MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
21-08-2023 09:30 AM
Thương mại điện tử Quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng đang ở trong giai đoạn vàng rực rỡ. Cùng với sức hấp dẫn từ thị trường là những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lí, hoạch định chính sách có liên quan. Một cách đơn giản để phân tích các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển thương mại điện tử hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế là đặt thương mại điện tử và các chỉ số trong mối tương quan với năng lực cạnh tranh và các chỉ số của phát triển, đặc biệt xem xét trong mối quan hệ với toàn cầu hóa. Qua đó, có thể xem xét các giải pháp khả thi để tác động và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển một cách bền vững. Kết quả cho thấy thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ gắn bó qua lại với nhau, đồng thời cũng cho thấy vai trò quan trọng nó trong phát triển hạ tầng thông tin của cả nước, từ đó đề xuất một số giải pháp tạo điều kiện phát triển đồng thời cả ba khía cạnh này của tăng trưởng kinh tế và phát huy vai trò đầu tàu của nước ta.
Cùng với sức hấp dẫn từ thị trường là những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lí, hoạch định chính sách có liên quan. Một cách đơn giản để phân tích các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển thương mại điện tử hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế là đặt thương mại điện tử và các chỉ số trong mối tương quan với năng lực cạnh tranh và các chỉ số của phát triển, đặc biệt xem xét trong mối quan hệ với toàn cầu hóa. Qua đó, có thể xem xét các giải pháp khả thi để tác động và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển một cách bền vững.
Toàn cầu hoá, hay hội nhập quốc tế, vừa là mục tiêu vừa là động lực của thương mại điện tử. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hay hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động thương mại điện tử để khai phá những mô hình kinh doanh tạo giá trị thặng dư, dịch vụ mới, phát triển những chiến lược thương mại điện tử để phát triển doanh nghiệp, tham gia vào mối quan hệ qua mạng với những công ty có thể trở thành khách hàng, nhà cung ứng hay đối tác tiềm năng. Trong qua trình hội nhập, các cơ chế giải quyết tranh chấp, quản lí thông thường dựa trên tính địa phương hoá sẽ là không phù hợp. Trong quá trình đó, 3 quá trình phù hợp là việc giải quyết tranh chấp qua mạng (ODR); nguyên tắc quản trị doanh nghiệp trên internet; và khái niệm đồng quản lí. Thương mại điện tử và hội nhập quốc tế có tác động tương hỗ qua lại. Trong điều kiện toàn cầu hoá, các quá trình kinh doanh của các công ty khác nhau cần được tích hợp với nhau để phù hợp với điều kiện thay đổi thường xuyên của môi trường, và để trở nên thực sự cạnh tranh trong môi trường quốc tế. Ngày càng nhiều nghiên cứu, tiêu chuẩn kinh doanh và qui định để thúc đẩy các quá trình kinh doanh thành những quá trình kinh doanh kết nối với nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thương mại điện tử cũng vừa tạo động lực vừa là chất xúc tác của hội nhập quốc tế. Trong lĩnh vực môi giới bán lẻ, thương mại điện tử khiến cho các công ty này ngày càng tham gia sâu rộng vào quá trình toàn cầu hoá. Bằng cách phân tích sâu hơn những thành phần khác nhau của chuỗi cung ứng, ta có thể phân tích được những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ thông tin – truyền thông (ICT) trong mỗi phân khúc của chuỗi cung ứng. Những đổi mới sáng tạo trong thương mại điện tử thúc đẩy đồng thời cả việc đồng bộ hoá và đa dạng hoá trong cùng một ngành công nghiệp.
Mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hội nhập quốc tế, thương mại điện tử và nâng cao năng lực cạnh tranh cho thấy để thương mại điện tử phát triển một cách bền vững, cần có chính sách tác động đồng thời đến cả 3 mặt của việc phát triển TMĐT là thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh. Một số giải pháp có thể đề xuất như sau:
Tích cực thực hiện cải cách hành chính: Cải cách thủ tục hành chính, thay đổi nhận thức về cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, xây dựng Quy chế phối hợp trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, xác định qui mô hoạt động phù hợp với năng lực quản trị và xây dựng mô hình quản lí chuyên nghiệp. Tích cực thực hiện cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch quá trình xử lý giải quyết hồ sơ và các thông tin cần thiết cho người dân, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến với người dân về thành phần hồ sơ, mức phí/lệ phí, qui trình và thời hạn giải quyết thủ tục hành chính. Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, giải pháp tích hợp vào hệ thống đô thị thông minh.
Tích cực thực hiện liên kết vùng, liên kết quốc tế và thúc đẩy hình thành các định chế phối hợp liên kết vùng, liên kết quốc tế cùng phát triển.
Cần nâng cao khả năng quản trị DN thông qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh. Các DN cần nghĩ đến phương án xây dựng mối quan hệ cộng sinh cho riêng mình, hợp tác để đáp ứng từng phần trong quy trình thương mại điện tử, tránh tự trói chính mình trong sợi dây áp lực “tự thực hiện”.
Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Muốn phát triển thương mại điện tử, ngoài việc đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa, cũng đòi hỏi mỗi người tham gia thương mại điện tử phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… Bởi vậy, cần đào tạo các chuyên gia tin học và phổ cập kiến thức về thương mại điện tử không những cho các DN, các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người dân.
Chủ động hợp tác về thương mại điện tử với các quốc gia và các tổ chức quốc tế thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới và thương mại phi giấy tờ. Nhằm phát huy hơn nữa động lực tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới, đóng góp tích cực cho liên kết thương mại và kinh tế khu vực, Việt Nam cần phối hợp với các thành viên APEC hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực; tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới; giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong thương mại điện tử xuyên biên giới… Cần có đánh giá đúng đắn hơn nữa về vai trò, ý nghĩa của ngành du lịch đối. Qua các phân tích tương quan cho thấy doanh thu của ngành du lịch có tác dụng tích cực hỗ trợ việc nâng cao thứ hạng năng lực cạnh tranh của TP trên bảng xếp hạng cả nước, thúc đẩy phát triển các chỉ số con của thương mại điện tử và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển. Phát triển các mô hình kinh tế số, ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch cũng là một trong những điểm mới và đi theo xu thế chung của thời đại.
Vai trò đầy ý nghĩa trong việc là đầu tàu thúc đẩy chất lượng hạ tầng thông tin của cả nước nói chung. Điều này cho thấy, ở tầm chính sách quốc gia về thương mại điện tử nói riêng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin nói chung, cần có qui hoạch và định hướng phát triển theo mô hình “đàn sếu bay” đối với các địa phương, theo đó có những thành phố trực thuộc Trung ương được tạo điều kiện thu hút nguồn lực, phát triển thành những mũi nhọn để đột phá trong tăng trưởng kinh tế, từ đó cũng có tác dụng lan toả, phát triển những vùng, địa phương xung quanh.
Áp lực từ các cam kết hội nhập đã buộc chúng ta phải đẩy nhanh lộ trình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử trong nước. Cho đến nay, về cơ bản, khung khổ pháp lý về các hoạt động thương mại điện tử đã được hình thành. Theo đó, Việt Nam sẽ phấn đấu sẽ phổ biến thương mại điện tử và đạt mức tiên tiến, làm tiền đề cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều ấy, tất cả doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó: 100% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử; 70% doanh nghiệp tham gia; 5% doanh nghiệp tham gia các mạng kinh doanh điện tử theo mô hình trao đổi chứng từ điện tử dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử; 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh; Hình thành một số sở giao dịch hàng hóa trực tuyến đối với các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh; Hình thành một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử lớn có uy tín trong nước và khu vực; Tất cả doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó: cả nước ta sẽ có 100% sử dụng thư điện tử trong sản xuất kinh doanh; 45% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử; 30% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng; Phần lớn dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh được cung cấp trực tuyến.
Việt Nam hiện đang có nhiều tiềm năng để phát triển thương mại điện tử bởi: Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, TMĐT giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng trên toàn thế giới. Việt Nam có thể “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức bằng cách bán qua mạng Internet. Du lịch Việt Nam cần tận dụng TMĐT để quảng bá, cho đặt dịch vụ qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng... Nhà nước chủ trương thúc đẩy TMĐT phát triển. CNTT, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh. Chính những khả năng, lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư... là động cơ lớn thúc đẩy doanh nghiệp tham gia TMĐT. Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là CNTT về thương mại điện tử Việt Nam.
Hiện nay, các hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ được tận dụng để phục vụ cho việc marketing, bán hàng cho doanh nghiệp là chính. Một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện tử B2C, website C2C như rao vặt, đấu giá..., website thông tin (tin tức là chủ yếu) ... đã được xây dựng và phát triển. Thanh toán qua mạng trong và ngoài nước dù đã có sự tăng trưởng song vẫn còn nhiều bất tiện. Doanh số từ mô hình B2B mặc dù đã có, song vẫn chưa nhiều, trong khi doanh số B2B chiếm xấp xỉ 80 – 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử trên toàn cầu.
Từ thực tế đó, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung chú trọng vào hai nhóm giải pháp lớn như sau:
Đẩy mạnh việc tham gia các cam kết hội nhập quốc tế về thương mại điện tử.
Trong giai đoạn tới, hội nhập kinh tế quốc tế vẫn tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong tiến trình hội nhập ở nước ta. Do vậy, việc tăng cường đẩy mạnh các kênh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử là hết sức cần thiết. Căn cứ theo định hướng về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn tới, Việt Nam chúng ta có xu hướng tham gia các hiệp định thương mại tự do với các đối tác kinh tế lớn. Do đó, chúng ta cần xem xét việc đàm phán các cam kết về thương mại điện tử, theo hướng phù hợp với nội lực của Việt Nam và nhu cầu của thế giới. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần xác định rõ TMĐT sẽ là xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới, từ đó, có những giải pháp và bước đi kịp thời và hợp lý trong tiến trình hội nhập, nhằm đảm bảo bắt kịp với xu hướng thời đại, tận dụng được các lợi thế, biến TMĐT trở thành công cụ hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta cần: Từng bước hoàn thiện khung khổ pháp luật trong nước về TMĐT; Tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng khung khổ pháp lý quốc tế về TMĐT (tại các diễn đàn APEC, ASEAN, WTO…); Nghiên cứu pháp luật các nước, kinh nghiệm các nước về xây dựng, quản lý thị trường TMĐT; Xây dựng định hướng về đàm phán mở cửa, gia nhập thị trường TMĐT với các đối tác, thông qua các kênh đàm phán song phương, khu vực.
Xây dựng, củng cố phát triển thị trường thương mại điện tử trong nước.
Nhận thức một cách sâu sắc vai trò của TMĐT đối với sự phát triển của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn tới, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng, củng cố, và phát triển thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới. Có 5 nhóm giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu nói trên, bao gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử; Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử; Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh; Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử; Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử./.