Nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn phổ biến trong ngành in bao bì thực phẩm

Ngành in bao bì thực phẩm là một ngành trong đó các doanh nghiệp phải quản lý phức tạp về số lượng hàng nghìn sản phẩm, nhiều loại mực và dung môi, chất lượng sản phẩm… Sản phẩm của ngành được yêu cầu khắt khe về an toàn màng lót, độ đồng đều của màu mực trên vỏ ngoài, độ kết dính của các lớp, sản phẩm không bị nhăn, gấp hoặc rách, nếu không đáp ứng các tiêu chí trên sản phẩm sẽ bị trả lại, kèm theo đó chậm hợp đồng và bồi hoàn hợp đồng cho đối tác.

Chính vì tính dặc trưng của ngành là số lượng và chủng loại sản phẩm lớn với  yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, lãnh đạo các doanh nghiệp luôn phải giải một bài toán sử dụng hợp lý các nguyên liệu đầu vào sao cho tiết kiệm, hợp lý nhưng cũng phải thỏa mãn được các yêu cầu khat821 khe của sản phẩm.

Phân tích quy trình sản xuất ngảnh in bao bì:

nguyên liệu chính cho ngành là màng OPP dành để in hình ngoài, và màng dành cho đựng thực phẩm, sản phẩm hoàn thành sẽ bao gồm hai lớp: màng phía trong và màng OPP được in nhãn phía ngoài.

Các loại phụ liệu khác được sử dụng: mực in, dung môi (toluen: dùng pha mực in, pha keo, và vệ sinh máy móc), keo dùng để ghép màng.

Như vậy các vấn đề cần quan tâm trên từng công đoạn như sau:

  • Công đoạn in: tiêu hao màng OPP, mực in và toluen, kiểm soát lỗi bán thành phẩm sau in (về nguyên liệu thì bao gồm màng OPP, mực, dung môi và năng lượng cho sản xuất).
  • Công đoạn ghép: tiêu hao keo, kiểm lỗi từ khâu in và lỗi bán thành phẩm sau ghép (về nguyên liệu thì bao gồm màng OPP,màng trong, mực, dung môi và năng lượng cho sản xuất).
  • Công đoạn sấy: tiêu hao năng lượng.
  • Công đoạn chia cuộn: kiểm soát lỗi từ in và ghép.
  • Công đoạn dán túi: kiểm soát lỗi in và ghép, và dán túi.

Ghi chú: do hoạt động của máy móc nên không thể dừng máy lại để loại bỏ các lỗi từ khâu in, chỉ trừ trường hợp lỗi trên 1 đoạn dài, bắt buộc phải dừng máy.

Các giải pháp sản xuất sạch hơn và hiệu quả tại doanh nghiệp thí điểm:

Công đoạn in: Tận dụng luồn màng bằng phế liệu. Chồng màu  cho 2 sản phẩm bằng cùng phế chồng màu. Kiểm soát sp lỗi: thống kê tần suất, hiệu quả. Kiểm tra dao gạt mực thường xuyên. Thu hẹp máng mực. Lắp đặt hệ thống bơm mực tự động. Sắp xếp khu vực để mực đảm bảo dễ nhận biết. Sắp xếp nguyên vật liệu, công cụ gần khu vực tác nghiệp. Đậy nắp thùng đựng dung môi tránh bay hơi.

Công đoạn ghép: xây dựng phòng pha keo

Công đoạn sấy: xây dựng lại phòng sấy theo nguyên tắc vào trước ra trước.

Kiểm soát lỗi: xây dựng cơ sở dữ liệu phân định lỗi, thu hẹp % tiêu hao, khoán cho các công đoạn sản xuất.

Kết quả giảm tiêu hao

Hình 1: biểu đồ giảm tiêu hao màng qua các công đoạn

Hình 2: biểu đồ thể hiện giảm mực và dung môi

Hiệu quả kinh tế:  trong 6 tháng thực hiện các biện pháp SXSH công ty đã tiết kiệm 11.545kg màng OPP, 120kg mực in và 59kg dung môi toluen, tiết kiệm được số tiền tương đương 493.742.417 đồng.

Một số hình ảnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *