Thúc đẩy chuyển đổi số trong logistics

Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng

FTAs Hải Phòng

Thương mại điện tử Hải Phòng

Logistics Hải Phòng

CỔNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Home TIN TỨC - SỰ KIỆN

Thúc đẩy chuyển đổi số trong logistics

05-11-2020 10:54 AM
Xác định chuyển đổi số là giải pháp phù hợp để để khắc phục những khó khăn, gia tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp logistics đang đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số cũng như tăng liên kết để quá trình này được thuận lợi hơn.
Hiệu quả lớn Trước năm 2017, nhiều doanh nghiệp logistics tại Việt Nam chủ yếu sử dụng các phần mềm đơn giản để hỗ trợ kinh doanh. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, nhận thức được vai trò quan trọng của việc chuyển đổi số trong các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp trong ngành đã ứng dụng nhiều phần mềm tiên tiến hơn. Nhờ đó, giảm thiểu các chi phí vận hành, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số. Đơn cử, Công ty Vico Logistics Việt Nam, kể từ khi ứng dụng các giải pháp công nghệ số vào hoạt động kinh doanh đã giúp việc kết nối khách hàng, phân tích dữ liệu của công ty nhanh và chính xác hơn. Hay tại Công ty TNHH T&M, mỗi năm dành trên 1 tỷ đồng để vận hành mô hình chuyển đổi số tích hợp như quản lý kho bãi, quản lý hàng hóa đường biển, hàng không… đã giúp giảm thời gian xử lý công việc, tăng khả năng gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Dù hiệu quả từ chuyển đổi số trong logistics đã thấy rõ, song quá trình triển khai của nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn gặp phải những khó khăn nhất định do chi phí lớn, không lựa chọn được công nghệ phù hợp. Thực tế, ở Việt Nam hiện mới có 17 loại hình dịch vụ logistics đang được các doanh nghiệp trong ngành cung cấp ở mức độ khác nhau. Các phần mềm quốc tế chưa được ứng dụng nhiều nên có ứng dụng cũng không phù hợp. Thêm vào đó, tâm lý chưa thực sự tin tưởng về các ứng dụng công nghệ số (bảo mật, mức độ an toàn, khả năng thanh toán…) và thói quen ngại thay đổi của lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên cũng là cản trở việc chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đó là chưa kể việc chuyển đổi số nếu như một mình ngành logistics tự phát triển cũng không thể làm được hết bởi còn phải kết nối với hải quan, hãng tàu, khách hàng để đa dạng dịch vụ.
5419-hinh-chuyen-doi-so
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ logistics
Bám sát chủ trương của Chính phủ Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), để việc chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics đạt được hiệu quả, cần triển khai quyết liệt Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện quyết định này, VLA đã tiến hành các dự án cụ thể liên quan đến chuyển đổi số, bao gồm một số đề án chính. Đầu tiên là thử nghiệm mô hình mẫu, nhân rộng mô hình ứng dụng và chuyển giao giải pháp eDO (lệnh giao hàng điện tử) và eBL (vận đơn điện tử) cho hàng chung chủ (LCL) vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không bằng công nghệ blockchain. Dự án này đang được tích cực nghiên cứu và chuẩn bị triển khai trong vòng 3 tháng nữa. Ông Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch VLA - cho biết, hiệp hội đã thỏa thuận ban đầu với Tập đoàn FPT và Hiệp hội Nông nghiệp số (VIDA) thống nhất cùng thành lập một công ty công nghệ cộng đồng hướng đến phát triển 1 plaform trục để kết nối các ứng dụng công nghệ có sẵn. Hiện tại, theo VLA, tất cả các khâu đang được khẩn trương thực hiện bởi chuyển đổi số là một yêu cầu cấp thiết để khôi phục và phát triển ngành dịch vụ logistics trong điều kiện “sống an toàn” với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số, VLA kiến nghị nhà nước sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý cho việc chuyển đổi số, nhất là vấn đề bảo mật, hợp tác phòng chống phá hoại, vấn đề quản trị kỹ thuật số, thuế đánh vào công nghệ số nhằm khuyến khích phát triển…
Ý kiến

TIN TỨC - SỰ KIỆN

cong-thuong.png

cong-ttdt.png

© Copyright 2024 - Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙