc da  và  phụ  kiện  thuộc  da;  sản  xuất  va  li,  túi  xách,  yên,  thắt  lưng và giày dép;
  • Sản xuất  gỗ  và  các  sản  phẩm  từ  gỗ  và  mùn  cưa,  ngoại  trừ  đồ  nội  thất; sản  xuất  các  sản  phẩm  mây  đan  (ngoại  trừ  các  biện  pháp  để  bảo  vệ rừng tự nhiên);
  • Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy;
  • Sản xuất các sản phẩm lò than cốc;
  • Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất trừ việc nổ;
  • Sản xuất cao su và các sản phẩm nhựa;
  • Sản xuất  các  sản  phẩm  khoáng  sản  phi  kim  loại  (tuy  nhiên  đầu  tư trong các ngành này phải căn cứ vào quy hoạch của Chính phủ);
  • Sản xuất  kim  loại  cơ  bản,  ngoại  trừ  sản  xuất  thanh  thép  xây  dựng  D6D32  mm  và  ống  thép  hàn  D11-D114mm;  tấm  nhuộm  màu  và  mạ  kẽm;
  • Sản xuất các sản phẩm từ kim loại, ngoại trừ máy móc, thiết bị;
  • Sản xuất máy móc đa năng;
  • Sản xuất  thiết  bị  đặc  biệt  ngoại  trừ  vũ  khí  và  đạn  dược,  pháo  nổ,  pháo hoa;
  • Sản xuất các thiết bị gia dụng chưa được phân loại;
  • Sản xuất thiết bị văn phòng, máy đánh chữ và máy tính;
  • Sản xuất thiết bị và dụng cụ phát thanh, truyền hình và truyền thông;
  • Sản xuất  dụng  cụ,  thiết  bị  y  tế,  kiểm  tra  độ  chính  xác  và  quang  học, đồng hồ cá nhân và các loại đồng hồ đo thời gian khác;
  • Sản xuất  xe  có  động  cơ,  rơ-moóc  và  xe  bán  rơ-moóc,  ngoại  trừ  đầu  tư sản  xuất  lắp  ráp  động  cơ  phải  căn  cứ  vào  quy  hoạch  của  Chính  phủ, quy hoạch này có thể dành ưu đãi hơn cho nhà đầu tư trong nước;
  • Sản xuất  và  sửa  chữa  tàu  biển  gồm  tàu  hàng  trên  10000DWT;  tàu công-te-nơ  trên  800  TEU;  tàu  chở  khách  trên  500  chỗ  (chỉ  cho  phép liên  doanh  trong  đó  vốn  góp  của  nhà  đầu  tư  nước  ngoài  không  được vượt quá 50%);
  • Sản xuất  đầu  máy  xe  lửa,  xe  điện  và  toa  xe  (chỉ  cho  phép  liên  doanh trong  đó  vốn  góp  của  nhà  đầu  tư  nước  ngoài  không  được  vượt  quá 49%);
  • Sản xuất  máy  bay  và  tàu  vũ  trụ  (chỉ  cho  phép  liên  doanh  trong  đó  vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%);
  • Sản xuất  xe  gắn  máy  (đầu  tư  sản  xuất  lắp  ráp  động  cơ  phải  có  căn  cứ vào  quy  hoạch  của  Chính  phủ,  quy  hoạch  này  có  thể  dành  ưu  đãi  hơn cho nhà đầu tư trong nước);
  • Sản xuất xe đạp và xe dành cho người khuyết tật;
  • Sản xuất nội thất và các sản phẩm khác chưa được phân loại;
  • Tái chế,  ngoại  trừ  doanh  nghiệp  có  vốn  đầu  tư  nước  ngoài  không  trực tiếp  thu  thập  rác  thải  từ  các  hộ  gia  đình.  Các  doanh  nghiệp  này  chỉ được  phép  cung  cấp  các  dịch  vụ  tại  các  địa  điểm  thu  thập  rác  thảo  theo quy định của chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện.
  1. Cam kết của EU
Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan: EU cam kết không hạn chế. Dịch  vụ  kinh  doanh  khác  ngoài  dịch  vụ  máy  tính  và  các  dịch  vụ  liên quan: EU cam kết không hạn chế đối với nhiều dịch vụ kinh doanh khác như:
  • Dịch vụ nghiên cứu và phát triển về khoa học xã hội và nhân văn;
  • Dịch vụ cho thuê trang thiết bị viễn thông;
  • Dịch vụ quảng cáo;
  • Dịch vụ nghiên cứu thị trường và thăm dò ý kiến cộng đồng;
  • Dịch vụ tư vấn quản lý;
  • Dịch vụ tư vấn và cố vấn liên quan đến sản xuất;
  • Dịch vụ  bảo  trì  và  sửa  chữa  các  sản  phẩm  kim  loại,  máy  móc  (không dùng  cho  văn  phòng),  thiết  bị  (không  dùng  cho  vận  chuyển  và  văn phòng) và các mặt hàng dùng cho cá nhân và hộ gia đình;
  • Dịch vụ đóng gói;
  • Dịch vụ tổ chức hội nghị;
  • Dịch vụ tư vấn viễn thông;
  • Dịch vụ trả lời điện thoại.
Dịch vụ bưu chính và chuyển phát: Dịch  vụ  liên  quan  đến  việc  xử  lý  bưu  phẩm  theo  danh  sách  các  phân ngành  sau  đây,  dù  cho  các  điểm  đến  trong  nước  hoặc  nước  ngoài:  (i)  Xử lý  các  thông  tin  dưới  dạng  văn  bản  có  địa  chỉ  trên  bất  kỳ  loại  phương  tiện vật  lý  nào,  bao  gồm  dịch  vụ  có  thư  lai  ghép  và  thư  gửi  trực  tiếp;  (ii)  Xử  lý bưu  kiện  và  các  gói  hàng  có  địa  chỉ;  (iii)  Xử  lý  các  sản  phẩm  báo  chí  có địa  chỉ;  (iv)  Xử  lý  các  vật  phẩm  nêu  trong  từ  điểm  (i)  đến  (iii)  ở  trên  dưới hình  thức  thư  đã  đăng  ký  hoặc  bảo  đảm;  (v)  dịch  vụ  chuyển  phát  nhanh cho  các  vật  phẩm  nêu  từ  điểm  (i)  đến  (iii)  ở  trên;  (vi)  Xử  lý  các  bưu  kiện không có địa chỉ; và (vii) trao đổi tài liệu.  Tuy nhiên, phân ngành (i), (iv) và  (v)  được  loại  trừ  khi  nằm  trong  phạm  vi  của  các  dịch  vụ  mà  giá  của  nó ít  hơn  năm  lần  so  với  giá  cước  cơ  bản,  với  điều  kiện  cân  nặng  ít  hơn  100 gam,  và  dành  cho  dịch  vụ  thư  đã  đăng  ký  sử  dụng  trong  quá  trình  thực hiện  thủ  tục  tư  pháp  hoặc  hành  chính  (một  phần  của  CPC  751,  một  phần của CPC 71235  một phần của CPC 73210): Cung cấp dịch vụ qua biên giới, EU cam kết: Không hạn chế. Đầu tư, hiện diện thương mại, EU cam kết: Không hạn chế Dịch  vụ viễn thông  không bao gồm các  dịch  vụ  phát  sóng  và các hoạt động kinh  tế  bao  gồm  việc cung cấp nội  dung mà  yêu cầu các dịch  vụ viễn  thông cho việc truyền  tải.  Tất cả các  dịch  vụ bao gồm việc truyền và nhận tín  hiệu bằng bất  kỳ phương  tiện điện  từ  không bao  gồm  truyền quảng bá: Cung cấp dịch vụ qua biên giới, EU cam kết: Không hạn chế. Đầu tư, hiện diện thương mại, EU cam kết: Không hạn chế Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm:
  • Đối  với  phương  thức  cung  cấp  dịch  vụ  qua  biên  giới  và  tiêu  dùng  ở nước  ngoài:  Hầu  hết  các  nước  thành  viên  EU  chỉ  cam  kết  dịch  vụ  bảo hiểm  gốc  để  bảo  hiểm  các  rủi  ro  liên  quan  đến  vận  tải  hàng  hóa  đường biển,  hàng  không  thương  mại,  vũ  trụ  (kể  cả  vệ  tinh)  và  hàng  hóa  quá cảnh  quốc  tế.  Ngoài  ra,  một  số  nước  thành  viên  cũng  duy  trì  điều  kiện về hình thức pháp nhân và chi nhánh để cung cấp dịch vụ.
  • Đối với  phương  thức  tiêu  dùng  ở  nước  ngoài:  Hầu  hết  các  nước  thành viên  EU  chưa  cam  kết  cho  môi  giới  để  tiêu  dùng  ở  nước  ngoài.  Ngoài ra,  một  số  nước  thành  viên  cũng  duy  trì  điều  kiện  để  ký  hợp  đồng  hoặc đối tượng được bảo hiểm.
  • Đối  với  việc  thành  lập  hiện  diện  thương  mại:  Một  số  nước  thành  viên EU  duy  trì  điều  kiện  cấp  giấy  phép,  hình  thức  pháp  nhân,  chi  nhánh  để cung  cấp  dịch  vụ,  yêu  cầu  về  cư  trú  (hoặc  thay  thế  bằng  kinh  nghiệm).
Dịch  vụ  ngân  hàng  và  các  dịch  vụ  tài  chính  khác  (ngoại  trừ  dịch  vụ bảo hiểm):
  • Đối với  phương  thức  cung  cấp  dịch  vụ  qua  biên  giới:  Hầu  hết  các  nước EU  chỉ  cho  phép  cung  cấp  các  thông  tin  tài  chính  và  dữ  liệu  tài  chính đang  xử  lý,  tư  vấn  và  các  dịch  vụ  hỗ  trợ  khác  không  bao  gồm  môi  giới. Ngoài  ra,  một  số  nước  thành  viên  EU  duy  trì  điều  kiện  về  hình  thức pháp  nhân,  chi  nhánh,  yêu  cầu  sử  dụng  mạng  viễn  thông  công  cộng hoặc mạng của nhà cung cấp được cấp phép khác.
  • Đối với  phương  thức  tiêu  dùng  ở  nước  ngoài:  Một  số  nước  thành  viên EU  duy  trì  các  điều  kiện  liên  quan  đến  việc  sử  dụng  mạng  viễn  thông công cộng, hoặc mạng của nhà cung cấp được cấp phép khác.
  • Đối với việc  thành  lập hiện diện thương  mại:  EU duy  trì  các điều kiện về  hình thức pháp nhân và chi nhánh để cung cấp  dịch  vụ. Một số nước thành viên cũng duy trì yêu cầu về cư trú.
Dịch vụ vận tải biển:
  • Đối với  dịch  vụ  vận  tải  biển  hàng  hóa  và  hành  khách  quốc  tế:  EU cam  kết  không  hạn  chế,  ngoại  trừ  Áo,  Bỉ,  Bun-ga-ri,  Cộng  hòa  Síp, Cộng  hòa  Séc,  Đức,  Đan  Mạch,  Tây  Ban  Nha,  Ê-xtô-ni-a,  Phần  Lan, Pháp,  Hy  Lạp,  Hung-ga-ri,  Ai-len,  I-ta-li-a,  Lít-va,  Lúc-xem-bua,  Hà Lan,  Ba  Lan,  Bồ  Đào  Nha,  Ru-ma-ni,  Xlô-va-ki-a,  Xlô-ven-ni-a,  Thụy Điển  chưa  cam  kết  đối  với  việc  thành  lập  công  ty  đăng  ký  vì  mục  đích vận hành đội tàu treo cờ quốc tế quốc gia của nước đó.
  • Đối  với  dịch  vụ  hỗ  trợ  vận  tải  biển  (dịch  vụ  xếp  dỡ  hàng  hóa,  dịch  vụ kho  bãi,  dịch  vụ  thông  quan,  dịch  vụ  kho  bãi  công-te-nơ,  dịch  vụ  đại lý  hàng  hải,  dịch  vụ  giao  nhận  vận  tải  hàng  hải,  cho  thuê  tàu  với  thủy thủ  đoàn,  dịch  vụ  lai  dắt,  dịch  vụ  hỗ  trợ  vận  tải  biển  khác):  EU  cam  kết không hạn chế ngoại trừ:
  • Áo, Bỉ,  Bun-ga-ri,  Cộng  hòa  Síp,  Cộng  hòa  Séc,  Đức,  Đan  Mạch, Tây  Ban  Nha,  E-xtô-ni-a,  Phần  Lan,  Pháp,  Hy  Lạp,  Hung-ga-ri,  Ailen,  I-ta-li-a,  Lít-va,  Lúc-xem-bua,  Hà  Lan,  Ba  Lan,  Bồ  Đào  Nha, Ru-ma-ni,  Xlô-va-ki-a,  Xlô-ven-ni-a,  Thụy  Điển  chưa  cam  kết  đối với  việc  thành  lập  công  ty  đăng  ký  vì  mục  đích  vận  hành  đội  tàu  treo cờ quốc gia của nước đó.
  • I-ta-li-a áp  dụng  kiểm  tra  nhu  cầu  kinh  tế  đối  với  dịch  vụ  xếp  dỡ hàng  hóa  hàng  hải  và  áp  dụng  yêu  cầu  về  cư  trú  đối  với  dịch  vụ  đại lý hàng hải.
  • Bun-ga-ri duy  trì  hạn  chế  đối  với  việc  thành  lập  chi  nhánh  trực  tiếp (Yêu  cầu  thành  lập  công  ty).  Đối  với  dịch  vụ  đại  lý  hàng  hải,  công ty  tàu  biểu  của  Việt  Nam  có  quyền  thành  lập  văn  phòng  chi  nhánh hoạt  động  như  đại  lý  cho  văn  phòng  trụ  sở  chính.  Dịch  vụ  hỗ  trợ  vận tải  biển  sử  dụng  tàu  treo  cờ  Bun-ga-ri  áp  dụng  điều  kiện  về  quốc tịch.
  • Crô-a-ti-a không  cam  kết  đối  với  dịch  vụ  thông  quan,  dịch  vụ  kho bãi  công-te-nơ,  dịch  vụ  đại  lý  hàng  hải  và  dịch  vụ  giao  nhận  vận  tải hàng  hải.  Đối  với  dịch  vụ  xếp  dỡ  hàng  hóa,  dịch  vụ  kho  bãi,  dịch  vụ lai  dắt  và  các  dịch  vụ  hỗ  trợ  khác  (bao  gồm  cung  cấp  đồ  ăn),  yêu cầu  pháp  nhân  nước  ngoài  phải  thành  lập  công  ty  tại  Crô-a-ti-a.  Số lượng  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  có  thể  bị  hạn  chế  cho  sức  chứa  của cảng.
  • Xlô-ven-ni-a duy  trì  hạn  chế  chỉ  pháp  nhận  thành  lập  tại  Xlô-venni-a  được  cung  cấp  dịch  vụ  thông  quan  (không  cho  phép  chi  nhánh).
  • Phần Lan  duy  trì  hạn  chế  chỉ  các  loại  tàu  treo  cờ  của  Phần  Lan  mới được cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ vận tải hàng không:
  • Đối với  dịch  vụ  mặt  đất  (bao  gồm  dịch  vụ  cung  cấp  đồ  ăn):  EU  chưa mở  cửa  nhưng  cam  kết  sẽ  dành  đối  xử  quốc  gia  cho  nhà  cung  cấp  dịch vụ  Việt  Nam  khi  mở  cửa.  Ngoài  ra,  hoạt  động  và  số  lượng  nhà  cung cấp  dịch  vụ  tại  sân  bay  có  thể  bị  hạn  chế  do  quy  mô,  sức  chứa  nhưng không  ít  hơn  hai  nhà  cung  cấp  trong  trường  hợp  có  lý  do  khác.  Bun-gari  không  cho  phép  việc  trực  tiếp  thành  lập  chi  nhánh  (yêu  cầu  thành lập công ty).
  • Đối với dịch vụ kho bãi: EU cam kết không hạn chế ngoại trừ:
  • Bun-ga-ri chưa  cho  phép  thành  lập  chi  nhánh  trực  tiếp  (yêu  cầu thành lập công ty).
  • Ba Lan duy  trì  một  số  hạn  chế  đối  với  dịch  vụ  lưu  trữ  hàng  hóa  đông lạnh  hoặc  làm  mát  và  lưu  kho  số  lượng  lớn  chất  lỏng  hoặc  khí  Hoạt  động  và  số  lượng  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  tại  sân  bay  có  thể  bị hạn  chế  do  quy  mô,  sức  chứa  nhưng  không  ít  hơn  hai  nhà  cung  cấp trong trường hợp có lý do khác.
  • Đối với  dịch  vụ  đại  lý  vận  tải  hàng  hóa:  EU  cam  kết  không  hạn  chế ngoại trừ:
  • Cộng hòa  Síp,  Cộng  hòa  Séc,  Hung-ga-ri,  Man-ta,  Ba  Lan,  Ru-mani, Xlô-va-ki-a chưa cam kết.
  • Bun-ga-ri duy  trì  hạn  chế  là  nhà  cung  cấp  dịch  vụ  nước  ngoài  chỉ có  thể  cung  cấp  dịch  vụ  thông  qua  góp  vốn  vào  các  công  ty  của Bun-ga-ri  với  hạn  chế  vốn  góp  nước  ngoài  là  49%  và  thông  qua  chi nhánh.
  • Xlô-ven-ni-a chỉ  cho  phép  pháp  nhân  thành  lập  tại  Xlô-ven-ni-a thực hiện thông quan (không cho phép chi nhánh).
  • Đối với  dịch  vụ  cho  thuê  máy  bay  kèm  người  điều  khiển:  EU  không  hạn chế  ngoại  trừ  máy  bay  của  một  hãng  hàng  không  EU  phải  được  đăng ký  tại  nước  thành  viên  EU  cấp  phép  cho  hãng  hàng  không  đó  hoặc  tại một  nước  thành  viên  khác  (nếu  được  nước  thành  viên  cấp  phép  cho hãng  hàng  không  đó  đồng  ý).  Để  được  đăng  ký,  máy  bay  đó  hoặc  phải được  sở  hữu  bởi  thể  nhân  đáp  ứng  các  tiêu  chí  về  quốc  tịch  cụ  thể  hoặc tiêu  chí  cụ  thể  đến  sở  hữu  vốn  và  kiểm  soát.  Máy  bay  phải  được  vận hành  bởi  một  hãng  hàng  không  hoặc  bởi  thể  nhân  đáp  ứng  các  tiêu  chí về quốc tịch cụ thể hoặc tiêu chí cụ thể đến sở hữu vốn và kiểm soát.
  • Đối với  dịch  vụ  bán  hàng  tiếp  thị  và  dịch  vụ  hệ  thống  đặt  giữ  chỗ  qua máy tính (CRS):  EU cam kết không hạn chế, ngoại trừ:
  • Duy trì  quyền  áp  dụng  nguyên  tắc  đối  xử  có  đi  có  lại  với  dịch  vụ  và nhà cung cấp của Việt Nam.
  • Bun-ga-ri chưa  cho  phép  thành  lập  chi  nhánh  mà  yêu  cầu  phải thành lập công ty.
Dịch vụ phân phối: EU  loại  trừ  vũ  khí,  đạn  dược,  chất  nổ  và  các  vật  dụng  chiến  tranh  khác  ra khỏi phạm vi cam kết.
  • Đối với  việc  cung  cấp  dịch  vụ  bán  buôn,  bán  lẻ,  đại  lý  hoa  hồng  qua biên  giới và  tiêu  dùng  ở  nước  ngoài:  EU  cam  kết  không hạn  chế  ngoại trừ:
  • Các thành  viên  EU  ngoại  trừ  Áo,  Xlô-ven-ni-a  và  Phần  Lan  chưa cam  kết  đối  với  việc  phân  phối  các  sản  phẩm  hóa  chất,  và  các  kim loại quý (và đá).
  • Áo chưa  cam  kết  đối  với  việc  phân  phối  hoa,  vật  liệu  dễ  cháy,  các thiết bị nổ và các chất độc hại.
  • Áo và  Bun-ga-ri  chưa  cam  kết  đối  với  việc  phân  phối  sản  phẩm dùng trong y tế.
  • Cro-a-ti-a chưa cam kết đối với các sản phẩm thuốc lá.
  • Lít-va duy  trì  hạn  chế  phải  có  giấy  phép  khi  phân  phối  pháo  hoa  và giới  hạn  chỉ  có  các  pháp  nhân  được  thành  lập  tại  EU  mới  có  thể  xin được  giấy  phép.  Thụy  Điển  duy  trì  hạn  chế  đối  với  sản  phẩm  diệt khuẩn.
  • Đối với  việc  cung  cấp  dịch  vụ  bán  buôn,  bán  lẻ,  đại  lý  hoa  hồng  qua biên giới:  EU cam kết không hạn chế ngoại trừ:
  • Áo, Bun-ga-ri,  Pháp,  Ba  Lan,  Ru-ma-ni  chưa  cam  kết  đối  với  việc phân phối thuốc lá và sản phẩm thuốc lá.
  • I-ta-li-a duy trì độc quyền nhà nước đối với bán buôn thuốc lá.
  • Bun-ga-ri, Phần  Lan,  Ba  Lan,  Ru-ma-ni  chưa  cam  kết  đối  với  việc phân phối các loại đồ uống có cồn.
  • Thụy Điển chưa cam kết đối với việc bán lẻ đồ uống có cồn.
  • Áo, Bun-ga-ri,  CH  Séc,  Phần  Lan,  Ru-ma-ni,  Xlô-va-ki-a,  Xlô-venni-a chưa cam kết đối với phân phối dược phẩm.
  • Bun-ga-ri, Hung-ga-ri,  Ba  Lan  chưa  cam  kết  đối  với  dịch  vụ  môi  giới hàng hóa.
  • Pháp chưa  cam  kết  đối  với  thương  nhân  và  môi  giới  làm  đại  lý  hoa hồng  tại  17  thị  trường  có  lợi  ích  quốc  gia  về  sản  phẩm  thực  phẩm tươi sống và bán buôn dược phẩm.
  • Man-ta chưa cam kết đối với dịch vụ đại lý hoa hồng.
  • Bỉ, Bun-ga-ri,  Cộng  hòa  Síp,  Đức,  Đan  Mạch,  Tây  Ban  Nha,  Pháp, Hy  Lạp,  Ai-len,  I-ta-li-a,  Lúc-xem-bua,  Man-ta,  Hà  Lan,  Ba  Lan,  Bồ Đào  Nha,  Xlô-va-ki-a  chưa  cam  kết  dịch  vụ  bán  lẻ,  ngoại  trừ  hình thức thư đặt hàng.
  • Cộng hòa  Síp  duy  trì  hạn  chế  phải  có  điều  kiện  quốc  tịch  khi  bán buôn dược phẩm.
  • Đối với  việc  thành  lập  hiện  diện  thương  mại:  EU  cam  kết  không  duy  trì hạn chế nào ngoại trừ:
  • Áo chưa  cam  kết  đối  với  việc  phân  phối  pháo  hoa,  mặt  hàng  dễ cháy  nổ,  các  vật  liệu  dễ  cháy  và  chất  nổ  và  chất  độc  hại.  Đối  với việc  phân  phối  dược  phẩm  và  thuốc  lá,  Áo  chỉ  dành  độc  quyền  và/ hoặc  cấp  phép  cho  công  dân  của  các  nước  thành  viên  EU  và  cho các pháp nhân của EU có trụ sở tại EU.
  • Phần Lan  chưa  cam  kết  đối  với  việc  phân  phối  thức  uống  và  dược phẩm.
  • Crô-a-ti-a chưa cam kết đối với việc phân phối sản phẩm thuốc lá.
  • Pháp và  I-ta-li-a  duy  trì  độc  quyền  nhà  nước  đối  với  bán  buôn  thuốc lá.
  • Pháp duy  trì  hạn  chế  cấp  phép  bán  buôn  dược  phẩm  phải  đáp  ứng kiểm tra nhu cầu kinh tế.
  • Tây Ban  Nha,  Pháp,  và  I-ta-li-a  duy  trì  độc  quyền  nhà  nước  đối  với bán lẻ thuốc lá.
  • Bỉ, Bun-ga-ri,  Đan  Mạch,  Pháp,  I-ta-li-a,  Man-ta  và  Bồ  Đào  Nha  duy trì  hạn  chế  các  cửa  hàng  bách  hóa  bán  lẻ  (trong  trường  hợp  của Pháp  phải  là  các  cừa  hàng  lớn)  được  cấp  phép  phải  đáp  ứng  kiểm tra nhu cầu kinh tế.
  • Ai-len, Thụy  Điển  chưa  cam  kết  đối  với  việc  bán  lẻ  đồ  uống  có  cồn.
Cam kết đối với các ngành phi dịch vụ EU  cam  kết  không  hạn  chế  đầu  tư  từ  Việt  Nam  trong  các  ngành  phi  dịch vụ như sau:
  • Sản xuất thực phẩm và đồ uống;
  • Sản xuất các sản phẩm thuốc lá;
  • Sản xuất hàng dệt may;
  • Sản xuất trang phục; và nhuộm da lông thú;
  • Thuộc da  và  quần  áo  bằng  da;  sản  xuất  hành  lý,  túi  xách,  yên,  dây  nịt và giày dép;
  • Sản xuất  gỗ  và  sản  phẩm  gỗ,  nứa,  trừ  đồ  nội  thất;  sản  xuất  đồ  làm  từ rơm rạ và vật liệu tết bện;
  • Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy;
  • Sản xuất sản phẩm lò than cốc;
  • Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa học khác với chất liệu nổ;
  • Sản xuất các sản phẩm cao su và chất dẻo;
  • Sản xuất các sản phẩm khoáng sản phi kim loại khác;
  • Sản xuất kim loại cơ bản;
  • Sản xuất các sản phẩm từ kim loại, trừ máy móc, thiết bị;
  • Sản xuất máy thông dụng;
  • Sản xuất máy móc chuyên dụng ngoài vũ khí và đạn dược;
  • Sản xuất các thiết bị gia dụng chưa được phân loại;
  • Sản xuất  máy  móc  dùng  cho  văn  phòng,  hoạt  động  kế  toán  và  điện toán;
  • Sản xuất máy móc và thiết bị điện chưa được phân loại;
  • Sản xuất radio, tivi và thiết bị truyền thông và thiết bị máy móc khác;
  • Sản xuất  dụng  cụ  y  tế,  dụng  cụ  chính  xác,  dụng  cụ  quang  học,  đồng hồ đeo tay và đồng hồ treo tường;
  • Sản xuất xe có động cơ, rơ-moóc, bán rơ-moóc;
  • Sản xuất  các  thiết  bị  vận  tải  khác  (phi  quân  sự,  ngoại  trừ  việc  sản  xuất các  tàu  chiến,  máy  bay  chiến  đấu  và  thiết  bị  vận  tải  khác  vì  mục  đích quân sự;
  • Sản xuất đồ nội thất; sản xuất chưa được phân loại;
  • Tái chế.
  • Mua sắm của Chính phủ
Hiệp định EVFTA bao gồm các nguyên tắc về mua sắm của Chính phủ (đấu thầu công) tương đương với quy định của Hiệp định mua sắm của Chính phủ của WTO (GPA). Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu…: Việt Nam sẽ thực hiện theo lộ trình; EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước. Việt Nam cam kết cho phép các nhà thầu EU được tham gia thầu trong các gói thầu của:
  • Các Bộ ngành, bao gồm cả các gói thầu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như đường xá và cảng biển
  • Các doanh nghiệp nhà nước quan trọng, ví dụ các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối điện và quản lý tàu hỏa trên toàn quốc
  • 34 bệnh viện công
  • Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Một số cam kết mở cửa thị trường mua sắm công của Việt Nam trong EVFTA Nguồn: Ủy ban châu Âu
  • Sở hữu trí tuệ
Phần sở hữu trí tuệ trong EVFTA gồm các cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý... với mức bảo hộ cao hơn so với WTO; tuy nhiên các mức này về cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam Về chỉ dẫn địa lý, Việt Nam cam kết bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm. Đây là điều kiện để một số chủng loại nông sản nổi bật của Việt Nam tiếp cận và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU. Về dược phẩm, Việt Nam cam kết tăng cường bảo hộ độc quyền dữ liệu cho các sản phẩm dược phẩm của EU, và nếu cơ quan có thẩm quyền chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm thì thời hạn bảo hộ sáng chế có thể được kéo dài thêm nhưng không quá 2 năm.
  • Doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp
Về doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Hai Bên thống nhất về các nguyên tắc đối với các DNNN; các nguyên tắc này, cùng với các nguyên tắc về trợ cấp, hướng tới  việc bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DNNN và doanh nghiệp dân doanh khi các DNNN tham gia vào các hoạt động thương mại. Các nghĩa vụ chính của Chương DNNN là: (i) hoạt động theo cơ chế thị trường, nghĩa là doanh nghiệp có quyền tự quyết định trong hoạt động kinh doanh và không có sự can thiệp hành chính của Nhà nước, ngoại trừ trường hợp thực hiện mục tiêu chính sách công; (ii) không có sự phân biệt đối xử trong mua bán hàng hóa, dịch vụ đối với những ngành, lĩnh vực đã mở cửa; (iii) minh bạch hóa các thông tin cơ bản của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Đối với các khoản trợ cấp trong nước: Sẽ có các quy tắc về minh bạch và có thủ tục tham vấn.
  • Thương mại điện tử
Để phát triển thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU, hai bên cam kết không đánh thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử. Hai bên cũng cam kết hợp tác thông qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lý được đặt ra trong thương mại điện tử, bao gồm:
  • Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc truyền dẫn hay lưu trữ thông tin;
  • Ứng xử với các hình thức liên lạc điện tử trong thương mại không được sự cho phép của người nhận (như thư điện tử chào hàng, quảng cáo…);
  • Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử.
  • Hai bên cũng sẽ hợp tác trao đổi thông tin về quy định pháp luật trong nước và các vấn đề thực thi liên quan.
  • Minh bạch hóa
Xuất phát từ thực tiễn môi trường pháp lý trong nước có ảnh hưởng lớn đến thương mại, Hiệp định EVFTA dành một chương riêng về minh bạch hóa với các yêu cầu chung nhất để đảm bảo một môi trường pháp lý hiệu quả và có thể dự đoán được cho các chủ thể kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Thương mại và phát triển bền vững
EVFTA bao gồm một chương khá toàn diện về thương mại và phát triển bền vững, bao gồm một số nội dung quan trọng như:
  • Cam kết thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), các Công ước của ILO (không chỉ các Công ước cơ bản), các Hiệp định Đa phương về Môi trường mà mỗi Bên đã ký kết/gia nhập;
  • Cam kết gia nhập/ký kết các Công ước cơ bản của ILO mà mỗi Bên chưa tham gia;
  • Cam kết sẽ không vì mục tiêu thu hút thương mại và đầu tư mà giảm bớt các yêu cầu hoặc phương hại tới việc thực thi hiệu quả các luật về môi trường và lao động trong nước;
  • Thúc đẩy Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp, có dẫn chiếu tới các thông lệ quốc tế về vấn đề này;
  • Một điều khoản về biến đổi khí hậu và các cam kết bảo tồn và quản lý bền vững đa dạng sinh học (bao gồm động thực vật hoang dã), rừng (bao gồm khai thác gỗ bất hợp pháp), và đánh bắt cá.
  • Các cơ chế tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự vào việc thực thi. Chương này, cả từ góc độ nội địa (tham vấn các nhóm tư vấn nội địa) và song phương (các diễn đàn song phương);
  • Các điều khoản tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình.
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp
EVFTA thiết lập một cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa Việt Nam và EU trong việc diễn giải và thực thi các cam kết của Hiệp định;
  • Cơ chế này áp dụng đối với hầu hết các Chương của Hiệp định và được đánh giá trong một số mặt là nhanh và hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO;
  • Cơ chế này được thiết kế với tính chất là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng, khi các bên không giải quyết được tranh chấp bằng các hình thức khác;
  • Cơ chế này bao gồm các quy trình và thời hạn cố định để giải quyết tranh chấp, theo đó hai Bên trước tiên phải tham vấn, nếu tham vấn không đạt được kết quả thì một trong hai Bên có thể yêu cầu thiết lập một Ban hội thẩm bao gồm các chuyên gia pháp lý độc lập;
EVFTA cũng dự liệu một cơ chế khác mềm dẻo hơn: cơ chế trung gian, để xử lý các vấn đề liên quan tới các biện pháp có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và thương mại song phương.
  1. Tham vấn và hòa giải
Tham vấn EVFTA  yêu  cầu  mọi  tranh  chấp  phải  được  bắt  đầu  giải  quyết  bằng  bước tham  vấn  giữa  hai  Bên.  Cụ  thể,  Bên  có  khiếu  nại  phải  gửi  yêu  cầu  tham vấn  đến  cho  Bên  kia,  và  gửi  bản  sao  yêu  cầu  đó  cho  Ủy  ban  Thương  mại song  phương  của  Hiệp  định  EVFTA.  Tại  yêu  cầu  tham  vấn,  Bên  có  khiếu nại  phải  nêu  rõ  hai  nội  dung  gồm:  (i)  Hành  vi  bị  khiếu  nại;  và  (ii)  các  điều khoản liên quan trong Hiệp định. Hai  Bên  sẽ  phải  cùng  tiến  hành  tham  vấn  trong  vòng  30  ngày  tại  lãnh  thổ của  Bên  bị  khiếu  nại  kể  từ  ngày  Bên  bị  khiếu  nại  nhận  được  yêu  cầu  tham vấn trừ khi các Bên có thỏa thuận khác. Sau  45 ngày  mà  việc tham vấn chưa tiến  hành,  đã tiến  hành  nhưng  không đạt kết quả thì coi như  kết  thúc bước này. Các  thời  hạn  này có thể  ngắn hơn (lần lượt là 15 ngày và 20 ngày) đối  với  các  trường  hợp khẩn cấp. Tuy nhiên trong mọi trường hợp hai  Bên đều có thể thỏa thuận gia hạn các thời hạn này. Trong  quá  trình  tham  vấn,  mỗi  Bên  phải  cung  cấp  đầy  đủ  thông  tin  thực  tế để  xem  xét  cách  thức  mà  các  biện  pháp  được  cho  là  vi  phạm  có  thể  ảnh hưởng  đến  việc  thi  hành  và  áp  dụng  Hiệp  định  này.  Ngoài  ra,  tất  cả  thông tin  và  quan  điểm  của  các  Bên  đều  phải  được  bảo  mật  và  không  làm  ảnh hưởng tới quyền của các Bên trong các quy trình tố tụng tiếp theo. Bên  yêu  cầu  tham  vấn  có  thể  được  tiến  hành  thủ  tục  trọng  tài  trong  trường hợp: (a)  Bên  bị  yêu  cầu  tham  vấn  không  trả  lời  yêu  cầu  tham  vấn  trong  vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn; (b)  Tham  vấn  không  đựợc  tiến  hành  trong  khoảng  thời  gian  quy  định  nêu trên; (c) Các Bên thỏa thuận không tổ chức tham vấn; hoặc (d)  Tham  vấn  đã  kết  thúc  mà  không  đạt  được  giải  pháp  đồng  thuận  giữa các Bên. Hòa giải Mục  tiêu  của  cơ  chế  hòa  giải  trong  Hiệp  định  EVFTA  là  nhằm  tạo  thuận lợi,  giúp  các  Bên  tìm  kiếm  các  giải  pháp  đồng  thuận  thông  qua  một  thủ  tục toàn diện và nhanh chóng với sự hỗ trợ của một hòa giải viên. Bên  có  khiếu  nại  có  thể  yêu  cầu các Bên tham gia vào thủ  tục hòa  giải  vào bất cứ  lúc nào bằng việc gửi văn bản gửi cầu  đến Bên bị yêu cầu, trong đó văn bản yêu cầu hòa giải phải: (a) Chỉ ra rõ biện pháp cụ thể muốn khiếu nại; (b)  Đưa  ra  một  bản  trình  bày  về  các  tác  động  bị  cho  là  bất  lợi  mà  Bên  yêu cầu  cho  rằng  biện  pháp  đó  có  hoặc  có  thể  có  đối  với  thương  mại  hoặc  tự do hóa đầu tư giữa các Bên; và (c)  Giải  thích  mối  quan  hệ  nhân  quả  giữa  biện  pháp  bị  khiếu  nại  và  hậu quả do biện pháp đó gây ra
  1. Thủ tục trọng tài
Thành lập Hội đồng trọng tài Nếu  hai  Bên  không  đạt  được  thỏa  thuận  giải  quyết  tranh  chấp  qua  tham vấn  thì  Bên  có  khiếu  kiện  có  thể  gửi  yêu  cầu  thành  lập  Hội  đồng  trọng  tài để  giải  quyết  tranh  chấp  bằng  quy  trình  trọng  tài.  Yêu  cầu  phải  được  lập thành văn bản, gửi tới cho Bên kia và Ủy ban Thương mại của EVFTA. Hội  đồng  trọng  tài  bao  gồm  03  trọng  tài  viên,  được  thành  lập  trong  vòng 10  ngày  trên  cơ  sở  thỏa  thuận  của  hai  Bên về thành phần cụ thể của Hội đồng  trọng  tài.  Trường  hợp  các  Bên  không  thỏa  thuận  được  về  thành  phần của  Hội  đồng  trọng  tài  trong  vòng  10  ngày,  mỗi  Bên  phải  chỉ  định  một trọng  tài  viên  trong  danh  sách  các  ứng  viên  trọng  tài  mà  đã  được  Bên  đó lập ra theo quy định tại Điều 15.23 (Danh  sách  Trọng  tài  viên).  Nếu một Bên không chỉ định được trọng  tài viên  từ  danh  sách  của  mình thì trọng  tài viên  phải  được lựa chọn bằng bốc thăm, theo  yêu  cầu  của  Bên còn  lại, bởi Chủ tịch Ủy ban Thương mại. EVFTA  có  quy  định  cụ  thể  về  điều  kiện  trọng  tài  viên,  các  bước  để  chỉ định  trọng  tài  viên  và  thời  hạn  thành  lập  Hội  đồng  trọng  tài.  Một  Danh  sách trọng  tài  có  sẵn  sẽ  được  thiết  lập  trong  vòng  6  tháng  kể  từ  khi  EVFTA  có hiệu  lực  bởi  Ủy  ban  Thương  mại  của  EVFTA  để  phục  vụ  cho  mục  tiêu  này. Tiến hành tố tụng trọng tài Trong  vòng  10  ngày  kể  từ  ngày  Hội  đồng  trọng  tài  được  thành  lập,  hai  Bên phải  cùng  với  Hội  đồng trọng  tài  quyết  định về các vấn đề cần thiết  như khung  thời  gian,  thù  lao,  chi  phí trọng tài…  trừ  các  vấn  đề  đã  được  cam  kết sẵn trong EVFTA. Quy  trình  tố  tụng  trọng  tài  được  nêu  trong  Phụ  lục  15-A  của  Chương  15 EVFTA  (cách  thức  thông  báo,  đệ  trình  các  lập  luận,  bắt  đầu  tố  tụng,  thay thế  trọng  tài  viên,  phiên  điều  trần,  bảo  mật  thông  tin  trong  quá  trình  tố tụng,  các  lập  luận  được  đệ  trình  bởi  các  nhóm  chủ  thể  có  liên  quan…).  Các Bên  tự  thỏa  thuận  với  nhau  và  với  Hội  đồng  trọng  tài  về  các  vấn  đề  tố  tụng mà  EVFTA  không  đề  cập  (có  thể  dự  đoán  số  lượng  này  là  khá  nhiều,  bởi các  nội  dung  của  Phụ  lục  15-A  chỉ  bao  gồm  các  vấn  đề  cơ  bản,  trong  khi thực  tiễn  tố  tụng  có  thể  phát  sinh  rất  nhiều  các  vấn  đề  chi  tiết  khác). Theo EVFTA,  Bên  bị  khiếu  kiện  phải  chịu chi  phí  hành  chính  cho  các  phiên  điều trần,  nếu  có, và hai Bên cùng chia sẻ các chi  phí liên  quan  tới  vấn đề  tổ chức, bao gồm cả thù lao và chi phí cho trọng tài viên. Địa điểm diễn ra phiên họp giải quyết tranh  chấp  phải  được  quyết  định theo thỏa thuận  giữa  các  Bên. Trường hợp không có  sự  thống nhất về địa điểm, phiên họp giải quyết tranh  chấp  sẽ  được  tổ  chức  tại  Brúc-xen  (Bỉ) khi  Bên  khởi  kiện  là  Việt  Nam  và  tại  Hà  Nội  khi bên khởi kiện  là  Liên  minh châu Âu. Báo cáo của Hội đồng trọng tài Đối  với  báo  cáo  sơ  bộ:  Trong  vòng  90  ngày  (có  thể  gia  hạn  nhưng  không quá  120  ngày)  kể  từ  ngày  thành  lập,  Hội  đồng  trọng  tài  phải  ra  báo  cáo  sơ bộ,  với  các  nội  dung  về  thực  tế  vụ  việc,  áp  dụng  các  quy  định,  căn  cứ  ra quyết  định  và  khuyến  nghị  liên  quan.  Các Bên  có  quyền  bình  luận  hoặc gửi  yêu  cầu  về  các  nội  dung của  báo  cáo  sơ  bộ  cho  Hội  đồng  trọng  tài trong vòng 14 ngày sau khi  được  thông  báo  về  báo cáo  sơ  bộ. Hội đồng trọng  tài  sau  đó  sẽ  cân  nhắc  ý  kiến,  bình  luận, yêu cầu của các Bên, điều chỉnh nội  dung báo cáo và thông  qua  Báo cáo cuối cùng trong vòng 120 ngày  (hoặc  tối  đa  là  150  ngày nếu có gia hạn) kể từ ngày thành lập Hội đồng trọng tài. Trong các trường  hợp  khẩn  cấp,  bao  gồm  các  trường  hợp  liên  quan  đến hàng  hóa  dễ  hư  hỏng,  hàng  hóa  hoặc  dịch  vụ  theo  mùa vụ,  Hội  đồng trọng  tài  sẽ  nỗ  lực  đưa ra báo cáo sơ  bộ  trong  vòng 45 ngày  và,  trong  mọi trường hợp,  không muộn  hơn  60  ngày  sau  ngày  thành  lập Hội  đồng  trọng tài.  Một Bên  có  thể  đệ  trình  văn  bản  yêu  cầu, bao gồm cả các ý kiến, tới Hội đồng trọng tài để xem xét lại các khía  cạnh  chính xác  của báo cáo  sơ bộ, trong vòng 7 ngày kể từ ngày có thông báo về báo cáo sơ bộ. Đối  với  báo  cáo  cuối  cùng:  Hội  đồng  trọng  tài  phải  đưa  ra  báo  cáo  cuối cùng  tới  các  Bên  và  tới  Ủy ban Thương mại  trong  vòng  120  ngày  kể  từ ngày  thành  lập  Hội  đồng  trọng tài.  Trường  hợp  nhận  thấy  không  thể  kịp thời  hạn  để  đưa  ra  báo  cáo  cuối  cùng,  Chủ  tịch  Hội  đồng  trọng  tài  sẽ  thông báo  bằng  văn  bản  tới  các  Bên và Ủy  ban Thương  mại nêu rõ lý do của việc  chậm  trễ  đó và  thời  gian dự  định  đưa  ra  báo  cáo  cuối  cùng.  Trong mọi  trường  hợp, báo cáo cuối cùng phải được đưa ra không  muộn hơn 150 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng trọng tài. Trong các trường hợp khẩn cấp, bao gồm các trường hợp  liên  quan  đến hàng hóa dễ hư hỏng, hàng hóa hoặc dịch vụ theo  mùa  vụ, Hội đồng trọng  tài  sẽ  nỗ lực đưa  ra  báo cáo cuối  cùng  trong  vòng 60 ngày  kể  từ ngày thành lập  Hội đồng trọng tài. Trong mọi  trường hợp, báo cáo cuối cùng phải được đưa ra không muộn hơn 75 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng trọng tài. Thời gian cần thiết để thực thi Trường  hợp  Bên  phải  thực  thi  cần  thời  gian  để  thực  thi  thì  phải  thông  báo điều  này  cho  Bên  kia  và  Ủy  ban  Thương  mại  của  EVFTA.  Trường  hợp  hai Bên  không  thống  nhất  được  với  nhau  về  thời  gian  thực  thi  cần  thiết  thì  Hội đồng  trọng  tài  đã  xử  lý  vụ  việc  sẽ  được  triệu  tập  lại  để  ra  quyết  định  về khoảng thời gian cần thiết để thực thi này. Xem xét lại biện pháp thực thi Khi  kết  thúc  thời  hạn  thực  thi,  Bên  phải  thực  thi  phải  thông  báo  cho  Bên kia  và  Ủy  ban  Thương  mại  của  EVFTA  về  các  biện  pháp  mà  mình  đã  thực hiện  để  thực  thi  kết  luận  giải  quyết  tranh  chấp.  Trường  hợp  hai  Bên  vẫn có  tranh  cãi  về  các  biện  pháp  này  thì  có  thể  triệu  tập  lại  Hội  đồng  trọng  tài đã xử lý vụ việc để Hội đồng này ra quyết định về vấn đề này. Biện  pháp  khắc  phục  tạm  thời  trong  trường  hợp  khuyến  nghị  không được thực thi Trong  trường  hợp  qua  các  bước  nêu  trên  mà  biện  pháp  thực  thi  cần  thiết vẫn  không  được  thực  hiện  thì  Bên  phải  thực  thi  có  thể  đưa  ra  đề  xuất  về khoản  bù  đắp  tạm  thời  nếu  Bên  được  thực  thi  có  yêu  cầu.  Nếu  Bên  được thực  thi  không  có  yêu  cầu  về  biện  pháp  đền  bù  tạm  thời  hoặc  đã  có  yêu cầu  nhưng  không  đạt  được  thỏa  thuận  về  khoản  bù  đắp  tạm  thời  thì  có quyền  đơn  phương  ngừng  các  nhượng  bộ  trong  EVFTA  với  giá  trị  tương đương  (với  điều  kiện  là  thông  báo  cho  Bên  kia  và  Ủy  ban  Thương  mại  của EVFTA).
Ý kiến

TIN TỨC - SỰ KIỆN

cong-thuong.png

cong-ttdt.png

© Copyright 2024 - Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙