Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tại Diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt Nam diễn ra vào sáng ngày 20/4, thị trường TMĐT Việt Nam đang có những bước tăng trưởng ấn tượng. Ước tính chung năm 2020, TMĐT Việt Nam đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.
|
Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29% và tới năm 2025 quy mô ước đạt 52 tỷ USD |
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam tăng nhanh
Báo cáo Chỉ số TMĐT năm 2021 của VECOM cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình của TMĐT giai đoạn 2016-2019 khoảng 30%. Quy mô TMĐT bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và đạt quy mô 15 tỷ USD.
Kết quả khảo sát nhanh của VECOM vào tháng 5/2020 tiếp tục được củng cố cho cả năm 2020 và đầu năm 2021 cho biết, một mặt các doanh nghiệp đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn tới kinh doanh trực tuyến, mặt khác cộng đồng người tiêu dùng mua săm trực tuyến tăng nhanh.
Kết hợp cả hai yếu tố trên dẫn tới nhiều lĩnh vực kinh doanh trực tuyến duy trì được sự ổn định và tăng trưởng tốt, bao gồm bản lẻ hàng hóa trực tuyến, giải trí trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, thanh toán trực tuyến, đào tạo trực tuyến....
Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn báo cáo TMĐT Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%. Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT nước ta đạt 52 tỷ USD.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Bình Minh - Ủy viên Ban chấp hành VECOM - đánh giá, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam hiện nay vẫn đang tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Xu hướng hiện nay và nhất là trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì TMĐT sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và được coi là lĩnh vực sôi động nhất trong thị trường kinh tế số Việt Nam.
Đồng quan điểm trên, ở góc độ đội ngũ vận hành một trang TMĐT quy mô lớn trên thế giới, ông Trịnh Khắc Toàn - đại diện Amazon Global Selling Việt Nam - cho biết, tỷ trọng TMĐT đang tăng mạnh. "
5 năm qua, tăng trưởng của doanh số bán lẻ trên nền tảng TMĐT
thế giới tăng lên 22%, dự báo năm 2021 mức độ tăng trưởng hơn 20%" - ông Trịnh Khắc Toàn thông tin.
Thực tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa lên sàn TMĐT Amazon để kết nối với các nhà phân phối và tiếp cận 300 triệu người tiêu dùng khắp thế giới. “Theo đó, khi bán hàng trên Amazon, người bán hàng Việt cần tận dụng tối đa năng lực hoàn thiện đơn hàng đồng thời chú ý xây dựng thương hiệu ngay từ ngày đầu tiên khởi tạo bán hàng trên Amazon như thương hiệu gạo Ecoba, Trung Nguyên Legend...", đại diện Amazon Global Selling Việt Nam nêu cụ thể.
Kết quả khảo sát nhanh của VECOM vào tháng 5/2020 tiếp tục được củng cố cho cả năm 2020 và đầu năm 2021, cho biết một mặt các doanh nghiệp đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn tới kinh doanh trực tuyến, mặt khác cộng đồng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tăng nhanh.
Thúc đẩy thanh toán trực tuyến
Theo VECOM, năm 2020 dịch vụ tiếp thị số tăng trưởng chững lại một chút nhưng vẫn ở mức cao. Doanh số của lĩnh vực này năm 2010 khoảng 26 triệu USD, năm 2015 tăng lên 329 triệu USD. Theo báo cáo xu hướng tiếp thị số Việt Nam 2021, doanh số tiếp thị số năm 2019 là 716 triệu USD và dù gặp đại dịch Covid-19 nhưng con số này năm 2020 vẫn đạt 820 triệu USD và dự đoán năm 2021 sẽ tiến tới con số 1 tỷ USD.
Liên quan tới bán lẻ hàng hóa trực tuyến, theo khảo sát của VECOM, sản lượng bưu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 tăng 47%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30% tới 60%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát thấp hơn so với tốc độ tăng sản lượng. Năm 2020, dịch vụ tiếp thị số tăng trưởng chững lại một chút nhưng vẫn ở mức cao. Doanh số của lĩnh vực này năm 2010 khoảng 26 triệu USD, năm 2015 tăng lên 329 triệu USD.
Báo cáo xu hướng tiếp thị số Việt Nam 2021 cũng cho thấy, doanh số tiếp thị số năm 2019 là 716 triệu USD và dù gặp đại dịch Covid-19 nhưng con số này năm 2020 vẫn đạt 820 triệu USD và dự đoán năm 2021 sẽ tiền tới con số 1 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong đại dịch Covidi-19 lĩnh vực thanh toán trực tuyến tiếp tục tăng trưởng mạnh. Theo Hội Thẻ ngân hàng VIệt Nam, trong 6 tháng năm 2020, các ngân hàng đã phát hành mới tới 10,3 triệu thẻ các loại, nâng tổng số thẻ ở VIệt Nam lên 103,4 triệu. Trong đó, số thẻ quốc tế là 15 triệu và thẻ nội địa là 88,4 triệu. Doanh số thanh toán chi tiêu theo kênh TMĐT 6 tháng năm 2020 tăng trưởng 17%. Trong đó, doanh số thanh toán chi tiêu thẻ nội địa theo kênh TMĐT tăng tới 81%. Ngược lại, chi tiêu thẻ quốc tế tại kênh TMĐT giảm 16%. Điều này phản ảnh sự suy giảm mạnh mẽ của du khách quốc tế cũng như khó khăn khi mua hàng trực tuyến từ nước ngoài về Việt Nam.
Trong năm 2020, sản lượng giao dịch thanh toán trực tuyến thẻ nội địa qua hệ thống của Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt nam (NAPAS) tăng trưởng khá tốt so với năm 2019 với sản lưởng giao dịch tăng khoảng 185% và giá trị giao dịch tăng khoảng 200%.
Nêu vấn đề về TMĐT và thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chia sẻ, đối với các ngân hàng, cổng thanh toán, nhà mạng cần tạo điều kiện và có những chính sách hỗ trợ thiết thực cho người dân khi thanh toán online cùng với các sàn TMĐT. Việc tạo dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cũng là cách giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và đảm bảo tính tuân thủ.
Ngân hàng Nhà nước hiện đang hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thông qua ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, xây dựng chiến lược ngân hàng số, chiến lược hệ thống thanh toán coi trọng vai trò hợp tác ngân hàng - trung gian thanh toán, tận dụng nền tảng số, hệ sinh thái số do các trung gian thanh toán tham gia, phát triển.