Thị trường hoa quả nhiệt đới tại châu Âu đang phát triển đều, giá trị nhập khẩu cao và còn nhiều dư địa.
Giá trị thị trường cao
Hoa quả nhiệt đới ngày càng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng châu Âu vì hương vị độc đáo và khác hẳn với những loại hoa quả địa phương, vốn có khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt. Do đó, thị trường hàng hoa quả nhập khẩu tại các nước này ngày càng lớn dần.
Đứng đầu danh sách các loại hoa quả yêu thích của người châu Âu là lựu, một loại trái cây đặc trưng đã phổ biến tại đây và có sẵn hầu như quanh năm. Theo sau đó là chanh dây, cây lý và vải được các nhà bán lẻ lớn bán vào những dịp khác nhau. Trong khi đó những các loại trái cây đặc trưng khác như pitahaya, chôm chôm và khế chắc chắn là một phần của thị trường tiềm năng.
Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cho biết, giá trị nhập khẩu của các mặt hàng ngoại như vải tươi, chanh dây, khế và thanh long tăng 40% trong 5 năm qua lên 142 triệu euro vào năm 2019. Các loại trái cây lạ khác chủ yếu là lựu, có mức tăng trưởng 21% và đạt tổng giá trị 202 triệu euro vào năm 2019. Sự tăng trưởng này là dấu hiệu cho thấy giá của các sản phẩm đặc trưng tăng cao hơn hoặc nhiều loại trái đặc trưng được nhập khẩu hơn.
Có thể nói, trái cây đặc trưng hiện vẫn đang trong gian đoạn đầu của vòng đời. Do đó, thị trường của họ vẫn chưa tăng trưởng hoàn thiện và vẫn còn dư địa để họ phát triển. Thời gian phát triển thị trường phụ thuộc từng loại vào giống cụ thể và sự thúc đẩy của chúng.
Các quốc gia tại Nam Âu là nơi tiêu thụ trái cây đặc trưng mạnh nhất tại lục địa này vì khí hậu ở đây thích hợp với nhiều loại cây ăn quả. Tuy nhiên, do Nam Âu vốn đã dồi dào hoa quả nên thị trường hàng trái cây ngoại nhập phát triển mạnh nhất chính là ở Hà Lan, Đức, Pháp, Anh, Bỉ và Italia. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế từ Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, nước này là quốc gia cửa ngõ đối với các loại trái cây nhập khẩu. "Đối với các nhà tiếp thị trái cây ở các nước châu Âu khác, đặc biệt là các nước có mức tiêu thụ hàng ngoại nhập khẩu thấp hơn, thường sử dụng các kênh thương mại ở Hà Lan để cho việc nhập khẩu dễ dàng hơn".
Nhập khẩu của quốc gia Tây Âu này có tỷ trọng cao nhất trong nguồn cung cho khu vực ngoài châu Âu và khoảng 80% được tái xuất. Các nhà cung cấp chính ngoài châu Âu là Peru (17,5 triệu năm 2019) và Colombia (14,8 triệu năm 2019). Một khi trái cây đặc trưng được giới thiệu trên các kênh thị trường chính thống, thương mại trực tiếp thì có thể qua mặt các nhà nhập khẩu Hà Lan. Trong các sản phẩm thích hợp, Hà Lan sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối ở châu Âu.
Một số lưu ý khi xuất khẩu trái cây vào châu Âu
Tại châu Âu, nhu cầu tiêu thụ hoa quả thay đổi theo mùa. Vào các dịp lễ như Giáng sinh, Phục sinh và Ramadan, nhu cầu đối với các loại trái cây đặc trưng sẽ tăng cao và người tiêu dùng ở đây sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho những sản phẩm đặc trưng. Đặc biệt, vải là một loại quả đặc trưng trong giai đoạn này. Nhưng người tiêu dùng cũng có nhu cầu cao với những loại trái cây trông hấp dẫn như thanh long và cà gai leo.
Trong khi đó, vào mùa hè, nhu cầu trái cây nhập khẩu tại châu Âu sẽ giảm do trái cây của địa phương đã bước vào mùa thu hoạch. Vì vậy, khi xuất khẩu trái cây lạ vào thị trường châu Âu, thương vụ Việt Nam tại Hà Lan khuyên các doanh nghiệp cần phải tính đến nhu cầu theo mùa và điều chỉnh sản lượng của mình và kế hoạch cung cấp. Các nhà cung cấp cũng có thể theo dõi tin tức và sự phát triển của các loại trái cây lạ khác nhau trên FreshPlaza, FreshFruitPortal và Eurofruit hoặc truy cập nền tảng thông tin thị trường CBI để nhận thêm thông tin về thị trường lựu và vải.