NHỮNG THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA PHẦN 1 – QUỐC GIA TRUNG QUỐC  

       Gần 40 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu to lớn, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới. Từ năm 1979 đến 2005, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,4%, đạt mức cao nhất thế giới. Tính riêng năm 2005, năm cuối cùng thực hiện “Kế hoạch 5 năm lần thứ 10’, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 9,9%, đạt khoảng 2200 tỷ USD (gấp 50 lần so với năm 1978), xếp thứ 4 trên thế giới. Năm 2015, GDP (PPP) Trung Quốc đã đạt 19,51 nghìn tỷ USD tăng 6,8% so với năm 2014, đứng vị trí số 1 trên thế giới (số liệu của CIA).

Ngày 17/1/2022, Cục thống kê quốc gia đã công bố báo cáo kinh tế Trung Quốc năm 2021. Số liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của Trung Quốc đạt 114.367 tỷ nhân dân tệ (NDT), đột phá ngưỡng 110.000 tỷ NDT. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,1%, hoàn thành mục tiêu dự kiến trên 6% của cả năm

QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM

  1. Quan hệ Ngoại giao:

     Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức: 18/1/1950

Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt – Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên đã khai thông đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và hành khách giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước. Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Các chuyến thăm và tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã phát huy vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định. Hai nước hiện có hơn 50 cơ chế giao lưu hợp tác ở tất cả các kênh: Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, Bộ ngành và địa phương.

 

  1. Quan hệ hợp tác kinh tế – thương  mại

Năm 2021, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt gần 166 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 55,95 tỷ USD, nhập khẩu đạt 108,87 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc năm 2021 đạt 165,8 tỉ USD, tăng 24,6% so năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt gần 56 tỉ USD, tăng 14,5% và nhập khẩu xấp xỉ 110 tỉ USD từ Trung Quốc, tăng tới 30,5% so với năm 2020. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Ngược lại, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới sau các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Australia.

 

Tháng 1.2022, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc khẳng định, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ dù dịch bệnh Covid-19 và những khó khăn, trở ngại trong kiểm soát dịch bệnh giữa hai nước, nền kinh tế thế giới chưa thực sự phục hồi, chuỗi sản xuất của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về tiêu dùng của thị trường Trung Quốc giảm so với các năm trước…

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, 17 năm qua (kể từ năm 2004) Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Cùng đó, 4 năm liên tiếp Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và là đối tác Thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc trên thế giới. Trước đây, nhắc đến Trung Quốc là nhắc đến thị trường ta nhập siêu rất mạnh nhưng những năm gần đây, nhờ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ nên khoảng cách nhập siêu của nước ta với đối tác thương mại lớn nhất này cũng giảm đáng kể. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ).

  1. 3. Hợp tác đầu tư

 

Đến thời điểm hiện nay, tính lũy kế đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam có gần 3.000 dự án, với tổng vốn đăng ký gần 21 tỷ USD, tương đương 5,5% tổng vốn đăng ký FDI vào Việt Nam. Với mức vốn này, Trung Quốc đứng thứ 7 trong số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Hiện rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn hiệu quả tại Việt Nam, đầu tư đa lĩnh vực. Ngoài ra, hai nước hợp tác tốt trong lĩnh vực du lịch với khoảng 6 triệu khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam.

Một dự án quan trọng và thành công nhất của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam là của Công ty liên doanh khai thác kinh doanh khu chế xuất Sài Gòn-Linh Trung (Thành phố Hồ Chí Minh) có tổng diện tích 123 ha, cấp phép năm 2004, với tổng vốn đầu tư 26,5 triệu USD. Cho đến nay, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Phía Trung Quốc khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các dự án lớn, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, năng lượng, điện tử, giao thông v.v… Tính đến hết năm 2015 số dự án Trung Quốc vào Việt Nam là 1296 dự án,  tổng vốn đầu tư là 10,174 tỷ USD đứng thứ 9 trong tổng số 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và khai khoáng (chiếm trên 70% tổng dự án và xấp xỉ 60% tổng vốn đầu tư). Tiếp đến là dịch vụ, nông lâm-ngư-nghiệp và chế biến thuỷ sản, y tế – giáo dục. Nhìn chung, các dự án đều có quy mô nhỏ trung bình chỉ khoảng 2 triệu USD/dự án. Tính đến ngày 20/7/2016, tổng số dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là 1475 dự án, tổng vốn đầu tư là 10,865 tỷ USD.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XUẤT NHẬP KHẨU CẦN BIẾT KHI KINH DOANH VỚI TRUNG  QUỐC

Các mặt hàng cấm nhập khẩu

Những mặt hàng cấm nhập khẩu vào Trung Quốc gồm: các loại vũ khí khác nhau, chất nổ; Tiền giả và các loại chứng khoán giả; Ấn phẩm, phim ảnh, những phương tiện truyền thông tác động xấu đến tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá và những giá trị đạo đức của Trung Quốc; Các chất độc hại; Thuốc phiện, moóc phin, hê-ro-in, bồ đà, các loại thuốc gây nghiện; Các loài động thực vật và sản phẩm liên quan có mang mầm bệnh, sâu rầy và các sinh vật sống có hại khác; Thực phẩm, dược phẩm và những hàng hóa khác đến từ những khu vực đang bị dịch bệnh; Các loại thực phẩm, thuốc men có hại đến sức khỏe của con người và vật nuôi hay mang mầm bệnh, xuất xứ từ các vùng bị bệnh truyền nhiễm tấn công; Đồng nhân dân tệ RMB; và Thực phẩm có chứa một số loại phẩm màu và các chất phụ gia có hại cho sức khoẻ con người do Bộ Y tế công bố.

Hn chế nhập khẩu

Những hàng hóa hạn chế nhập khẩu theo quy định của Nhà nước hạn chế về số lượng được quản lý theo hạn ngạch, những hàng hóa hạn chế nhập khẩu khác được quản lý theo giấy phép. Đối với những hàng hóa hạn chế nhập khẩu được quản lý theo giấy phép, người kinh doanh nhập khẩu phải nộp đơn xin phép với ngành chủ quản kinh mậu đối ngoại Quốc vụ viện hoặc ngành hữu quan Quốc vụ viện. Ngành quản lý giấy phép nhập khẩu phải có quyết định cấp hoặc không cấp giấy phép trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin.

Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu vào Trung Quốc bao gồm: Gỗ, vải polyeste (vải nhân tạo dùng may quần áo), cao su thiên nhiên, thuốc lá Cotton, xe cộ, thiết bị gia dụng, xe tải cần trục, lúa, gạo, đường, dầu thực vật, cac-bo-nat, đồ uống chứa cồn, chất hóa học dùng trong nông nghiệp

Chính sách quản lý Xuất Nhập khẩu bằng hạn ngạch

Tính đến nay, sau 4 lần cắt giảm các hàng hóa chịu sự quản lý bằng giấy phép hạn ngạch nhập khẩu, toàn bộ hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa phổ thông đã bị bãi bỏ, và hiện chỉ có 3 sản phẩm đặc biệt vẫn chịu sự quản lý bằng giấy phép hạn ngạch nhập khẩu đó là: hóa chất thuộc diện bị quản lý, hóa chất dễ bị sử dụng để chế tạo ma tuý, hóa chất phá hoại tầng ô-zôn. Như vậy cộng thêm các loại hàng hóa thông thường đã bị bãi bỏ việc quản lý bằng hạn ngạch trước đây thì có thể nói toàn bộ hạn ngạch nhập khẩu của hàng hóa thông thường sẽ bị bãi bỏ từ 1/1/2005. Điều đó có nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp có quyền kinh doanh về ngoại thương nào đều có thể xin được nhập khẩu hàng hóa thông thường.

Các mặt hàng cấm xuất khẩu

Gồm tất cả các mặt hàng bị cấm mang vào Trung Quốc đã nêu trên. Các mặt hàng làm nguy hại đến an ninh quốc gia. Các di sản văn hóa, cổ vật quý hiếm. Động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và các sản phẩm được sản xuất tại các trại lao động. Các mặt hàng vi phạm các nghĩa vụ quốc tế mà Trung Quốc đã cam kết thực hiện Xạ hương, chất kháng độc tìm thấy trong ruột động vật nhai lại (bezoar), đồng và hợp kim từ đồng và bạch kim, đây là các mặt hàng hiếm ở thị trường Trung Quốc.

Các mặt hàng hạn chế xuất khẩu

Kim loại quý, gồm vàng, bạc và các sản phẩm làm từ vàng bạc; Tiền tệ Trung Quốc (NDT) mà mỗi du khách bị hạn chế mang theo chỉ 6.000 tệ mỗi lần rời khỏi Trung Quốc; Ngoại tệ và chứng khoán bằng ngoại tệ; Các thiết bị tiếp sóng radio và trang thiết bị viễn thông khác; Các loại thuốc cổ truyền quý hiếm của Trung Quốc; Đồ cổ nói chung.

Chng từ nhập khẩu

Chứng từ cần thiết cho mỗi loại hàng sẽ khác nhau, nhưng đều phải có những chứng từ bắt buộc sau: Vận đơn. Hoá đơn thương mại. Giấy chứng nhận xuất xứ. Phiếu đóng gói Tờ khai hải quan. Đơn bảo hiểm. Hợp đồng.

Những mặt hàng đặc biệt sẽ yêu cầu thêm các chứng từ sau: Hạn ngạch nhập khẩu, Giấy phép nhập khẩu, Chứng nhận giám định do Cơ quan Kiểm tra chất lượng, giám định và kiểm dịch, Trung Quốc hoặc Chi nhánh tại địa phương cấp, Giấy chứng nhận chất lượng hoặc Giấy chứng nhận an toàn sản phẩm khác…,

Kim loại, các chất hóa học và các mặt hàng tượng tự yêu cầu phải có giấy chứng nhận phân tích thành phần.

Động vật, thực vật, các chế phẩm như vắc xin động vật, huyết thanh yêu cầu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch từ nước xuất xứ nêu rõ nguồn gốc.

Giy chứng nhận bắt buộc đối với một số sản phẩm

Giấy chứng  nhận  sản phẩm  phần  mềm:  Phần cứng và phần mềm sử dùng để mã hóa và bảo mật dữ liệu yêu cầu phải có giấy chứng nhận phần mềm trước khi chúng được lưu thông trên thị trường Trung Quốc. Giấy chứng nhận này là một phần riêng biệt với các loại giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng sản phẩm của Cơ quan giám định hàng xuất nhập khẩu Nhà nước.

Giấy  chứng  nhận  giám định  an toàn  sản phẩm  của Cơ quan  giám định  hàng  xuất nhập  khẩu  Nhà nước (SACI):  Những tiêu chuẩn giấy chứng nhận và giám định cụ thể cho mỗi một loại hàng hóa được qui định trong “Phụ lục những qui tắc và thủ tục hướng dẫn chi tiết thực hiện Hệ thống giấy chứng nhận an toàn hàng nhập khẩu”. Hiện tại, SACI đã ban hành những phụ lục này cho các loại mặt hàng sau: Phụ tùng xe cơ giới; Xe máy, động cơ xe máy; Máy tính cá nhân, thiết bị hiển thị, thiết bị chuyển nguồn và máy in; Thiết bị viễn thông; Dụng cụ điện; Chi tiết bộ phận của máy giặt gia dụng, máy hút bụi, thiết bị chăm sóc tóc và da, nồi cơm điện, bàn là điện và lò bếp, máy chế biến thực phẩm, ấm đun nước; Máy hàn điện; Dụng cụ điện áp thấp; Thiết bị báo cháy; Thiết bị bảo vệ an toàn; Các chi tiết bộ phận của máy chẩn đoán y học X quang, máy phân tích máu, máy điều hoà nhịp tim, máy ghi điện tim, máy chẩn đoán siêu âm; Các chi tiết bộ phận của hệ thống kính an toàn tự động, bánh hơi, lốp xe máy; Đầu máy video và thiết bị thu thanh; Những chi tiết của tủ lạnh, máy điều hoà, máy nén động cơ, máy vô tuyến, máy chiếu hình

Xut nhập khẩu dược phẩm đặc biệt

Các sản phẩm máu: Trung Quốc cấm bất cứ đơn vị hay cá nhân nào nhập khẩu các sản phẩm máu. Trong trường hợp khẩn cấp cần để chữa bệnh, nhà nhập khẩu phải thông báo trước cho Cục Y tế của tỉnh thuộc sự quản lý của chính quyền trung ương để được phép nhập khẩu.

Việc xuất nhập khẩu các loại thuốc kích thích thần kinh và thuốc phóng xạ phải được kiểm tra và đồng ý bởi Bộ Y tế Trung Quốc.

Các loại thuốc gây mê: việc xuất nhập khẩu phải được kiểm tra và chấp thuận của Bộ Y tế Trung Quốc, cũng là cơ quan cấp giấy phép xuất nhập khẩu các mặt hàng này.

Tất cả các sản phẩm dược phẩm nhập khẩu phải được sự chấp thuận của Cơ quan quản lý thuốc quốc gia (SDA). Dược phẩm nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của nước sản xuất, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu GMP (Hệ thống quy định về thực tiễn sản xuất tốt – Good Manufacturing Practice) của Trung Quốc. Thủ tục đăng ký được tiến hành tại Cục Quản lý thuốc và phải thông qua sự kiểm tra trong Phòng thí nghiệm của SDA nơi có cảng đến. Sau khi giám định chất lượng và tiến hành những kiểm tra cần thiết, SDA sẽ cấp một chứng chỉ đăng ký được phép nhập khẩu cho các loại dược phẩm nhập khẩu. Chứng chỉ này sẽ là giấy phép chính thức để đăng ký, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng dược phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc.

Dược phẩm nhập khẩu phải được nhập từ cảng đã được chỉ định trước. Nhà nhập khẩu phải đăng ký và làm thủ tục nhập khẩu với Cơ quan quản lý ngay tại cảng này. Bất kỳ sự thay đổi nào trong mặt hàng, đơn hàng, nhãn mác phải thông báo ngay với SDA.

Khi dược phẩm về đến cảng nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu phải khai đầy đủ vào đơn giám định dược phẩm, sau đó nộp cùng với giấy đăng ký dược phẩm nhập khẩu và các giấy tờ liên quan khác cho cơ quan địa phương của tỉnh đó. Sau khi qua kiểm tra, Phòng thí nghiệm sẽ có kết quả giám định và nếu đạt yêu cầu sẽ cấp giấy thông quan cho sản phẩm đó.

Trường hợp không được phép thông quan, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận báo cáo giám định, doanh nghiệp nhập khẩu có thể yêu cầu giám định lại nếu thấy kết quả giám định là không hợp lý. Nếu sau khi tiến hành kiểm tra lại, mà vẫn thấy không thỏa đáng, thì doanh nghiệp có thể trình lên Viện Quản lý dược phẩm và sinh học quốc gia để phân xử trong vòng 30 ngày kể từ ngày giám định lại.

Theo dõi xuất nhập khẩu và các biện pháp tạm thời

Để thực hiện một hoặc một số trong những biện pháp sau đây, khi cần thiết, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp tạm thời bằng mọi hình thức nhằm hạn chế nhập khẩu hàng nông sản, hàng thuỷ sản.

Áp dụng các biện pháp hạn chế tạm thời cho việc sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước đối với các sản phẩm tương đồng hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. Thông qua hình thức trợ cấp tiêu dùng, loại bỏ các sản phẩm tương đồng hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp đã dư thừa ở trong nước.

Áp dụng các biện pháp hạn chế sản xuất đối với các sản phẩm động vật (được hình thành bằng các nông sản và thuỷ sản) phải phụ thuộc toàn bộ hoặc chủ yếu vào nhập khẩu.

Có một trong những trường hợp sau đây, ngành chủ quản kinh mậu đối ngoại Quốc vụ viện có thể áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm hạn chế hoặc cấm xuất khẩu về những hàng hóa nhất định: Tình hình khác thường khi xảy ra thiên tai nghiêm trọng, cần phải hạn chế hoặc cấm xuất khẩu; Sự rối loạn nghiêm trọng trong trật tự kinh doanh xuất khẩu, cần phải hạn chế xuất khẩu.

Xúc tiến mậu dịch đối ngoại

Nhà nước áp dụng các biện pháp như:

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cho vay tín dụng xuất khẩu, hoàn trả thuế xuất khẩu, lập quỹ phát triển ngoại thương,… thúc đẩy bước phát triển mậu dịch đối ngoại. Xúc tiến đổi mới kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên trường quốc tế, giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường quốc tế thông qua các dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn.

Khuyến khích các doanh nghiệp tích cực trong việc đối đáp các biện pháp chống bán phán giá, chống trợ cấp, đảm bảo và các biện pháp hạn chế khác của nước ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong thương mại.

Giám định và kiểm hóa hàng nhập khẩu

Luật pháp Trung Quốc bắt buộc tất cả các hàng hóa trong danh mục hàng hóa phải kiểm tra do Nhà nước ban hành, hay bắt buộc kiểm tra theo những điều luật và qui định khác, hoặc theo các điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương, phải được kiểm tra trước khi nhập khẩu, tiêu thụ hoặc sử dụng tại Trung Quốc.

Đối với hàng điện tử, cơ khí nhập khẩu đã qua sử dụng: loại trừ những sản phẩm nhập khẩu vì mục đích sử dụng đặc biệt, các mặt hàng đã qua sử dụng bị cấm nhập vào Trung Quốc. Với các sản phẩm đã qua sử dụng, trong các điều khoản của hợp đồng thương mại phải quy định rõ các vấn đề về bảo đảm sức khỏe, an toàn, bảo vệ môi trường và chứng từ giám định trước khi giao hàng lên tàu tại nước xuất khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu phải trình lên Cơ quan giám định ngay tại cảng nhập khẩu Báo cáo nhập khẩu các sản phẩm điện tử – cơ khí đã qua sử dụng bản sao các giấy tờ nhập khẩu trước khi làm thủ tục thông quan. Sau khi thông quan, trong một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp nhập khẩu phải trình hóa đơn, vận đơn, danh sách mặt hàng và các giấy tờ quan trọng khác lên Cơ quan giám định của địa phương nơi hàng đến.

Ngoài ra, các mặt hàng nhập khẩu như thuốc men, thực phẩm, sản phẩm động thực vật, sản phẩm cơ khí và điện tử đều phải có giấy phép an toàn. Nhà nhập khẩu Trung Quốc hoặc các đại lý mua hàng của họ phải đăng ký kiểm hoá ở cảng đến. Phạm vi kiểm tra được cơ quan kiểm hoá địa phương tiến hành gồm yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tính năng kỹ thuật, số lượng, trọng lượng, đóng gói, và những yêu cầu an toàn khác.

Tiêu chuẩn kiểm hoá chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc, tiêu chuẩn nội thương, hoặc nếu không có thì dựa vào những tiêu chuẩn được qui định trong hợp đồng mua bán. Để đáp ứng những yêu cầu kiểm tra ở cảng đến, nhà xuất khẩu tốt nhất nên lấy giấy chứng nhận chất lượng của Trung Quốc trước khi chuyển hàng tới đây.

Quá trình cấp giấy chứng nhận chất lượng và độ an toàn có thể yêu cầu kiểm tra toàn bộ chuyến hàng và mất nhiều thời gian.

Quy định về miễn giám định hàng xuất nhập khẩu

Hàng xuất nhập khẩu thuộc danh sách những mặt hàng yêu cầu phải giám định trước khi xuất nhập khẩu có thể được miễn giám định nếu có đơn xin miễn giám định hàng hóa của người nhận hàng, người gửi hàng hoặc các hãng sản xuất (sau đây gọi là người yêu cầu) và được cơ quan giám định hàng xuất nhập khẩu nhà nước kiểm tra và xác nhận. Người yêu cầu muốn xin miễn giám định cho hàng hóa của mình phải đáp ứng được các yêu cầu sau: doanh nghiệp sản xuất xin miễn giám định hàng xuất nhập khẩu phải có hệ thống đảm bảo chất lượng hoàn hảo. Doanh nghiệp sản xuất tiến hành nhập khẩu hàng hóa phải được Cơ quan giám định hàng xuất nhập khẩu Nhà nước chứng nhận hoặc phải có Giấy chứng nhận cho hệ thống quản lý chất lượng do các tổ chức có liên quan được Hiệp hội chứng thực công nhận, cấp sau khi kiểm tra và đánh giá. Chất lượng của hàng xuất nhập khẩu xin miễn giám định phải luôn được giữ ở mức ổn định và phải đạt 100% mức tiêu chuẩn do các tổ chức giám định hàng hóa đặt ra trong suốt 3 năm liên tục. Người tiêu dùng Trung Quốc cuối cùng mua hàng nhập khẩu hay người tiêu dùng nước ngoài cuối cùng mua hàng Trung Quốc không khiếu nại đơn xin miễn giám định hàng xuất nhập khẩu. Người yêu cầu sẽ không được chấp thuận đơn xin miễn giám định nếu xuất hoặc nhập hàng có liên quan đến những yêu cầu về an toàn và vệ sinh sản phẩm và những hàng hóa đặc biệt sau: Ngũ cốc và dầu thô, đồ chơi, mỹ phẩm và thiết bị điện; Hàng nhập khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng và an toàn sản phẩm; Hàng dễ bị giảm giá trị hoặc hàng rời;

Những hàng hóa mà việc lập giá cả và tiến hành thanh toán phải được thực hiện căn cứ vào những bộ phận cấu thành sản phẩm ghi trên giấy chứng nhận giám định hàng hóa do hợp đồng yêu cầu;

Những container kín dùng để xuất nhập khẩu hàng nguy hiểm.

Người yêu cầu muốn xin miễn giám định hàng hóa phải làm các thủ tục theo trình tự sau đây:

Người yêu cầu phải điền đầy đủ và nộp đơn xin miễn giám định hàng hóa và những giấy tờ có liên quan cho Cơ quan giám định hàng xuất nhập khẩu Nhà nước (bao gồm: Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng; Tiêu chuẩn chất lượng; Tài liệu về qui trình kỹ thuật; Giấy chứng nhận mức tiêu chuẩn giám định; Biên bản kiểm tra sơ bộ của cơ quan giám định hàng hóa và lời nhận xét của người tiêu dùng cuối cùng).

Người yêu cầu miễn giám định chỉ được xuất trình đơn xin cùng các chứng từ kèm theo sau khi tổ chức giám định hàng hóa đã tiến hành giám định sơ bộ tại nơi sản xuất của doanh nghiệp phù hợp bộ qui tắc và qui định có liên quan.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, Bộ Tài chính Trung Quốc đã áp dụng chính sách hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm phẩm từ lương thực như bột mỳ, bột ngũ cốc, bột gạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *