VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
21-08-2023 09:37 AM
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới đã hỗ trợ tích cực cho sự phát triển về năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, hàng hoá ngày càng được sản xuất ra nhiều hơn, dễ dàng hơn, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất cũng diễn ra mạnh mẽ hơn, khốc liệt hơn. Do đó các hình thức cạnh tranh cũng phát triển và đa dạng hơn, sâu rộng hơn, sự cạnh tranh diễn ra ngay từ các quá trình như nguyên vật liệu đầu vào, lưu trữ, vận chuyển, phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Các quá trình đó được gọi là Logistics, theo đà phát triển của xã hội Logistics dần được chuyên môn hoá và được coi như một phương thức kinh doanh. Cho đến ngày nay, Logistics đã phát triển thành một ngành dịch vụ đóng vai trò không thể thiếu trong thị trường kinh tế ở nước ta nói riêng về thế giới nói chung.
Vai trò của logistics bao gồm:
Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế:
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đợc biệt là việc mở cửa thị trường ờ các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng thứ hai so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm ba khu vực địa lý: Nhật, Mỹ - Canada và EU. Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ nhạt.
Logistics giúp tối im hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh:
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho. Chính trong giai đoạn này cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đợt lên hang đầu. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này.
Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ủng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm,... Đ ể giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đối và hoàn thiện dịch vụ vận tải giao nhận:
Nền kinh tế toàn cầu bước sang một giai đoạn mới, hội nhập và phát triển. Toàn cầu hóa đã mở ra rất nhiều đòi hòi cũng như thách thức không nhỏ đối với các nhà sản xuất cũng như các nhà quản lý. Trước những nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, các nhà kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận cần phải hoàn thiện và mờ rộng hơn nữa dịch vụ mà mình cung cấp. Giờ đây, dịch vụ giao nhận vận tải cần phải phát triển hơn nữa để quản lý một cách tối ưu lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường đảm bảo yếu tố đúng thời gian, địa điểm cũng như duy trì lượng hàng tồn kho nhỏ nhất. Chính yêu cầu ngày càng lớn này đã bắt buộc giao nhận vận tải phải phát triển ngày càng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và có sự kết hợp chặt chẽ lẫn nhau giữa các quá trình. Sự phát triển của logistics kèm theo những tiến bộ của khoa học công nghệ mà điển hình là công nghệ thông tin đã giúp cho các quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với hoạt động giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đạt đến một trình độ phức tạp hơn. Nhờ đó mà các nhà giao nhận vận tải sẽ có điều kiện để cải thiện chất lượng và mở rộng các dịch vụ truyền thống và sẽ ngày càng mờ rộng thị trường của mình đáp ứng những nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của khách hàng.
Logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa dạng phong phú hơn:
Kể từ khi ra đời và phát triển, logistics đã tham gia vào hầu như tất cả các quá trình từ cung ứng sản xuất đến lưu thông hàng hóa. Dịch vụ vận tải và giao nhận lúc này cũng phải gắn kết với các quy trình lưu chuyển của hàng hóa như vậy. Các nhà kinh doanh dịch vụ này không chỉ đơn thuần tham gia các công việc nhỏ lẻ, đơn giản truyền thống như trước nữa mà họ còn đàm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hoạt động vận tài giao nhận thuần túy đã dần chuyên sang hoạt động tổ chức quản lý toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích "cung - cầu".
Nội dung của hoạt động logistics:
Yếu tố vận tải: Logistics là tổng hợp của nhiều yếu tố, nhưng có thể nói trong chuỗi hoạt động của logistics thì vận tải giao nhận chính là khâu quan trọng nhất. Chi phí vận tải giao nhận thường chiếm hơn 1/3 tổng chi phí cho hoạt động logistics. Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng đảm bảo yếu tố đúng thời gian, địa điểm và với chi phí thấp nhất. Có như vậy, họ mới giảm được lượng hang tồn kho, nâng cao hiệu quả sản xuất và từ đó giảm đáng kể chi phí cho hoạt động logistics. Bên cạnh đó, xu thế chuyên môn hóa các khâu từ cung ứng, sản xuất và phân phối đã làm cho nhu cầu cũng như tầm quan trọng của yếu tố vận tải ngày càng được đánh giá quan trọng hơn rất nhiều. Vận tải giao nhận lúc này sẽ đảm nhận việc di chuyển nguyên liệu vào trong doanh nghiệp sau đó phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp ra thị trường tạo thành một vòng tuần hoàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố Marketing: Để sản phẩm của mình được nhiều người tiêu dùng biết đến đó chính là nhiệm vụ của Marketing trong một doanh nghiệp. Và Marketing cũng được biết đến là một yếu tố cơ bản của logistics. Tâm điểm và cái đích của mọi quy trình trong chuỗi các hoạt động của logistics đều là hướng đến khách hàng, mong muốn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp cũng dần thay đối quan niệm kinh doanh của mình. Phương châm mới "Bán cho khách hàng cái mà họ cần" đã xuất hiện trong nền kinh doanh hiện đại. Với phương thức kinh doanh hướng tới thị trường đã tạo ra nhiều thách thức cũng như đem đến những cơ hội lớn chưa từng có cho nhiều doanh nghiệp. Từ đó, vai trò của Marketing trong chuỗi dây chuyền logistics được thể hiện rõ hơn. Doanh nghiệp sẽ tập trung cho việc nghiên cứu thị trường, phân khúc phân đoạn thị trường hợp lý để từ đó có thể tung ra những sản phẩm đáp ứng đúng những kẽ hờ thị trường và nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Ban đầu, logistics được coi là yếu tố "địa điểm - place" trong 4 chữ p của Marketing mix - để đảm bảo rang hàng hóa đến đúng địa điểm kịp thời và trong điều kiện tốt. Nhưng dần dần theo đà phát triển, logistics giờ đây đã có sự liên hệ mật thiết với 3P còn lại.
Yếu tố phân phối: Muốn sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thì không thể không nhắc đến vai trò của yếu tố phân phối trong chuỗi logistics. Nói đến "phân phối " chính là đề cập đến sự di chuyển hàng hóa của một doanh nghiệp. Bất kỳ một công đoạn của toàn bộ quá trình cung ứng, sản xuất và phân phối đều cần đến sự tham gia của logistics để cho những hoạt động đó diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả. Do vậy, nhu cầu có một kênh phân phối trong hệ thống logistics là thực sự cần thiết, giúp cho doanh nghiệp có thể giảm thiểu những chi phí phát sinh không cần thiết. Trước đây, người ta thường quan tâm quá nhiều đến vai trò của một địa điểm lý tưởng đã làm xao lãng vấn đề thời gian trong hệ thống logistics. Giờ đây, cách nhìn về yếu tố địa điểm cũng như về kênh phân phối trong hệ thống logistics cần sự đổi mới toàn diện hơn nữa nhằm tối ưu hóa dòng lưu chuyển của hàng hóa Yếu tố phân phối trong logistics sẽ đảm nhận vai trò này. Nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết kết họp chặt chẽ và hiệu quả giữa địa điểm với thời gian. Nhờ đó, sẽ tạo ra một dòng chảy nhịp nhàng để nguyên vật liệu, hàng hóa di chuyển qua các kênh phân phối để đến tay người tiêu dùng.
Yếu tố quản trị: Hoạt động logistics nếu không có yếu tố kiểm tra, giám sát sẽ không đạt được mục đích đặt ra. Vấn đề quản trị trong logistics được thể hiện qua hoạt động của những nhà quản trị logistics. Các nhà quản trị logistics phải hiểu biết về các loại hình vận tải, cước phí vận tải, tình hình kho bãi, vấn đề lưu kho lưu bãi, tình hình cung ứng sản xuất sản phẩm đưa vào lưu thông, phân phối, các kênh phân phối và thị trường... Bên cạnh đó, các nhà quản trị logistics phải hiểu biết về mối quan hệ giữa tất cả các chức năng của logistics, đồng thời phải liên kết, phối hợp hài hòa hoạt động của logistics với các hoạt động khác trong doanh nghiệp cũng như với các doanh nghiệp và khách hàng. Điều quan trọng hơn là nhà quản trị logistics phải biết nghĩ tới toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp từ khi nhận nguyên liệu từ nhà cung cấp cho tới khi sàn phẩm được giao cho khách hàng kể cả những dịch vụ sau bán hàng. Tư duy đó phải bao gồm cả đối thủ cạnh tranh, thị trường tiềm năng... Nói tóm lại, nhà quản trị logistics phải có tư duy lớn.
Yếu tố khác: Ngoài bốn yếu tố cơ bản đã phân tích ờ trên, logistics còn có một số yếu tố không kém phần quan trọng như: yếu tố kho bãi, nhà xưởng; yếu tố phụ tùng thay thế và sửa chữa; tài liệ u kỹ thuật; thiết bị kiểm tra và hỗ trợ; nhân lực và đào tạo nhân lực.
Yếu tố kho bãi nhà xưởng: Kho bãi nhà xưởng và các hoạt động có liên quan, đại diện cho một yếu tố quan trọng của logistics là sự kết nối cơ bản trong kênh logistics. Sự cần thiết của kho bãi, nhà xưởng bắt nguồn từ nhu cầu lưu trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, thành phẩm trước khi đưa vào phân phối, kể cả phụ tùng thay thế hay sửa chữa phục vụ máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất hay sản phẩm bị hư hỏng...
Yếu tố phụ tùng thay thế và sửa chữa: Phụ tùng thay thế sữa chữa, với sự trợ giúp của kho bãi là một yếu tố quan trọng củalogistics hỗ trợ. Phụ tùng thay thế và sữa chữa thường được sử dụng nhằm hỗ trợ cho hoạt động phân phối sản phẩm như là một dịch vụ sau bán, ngoài ra nó còn có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ các trang thiết bị của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.
Tài liệu kỹ thuật: Tài liệu kỹ thuật rất cần thiết trong việc hỗ trợ cho sản phẩm có hiệu quả. Tài liệu kỹ thuật sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để lắp đặt và vận hành. Ngoài ra còn có những tài liệu khác cung cấp những thông tin về bảo dưỡng, danh mục các bộ phận tháo rời và thay thế, cách sử dụng thiết bỹ hỗ trợ và kiểm tra. Tài liệu kỹ thuật phải tương thích (liên kết với các yếu tố logistics khác) và phải được so sánh với sản phẩm thực te để đảm bảo độ chính xác và đầy đủ của tài liệu.
Thiết bị kiếm tra và hỗ trợ: Máy móc, thiết bị... sản phẩm được doanh nghiệp phân phối đều đòi hỏi phải sửa chữa, bảo dưỡng và chỉnh sửa định kỳ. Hoạt động này cần thiết phải sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ kiểm tra. Thiết bị kiểm tra hỗ trợ rất cần sự hỗ trợ thêm của logistics. Logistics trong các thiết bị hỗ trợ được thể hiện thông qua quyết định: cần cái gì, số lượng bao nhiêu, khi nào cần tới.
Nhân lực và đào tạo nhân lực: Đào tạo nhân lực được coi là yếu tố đòi hòi chi phí lớn nhất trong logistics. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phức tạp, hàm lượng khoa học công nghệ cao... đòi hỏi lực lượng lao động phải được đào tạo kỹ, đầy đủ kiến thức chuyên môn và tay nghề cao. Chương trình đào tạo phải được xây dựng và phát triển phù hợp với sản phẩm được sản xuất ra, với tài liệu kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất, bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị hỗ trợ kiểm tra. Yêu cầu đào tạo phải có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng đúng nơi, đúng lúc. Việc tuyển chọn với đào tạo hiệu quả được thiết kế và liên kết với tổng thể hoạt động logistics phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp sẽ giúp giảm thiểu chi phí cho yếu tố logistics này.
Như vậy, mục đích của dịch vụ Logistics là tiết giảm chi phí phát sinh đến mức thấp nhất với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời. Tóm lại, dịch vụ Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp nhất, trong thời gian nhanh nhất./.