Hiệp định Thương mại tự do – Doanh nghiệp Hải Phòng cần biết :CHƯƠNG II. THÔNG TIN CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA ( tiếp)

Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng

FTAs Hải Phòng

Thương mại điện tử Hải Phòng

Logistics Hải Phòng

CỔNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Home TIN TỨC - SỰ KIỆN

Hiệp định Thương mại tự do – Doanh nghiệp Hải Phòng cần biết :CHƯƠNG II. THÔNG TIN CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA ( tiếp)

07-12-2021 03:42 PM
  1. EVFTA – thông tin cho Doanh nghiệp
  • Mục đích, ý nghĩa khi Việt Nam tham gia vào EVFTA
EVFTA  là  một  Hiệp  định  toàn  diện,  chất  lượng  cao  và  đảm bảo  cân  bằng  lợi  ích  cho  cả  Việt  Nam  và  EU,  trong  đó  cũng  đã  lưu  ý  đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Hiện  nay  EU  là  một  trong  những  đối  tác  thương  mại  chủ  yếu  của  Việt Nam,  với  kim  ngạch  xuất  nhập  khẩu  năm  2020  đạt  49,78  tỷ  USD,  trong đó  xuất  khẩu  đạt  trên  35,13  tỷ  USD  và  nhập  khẩu  đạt  14,64  tỷ  USD.  Đặc điểm  nổi  bật  trong  cơ  cấu  xuất  nhập  khẩu  giữa  Việt  Nam  và  EU  là  tính bổ  sung  rất  lớn,  ít  mang  tính  cạnh  tranh  đối  đầu  trực  tiếp.  Do  vậy,  EVFTA  là  cú  hích  rất  lớn  cho  xuất  khẩu  của  Việt  Nam.  Với  kết  quả  đàm  phán  đã đạt  được,  cam  kết  mở  cửa  thị  trường  mạnh  mẽ  trong  EVFTA  chắc  chắn sẽ  thúc  đẩy  quan  hệ  thương  mại  song  phương  Việt  Nam  và  EU một  cách toàn diện và sâu sắc hơn. Trong  lĩnh  vực  thương  mại  hàng  hóa,  gần  như  toàn  bộ  100%  biểu  thuế  và kim  ngạch  xuất  khẩu  của  Việt  Nam  sang  EU  sẽ  được  xóa  bỏ  thuế  nhập khẩu  sau  một  lộ  trình  ngắn  (tối  đa  là  7  năm).  Cho  đến  nay,  đây  là  mức cam  kết  cao  nhất  mà  một  đối  tác  dành  cho  ta  trong  các  hiệp  định  FTA  đã được  ký  kết.  Do  vậy,  EVFTA  sẽ  là  cú  hích  rất  lớn  cho  cho  xuất  khẩu  của Việt  Nam,  giúp  đa  dạng  hóa  thị  trường  và  mặt  hàng  xuất  khẩu,  đặc  biệt  là các  mặt  hàng  nông,  thủy  sản  cũng  như  những  mặt  hàng  Việt  Nam  vốn  có nhiều lợi thế cạnh tranh. Bên  cạnh  đó,  những  cam  kết  dành  đối  xử  công  bằng,  bình  đẳng,  bảo  hộ an  toàn  và  đầy  đủ  cho  các  khoản  đầu  tư  và  nhà  đầu  tư  của  nhau  trong Hiệp  định  EVIPA  cũng  sẽ  góp  phần  tích  cực  vào  việc  xây  dựng  môi  trường pháp  lý  và  đầu  tư  minh  bạch,  tạo  thuận  lợi  cho  doanh  nghiệp,  từ  đó  Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nhà đầu tư đến từ EU và các nước khác. Với  quy  mô  và  tiềm  năng  của  EU,  Việt  Nam  có  cơ  hội  trở  thành  địa  bàn  thu hút  mạnh  đầu  tư  của  EU  và  là  điểm  trung  chuyển,  kết  nối  các  hoạt  động thương  mại  -  đầu  tư  của  EU  tại  khu  vực  ASEAN.  Tác  động  này  sẽ  được  cộng hưởng  mạnh  mẽ  khi  Cộng  đồng  kinh  tế  ASEAN  được  thực  hiện  cũng  như  với việc  ta  đã  và  đang  thực  hiện  các  Hiệp  định  FTA  quan  trọng  như  FTA  với  Liên minh  Kinh  tế  Á-Âu  (EAEU),  FTA  với  Hàn  Quốc,  hay  Hiệp  định  CPTPP.  Về mặt  chiến  lược,  việc  đàm  phán  và  thực  thi  các  Hiệp  định  này  cũng  gửi  đi một  thông  điệp  tích  cực  về  quyết  tâm  của  Việt  Nam  trong  việc  thúc  đẩy  sự hội  nhập  sâu  rộng  vào  nền  kinh  tế  thế  giới  trong  bối  cảnh  tình  hình  kinh  tế địa chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định.
  • Tác động  tích  cực  tới  kinh  tế Việt Nam và EU trong ngắn hạn và dài hạn
Được  coi  là  đòn  bẩy  cho  tăng  trưởng,  EVFTA  mở  ra  cơ  hội  lớn  cho  các doanh  nghiệp  Việt  Nam  thâm  nhập  vào  thị  trường  đầy  tiềm  năng  với  508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa (GDP) khoảng 18.000 tỷ USD. Theo  nghiên  cứu  của  Bộ  Kế  hoạch  và  Đầu  tư,  EVFTA  sẽ  giúp  kim  ngạch xuất  khẩu  của  Việt  Nam  sang  EU  tăng  thêm  khoảng  42,7%  vào  năm 2025  và  44,37%  vào  năm  2030  so  với  không  có  Hiệp  định.  Đồng  thời, kim  ngạch  nhập  khẩu  từ  EU  cũng  tăng  nhưng  với  tốc  độ  thấp  hơn  xuất khẩu,  cụ  thể  là  khoảng  33,06%  vào  năm  2025  và  36,7%  vào  năm  2030. Về  mặt  vĩ  mô,  EVFTA  góp  phần  làm  GDP  của  Việt  Nam  tăng  thêm  ở  mức bình  quân  2,18-3,25%  (năm  2019-2023);  4,57-5,30%  (năm  2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033). Cụ thể:
  • Về xuất  khẩu:  mặc  dù  hiện  tại  EU  là  một  trong  những  thị  trường  xuất khẩu  lớn  nhất  của  Việt  Nam,  thị  phần  hàng  hóa  của  Việt  Nam  tại  khu vực này  vẫn  còn  rất  khiêm  tốn,  bởi  năng  lực  cạnh  tranh  của  hàng Việt Nam  (đặc  biệt  là  năng  lực  cạnh  tranh  về  giá)  còn  hạn  chế.  Vì  vậy,  cam kết  mở  cửa  thị  trường  mạnh  mẽ  trong  EVFTA  chắc  chắn  sẽ  làm  tăng khả  năng  cạnh  tranh  về  giá  của  hàng  hóa  Việt  Nam  khi  nhập  khẩu  vào thị  trường  quan  trọng  này,  giúp  thúc  đẩy  quan  hệ  thương  mại  Việt  Nam -  EU,  giúp  mở  rộng  hơn  nữa  thị  trường  cho  hàng  xuất  khẩu  của  Việt Nam.  Với  cam  kết  xóa  bỏ  thuế  nhập  khẩu  lên  tới  gần  100%  biểu  thuế và  giá  trị  thương  mại  mà  hai  bên  đã  thống  nhất,  cơ  hội  gia  tăng  xuất khẩu  cho  những  mặt  hàng  Việt  Nam  có  lợi  thế  như  dệt  may,  da  giày, nông  thủy  sản  (kể  cả  gạo,  đường,  mật  ong,  rau  củ  quả),  đồ  gỗ,  v.  là rất  đáng  kể.  Điều  này  càng  có  ý  nghĩa  khi  trước  khi  có  EVFTA,  mới  chỉ hơn  42%  kim  ngạch  xuất  khẩu  của  Việt  Nam  sang  EU  được  hưởng  mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
  • Về nhập khẩu:  Các  doanh  nghiệp  Việt  Nam  cũng  sẽ  được  lợi  từ  nguồn hàng  hóa,  nguyên  liệu  nhập  khẩu  với  chất  lượng  tốt  và  ổn  định  với  mức giá  hợp  lý  hơn  từ    Đặc  biệt,  các  doanh  nghiệp  sẽ  có  cơ  hội  được tiếp  cận  với  nguồn  máy  móc,  thiết  bị,  công  nghệ/kỹ  thuật  cao  từ  các nước  EU,  qua  đó  để  nâng  cao  năng  suất  và  cải  thiện  chất  lượng  sản phẩm  của  mình.  Đồng  thời,  hàng  hóa,  dịch  vụ  từ  EU  nhập  khẩu  vào Việt  Nam  sẽ  tạo  ra  một  sức  ép  cạnh  tranh  để  doanh  nghiệp  Việt  Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.
  • Về chuỗi  giá  trị:  EVFTA  cũng  sẽ  tạo  điều  kiện  để  hình  thành  những chuỗi  giá  trị  mới  của  Việt  Nam  với  một  đối  tác  quan  trọng  trên  thế  giới. Quan  hệ  hợp  tác  giữa  Việt  Nam  và  châu  Âu  sẽ  trở  thành  những  mối quan  hệ  rất  căn  bản,  rất  quan  trọng  trong  chiến  lược  phát  triển  của  cả hai bên.
  • Về đầu  tư:  Môi  trường  đầu  tư  mở  hơn  và  thuận  lợi  hơn,  triển  vọng  xuất khẩu  hấp  dẫn  hơn  sẽ  thu  hút  đầu  tư  FDI  từ  EU  vào  Việt  Nam  nhiều hơn. Với  hàng  loạt  lĩnh  vực  EU  có  thế  mạnh  như  dịch  vụ,  tài  chính,  ô tô, chế  biến  chế  tạo,  công  nghệ  thông  tin,  công  nghệ  cao,  nông sản thực phẩm  chế  biến  sẽ  là  những lĩnh vực  EU  đầu tư vào Việt Nam và đây cũng là  những  lĩnh vực mà Việt Nam cần đầu tư và phát triển toàn diện.
  • Về môi  trường  kinh  doanh:  Với việc thực thi các cam  kết  trong  EVFTA về  các  vấn  đề  thể  chế,  chính  sách  pháp luật  sau  đường  biên  giới, môi trường  kinh  doanh và chính  sách, pháp  luật Việt  Nam  sẽ có  những  thay đổi, cải  thiện theo hướng minh  bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
  • EVFTA - Mở cửa thị trường giữa Việt Nam và EU
  1. Doanh nghiệp  lựa  chọn  hưởng  cơ  chế  GSP
Theo  nguyên  tắc,  khi  một  quốc  gia  ký  FTA  với  EU  và  Hiệp  định  đó  có  hiệu lực  thì  GSP  sẽ  không  còn  được  áp  dụng  đối  với  quốc  gia  đó.  Tuy  nhiên, hiện  nay  EU  vẫn  dành  cho  Việt  Nam  cơ  chế  ưu  đãi  thuế  quan  phổ  cập (GSP).  Lý  do  là  vì  trong  thời  gian  đầu  EVFTA  có  hiệu  lực,  do  các  bước cắt  giảm  thuế  trong  biểu  cam  kết  thuế  quan  của  EU  nên  thuế  quan  ưu đãi  của  EU  tại  thời  điểm  EVFTA  có  hiệu  lực  có  thể  cao  hơn  so  với  mức thuế  mà  Việt  Nam  đang  được  hưởng  trong  GSP.  Chính  vì  vậy,  EU  vẫn  cho phép  hàng  hóa  có  xuất  xứ  Việt  Nam  được  hưởng  mức  thuế  ưu  đãi  nhất (có  thể  là  theo  GSP)  trong  7  năm  sau  khi  EVFTA  có  hiệu  lực.  Sau 7  năm, Việt  Nam  sẽ  chính  thức  không  được  hưởng  GSP  nữa mà  hoàn  toàn  hưởng theo EVFTA.
  1. Cơ  hội  và  thách  thức  từ  EVFTA  với  các  doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam.
Cơ  hội  và  thách  thức  đối  với  các  doanh  nghiệp  trong  ngành  thực  phẩm, đồ  uống  của  nước  ta  có  thể  đánh  giá  theo  hai  khía  cạnh  là  xuất  khẩu  và nhập khẩu. Về xuất khẩu Mặc  dù  so  với  các  ngành  khác,  mức  cam  kết  mở  cửa  của  EU  đối  với  thực phẩm  là  tương  đối  hạn  chế  nhưng  các  thực  phẩm  mà  Việt  Nam  có  thế mạnh  và  các  loại  đồ  uống  thì  phần  lớn  đã  được  cam  kết  loại  bỏ  thuế  ngay (trong  khi  mức  thuế  MFN  hiện  tại  mà  EU  đang  áp  dụng  là  tương  đối  cao). Các  cam  kết  khác  trong  EVFTA  tuy  không  có  tác  động  trực  tiếp  nhưng được  đánh  giá  là  ảnh  hưởng  tích  cực  tới  môi  trường  xuất  khẩu  thực  phẩm, đồ  uống  của  Việt  Nam  sang  EU.  Trong  khi  đó,  hiện  tại,  kim  ngạch  xuất khẩu  thực  phẩm,  đồ  uống  sang  EU  còn  khiêm  tốn,  mới  chỉ  chiếm  dưới  1% trong  tổng  nhu  cầu  của  EU  và  khoảng  trên  dưới  5%  tổng  kim  ngạch  xuất khẩu  thực  phẩm  và  đồ  uống  của  Việt  Nam  ra  thế  giới.  Điều  này  cho  thấy năng  lực  cạnh  tranh  của  Việt  Nam  và  tiềm  năng  thị  trường  EU  rất  rộng  mở. Vì  vậy,  cam  kết  trong  EVFTA  của EU đang  mở ra cơ  hội  xuất  khẩu  lớn  cho ngành sản xuất thực  phẩm, đồ uống Việt  Nam.  Để  tận  dụng  tốt  cơ hội  này, các doanh nghiệp cần lưu ý:
  • Nghiên cứu  lộ  trình  loại  bỏ  thuế  đối  với  từng  dòng  sản  phẩm  cụ  thể trong  EVFTA,  nhu  cầu  thị  trường  để  xác  định  sản  phẩm  mục  tiêu,  thế mạnh.
  • Tìm hiểu, chuẩn bị và sẵn sàng, điều chỉnh sản xuất đáp  ứng  các yêu cầu  về  quy  tắc  xuất  xứ  để  được  hưởng  ưu  đãi  thuế  quan  khi  thích  hợp.
  • Tìm hiểu,  điều  chỉnh  sản  xuất  đảm  bảo  đáp  ứng  các  yêu  cầu  về  chất lượng,  bao  bì  và  các  quy  trình  kiểm  soát  chát  luoựng,  an  toàn  thực phẩm  của  EU  (và  của  nước  thành  viên  là  thị  trường  mục  tiêu,  nếu  có quy định riêng).
  • Xây dựng  thương  hiệu,  quảng  bá  thương  hiệu  để  có  cơ  sở  tiếp  cận  thị trường EU tốt nhất.
Về nhập khẩu Tại  thời  điểm  EVFTA  có hiệu lực,  nhập  khẩu  thực  phẩm,  đồ uống, máy móc thiết bị  công nghiệp  thực phẩm từ EU tác  động  tới  sản  phẩm  thực phẩm, đồ uống Việt Nam theo hai hướng:
  • Gia tăng áp  lực  cạnh  tranh  chủ  yếu  đối  với  các  sản  phẩm  mà  EU  có  thế mạnh  như  sữa,  pho  mát,  bánh  kẹo,  rượu  vang…  Tuy  nhiên  đối  với  nhóm ngành  này,  các  doanh  nghiệp  Việt  Nam  vẫn  còn  có  thể  cạnh  tranh  về giá  (do  giá  thành  thấp).  Hơn  nữa,  lộ  trình  giảm  thuế  đối  với  nhóm  này cũng tương đối dài, đủ để doanh nghiệp chuẩn bị ứng phó.
  • Cung cấp nguyên liệu giá hợp  lý,  máy móc thiết bị  hiện  đại  chất  lượng tốt giá thành hợp lý hơn cho sản xuất trong nước.
Vì  vậy,  về  cơ  bản,  tác  động  của  EVFTA  đối  với  ngành  thực  phẩm,  đồ  uống Việt  Nam  từ  góc  độ  nhập  khẩu  cũng  vẫn  là  tích  cực,  mang  lại  cơ  hội  hiện đại hóa sản xuất, giảm giá thành sản phẩm cho các doanh nghiệp.
  1. Ngành dệt  may  được  hưởng  từ  EVFTA
Với  EVFTA,  100%  các  mặt  hàng  dệt  may  của  Việt  Nam  sẽ  được  giảm thuế  nhập  khẩu  về  0%  sau  tối  đa  7  năm  kể  từ  khi  Hiệp  định  có  hiệu  lực. Cụ  thể,  EU  sẽ  xóa  bỏ  thuế  quan  với  77,3%  kim  ngạch  xuất  khẩu  của Việt Nam  sau  5  năm  và  22,7%  kim  ngạch  còn  lại  sẽ  được  xóa bỏ  sau 7  năm. Thuế  suất  cơ  sở  trong  EVFTA  cho  hàng  may  mặc  là  12%,  từ  mức  thuế này  các  mặt  hàng  sẽ  về  0%  ngay  khi  Hiệp  định  có  hiệu  lực  hoặc  về  0% theo  lộ trình B3, B5, B7 - tức  sau  4, 6, 8 năm từ khi  Hiệp  định  có  hiệu  lực về  0%.  Như  vậy,  lợi  thế  cạnh  tranh về  thuế  của  các  nước  khác  đang  cạnh tranh  gay  gắt  với  Việt  Nam  như  Băng-la-đét,  Cam-pu-chia  và  Pa-kis-xtan sẽ  không  còn  trong  thời  gian  tới  bởi  các  nước  này  đang  được  hưởng  cơ  chế miễn thuế nhập khẩu theo các chương trình ưu đãi của EU. Quy tắc xuất xứ với ngành dệt may Hiệp định EVFTA yêu  cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ  vải trở đi) đối với  hàng dệt may, tức vải nguyên  liệu được dùng để  may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên  EU.  Đồng  thời,  sản  phẩm dệt  may ần đáp ứng tiêu chí công  đoạn gia công chế  biến cụ thể  quy  định tại  Hiệp  định. Tuy  nhiên, Hiệp định  EVFTA  cho  phép  sử  dụng linh hoạt 10%  (theo trọng  lượng)  sợi  hoặc  xơ  và  8% (theo giá trị) nguyên liệu dệt may  khác  không  có  xuất  xứ  được  sử  dụng  trong quá  tình  sản  xuất.  Ngoài ra,  đối  với  các  sản  phẩm  dệt  may  thuộc  Chương 61 và 62 của  biểu  thuế, EU  cũng cho phép  ta  được  sử  dụng  vải  nhập khẩu  từ  Hàn  Quốc  để  sản xuất  ra  sản  phẩm  cuối  cùng  xuất  khẩu  sang  EU  và  vẫn  được  hưởng  thuế suất ưu đãi của EVFTA.
  1. EU công  nhận  39  Chỉ  dẫn  địa  lý  (GI)  của  Việt  Nam  theo Hiệp  định  EVFTA  có  ý  nghĩa  đối  với  các  mặt  hàng  nông sản của Việt Nam
Với  những cam  kết  về  chỉ  dẫn  địa  lý  của  Hiệp  định  EVFTA,  hàng  nông sản  của  Việt  Nam  khi  tiếp  cận  thị  trường  EU  sẽ  được  hưởng  chế  độ  bảo hộ cao, cũng như thuận lợi ở nhiều góc độ khác nhau. Thứ  nhất, nếu như  trước đây  chỉ  có  nước  mắm  Phú  Quốc  được  bảo  hộ trên thị trường  EU, thì nay, 38 mặt hàng khác  với  những nhận diện cụ thể về  nguồn gốc, thương hiệu sẽ  được  tiếp  cận  thị  trường  EU  với  mức độ bảo hộ tối đa. Có  nghĩa  là, trong  trường  hợp  có  gian  lận,  giả mạo xuất xứ hay những  hành  vi  cạnh  tranh  không  lành  mạnh,  chủ  thể quyền đối  với  chỉ  dẫn địa  lý (các nhà sản  xuất  sản  phẩm mang chỉ dẫn địa lý) của  ta có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của EU ngăn  chặn  và  kiện ra tòa EU những hành vi như vậy trên lãnh thổ của EU. Thứ  hai,  với  sự  bảo  hộ  mà  Hiệp  định  EVFTA  trao  cho  39  chỉ  dẫn  địa  lý của  Việt  Nam,  doanh  nghiệp  của  nước  khác  kinh  doanh  những  hàng  hóa trùng  hoặc  tương  tự  không  thể  đăng  ký  bảo  hộ  làm  nhãn  hiệu  dấu  hiệu trùng  hoặc  tương  với  chỉ  dẫn  địa  lý  của  ta  cho  các  sản  phẩm  đó.  Ví  dụ, sản  phẩm  nước  mắm  hay  xoài  của  Thái  Lan  không  thể  đăng  ký  bảo  hộ cho  chỉ  dẫn  địa  lý  Phú  Quốc  và  Hòa  Lộc  vì  các  GI  này  đã  được  bảo  hộ theo Hiệp định. Thứ  ba,  với  việc  được  bảo  hộ  theo  Hiệp  định  EVFTA,  nông  sản  của  Việt Nam  sẽ  được  biết  đến  nhiều  hơn  ở  thị  trường  EU.  Nếu  có  sự  kết  hợp  đồng bộ  với  các  hoạt  động  xúc  tiến  thương  mại,  cơ  hội  mở  rộng  thị  trường,  tiếp cận siêu thị, kệ hàng của EU là rất lớn. Thứ  tư,  việc  được  bảo  hộ  theo  Hiệp  định  EVFTA  cũng  giúp  cho  các  nhà sản  xuất  sản  phẩm  mang  chỉ  dẫn  địa  lý  tiết  kiệm  được  thời  gian  và  công sức  do  không  phải  tiến  hành  các  thủ  tục  đăng  ký  bảo  hộ  phức  tạp,  quy trình  chuẩn  bị  hồ  sơ  tỉ  mỉ,  công  phu,  tốn  kém  về  thời  gian  và  tiền  của.  Với Hiệp định  EVFTA,  39  chỉ dẫn địa lý dùng cho các nông sản nổi tiếng của Việt  Nam  được  bảo  hộ  trên  thị  trường  các  nước  EU  mà  không  phải  thực hiện bất kỳ thủ tục nào.
  1. Doanh nghiệp  Việt  Nam  cần  lưu  ý  khi  thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA
Việc  thực  thi  các  nghĩa  vụ  theo  Hiệp  định  EVFTA  sẽ  tạo  điều  kiện  cho  các doanh  nghiệp,  trong  đó  có  doanh  nghiệp  Việt  Nam  bảo  vệ  thành  quả  đầu tư  cho  hoạt  động  sáng  tạo,  đổi  mới  công  nghệ,  đối  mới  và  hiện  đại  hóa mẫu  mã,  bao  bì  và  nhãn  hiệu  của  sản  phẩm  và  dịch  vụ  của  mình  một  cách thuận  lợi hơn tại  Việt  Nam  và  EU.  Đây  là  một  động  lực  quan  trọng  để các doanh  nghiệp  tiếp  tục  đầu  tư  sáng  tạo  và  xác  lập  quyền  sở  hữu  trí  tuệ,  từ đó  tạo  động  lực  đổi  mới  công  nghệ  và  tạo  môi  trường  để  thu  hút  chuyển  giao công nghệ của nước ngoài, nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Trong  ngắn  hạn,  đối  với  doanh  nghiệp  trong  nước,  đặc  biệt  là  các  doanh nghiệp  chưa  có  tài  sản  trí  tuệ  của  riêng  mình  mà  đang  ứng  dụng,  khai  thác nguồn  tài  sản  trí  tuệ  của  chủ  thể  khác  cần  tìm  hiểu  thông  tin  về  quyền  sở hữu  trí  tuệ  một  cách  kỹ  càng  để  tránh  rơi  vào  tình  trạng  xâm  phạm  quyền SHTT  và  xây  dựng  chiến  lược  đầu  tư  cho  việc  tạo  ra  và  phát  triển  tài  sản trí  tuệ  của  riêng  mình  để  được  hưởng  lợi  từ  hệ  thống  bảo  hộ  SHTT  theo Hiệp định EVFTA.
Ý kiến

TIN TỨC - SỰ KIỆN

cong-thuong.png

cong-ttdt.png

© Copyright 2024 - Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙