Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng cận thị trong học sinh gia tăng chính là do cách bố trí nguồn sáng trong các lớp học chưa hợp lý. Mặc dù, Nhà nước đã ban hành các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn về chiếu sáng, tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau, việc thực hiện các quy định về chiếu sáng học đường vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Qua khảo sát tại một số trường học trên địa bàn thành phố cho thấy, phần lớn các trường học này vẫn chưa đạt chuẩn về chiếu sáng.
Với mong muốn đem lại ánh sáng chuẩn, an toàn cho từng lớp học góp phần bảo vệ thị lực cho các em, đồng thời đưa ra các giải pháp, định hướng giúp các trường học sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn (nay là Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp) đã tiến hành điều tra khảo sát tình hình sử dụng năng lượng tại các trường học trên địa bàn thành phố Hải Phòng và xây dựng một mô hình chiếu sáng chuẩn cho các lớp học như sau:
1. Phòng học chiếu sáng đạt chuẩn
1.1 Sử dụng bóng đèn led
Giải pháp chiếu sáng học đường tốt là giải pháp chiếu sáng đảm bảo về độ rọi ánh sáng, đồng đều, không gây chói lóa, không gây sấp bóng, loáng quạt, đặc biệt tạo môi trường ánh sáng tiện nghi tạo cảm giác hưng phấn tiếp thu bài học và tiết kiệm điện năng.
* Số lượng bóng cho một phòng học: qua khảo sát tính toán, với một phòng học diện tích 54M
2 thì cần 20 bóng đèn led tuýp T8 18W sẽ đáp ứng đủ tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114:2008 ECGÔNÔMI
1.2 Cách lắp đặt bóng đèn:
- Các dãy đèn nên bố trí song song với hướng nhìn và cửa để hạn chế phản xạ lóa mắt.
- Các bóng đèn được treo theo độ cao cách trần lớp học 80cm và treo thấp hơn so với quạt trần
2. Thiết kế phòng học
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907:2011 “Trường Mầm non – Yêu cầu thiết kế”, TCVN 8793:2011 “Trường Tiểu học – Yêu cầu thiết kế”, TCVN 8794:2011 “Trường Trung học – Yêu cầu thiết kế”,
2.1 Trường mầm non:
- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời trực tiếp hướng Tây;
- Đảm bảo tiêu chuẩn diện tích: từ 1,50 m
2/trẻ đến 1,80 m
2/trẻ nhưng không được nhỏ hơn 36m
2/phòng đối với nhóm trẻ và 54m
2/phòng đối với lớp mẫu giáo; chiều cao thông thủy 3,3m.
2.2 Trường tiểu học:
- Khối phòng học cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp nhận ánh sáng tự nhiên; đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời hướng Tây;
- Diện tích phòng học được xác định với tiêu chuẩn 1,25 m2 /học sinh, chiều cao thông thủy từ 3,3 đến 3,6m.
- Chiều cao từ mặt sàn đến mép dưới bảng từ không nhỏ hơn 0,65 m và không lớn hơn 0,8 m. (Nếu điều kiện cho phép, cần thiết kế bảng có thể di chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng để phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật)
- Độ cao của mép dưới bảng không nhỏ hơn 0,4 m.
- Phòng học phải thiết kế có hai cửa ra vào, một cửa bố trí ở đầu lớp, một cửa bố trí ở cuối lớp. Cửa đi phải thiết kế hai cánh, có chiều rộng không nhỏ hơn 1,0 m và mở ra phía hành lang. (Trường hợp lớp học hòa nhập cho học sinh khuyết tật, chiều rộng thông thủy cửa đi không nhỏ hơn 1,20 m).
Mô hình phòng học mẫu minh họa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8793:2011 “Trường Tiểu học – Yêu cầu thiết kế
”, Tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114:2008 ECÔGÔNÔMI - Chiếu Sáng Nơi Làm Việc - Phần 1: Trong Nhà và quy định Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đào tạo quy định về công tác y tế trường học
2.3 Trường trung học:
- Diện tích phòng học được xác định với tiêu chuẩn 1,5 m2 /học sinh, chiều cao thông thủy từ 3,3 đến 3,6m.
- Chiều rộng phòng học và phòng học bộ môn không nhỏ hơn 7,20 m.
- Chiều cao từ mặt sàn đến mép dưới của bảng không nhỏ hơn 0,8 m và không lớn hơn 1,0 m. (Nếu điều kiện cho phép, cần thiết kế bảng có thể di chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng để phù hợp với đối tượng học sinh là người khuyết tật. Độ cao của mép dưới bảng không nhỏ hơn 0,40 m.)
- Phòng học phải thiết kế có hai cửa ra vào, một cửa bố trí ở đầu lớp, một cửa bố trí ở cuối lớp. Cửa đi phải thiết kế hai cánh, có chiều rộng không nhỏ hơn 1,0 m và mở ra phía hành lang. (Trường hợp lớp học hòa nhập cho học sinh khuyết tật, chiều rộng thông thủy cửa đi không nhỏ hơn 1,20 m).
Mô hình phòng học mẫu minh họa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8794:2011 “Trường Trung học – Yêu cầu thiết kế”
”, Tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114:2008 ECÔGÔNÔMI - Chiếu Sáng Nơi Làm Việc - Phần 1: Trong Nhà và quy định Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đào tạo quy định về công tác y tế trường học
3. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện
4. Có kiến thức về sử dụng thiết bị tiêu thụ năng lượng