VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT – MỘT TRONG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TRONG VĂN PHÒNG, NHÀ XƯỞNG

Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng

FTAs Hải Phòng

Thương mại điện tử Hải Phòng

Logistics Hải Phòng

CỔNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Home TIN TỨC - SỰ KIỆN

VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT – MỘT TRONG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TRONG VĂN PHÒNG, NHÀ XƯỞNG

21-08-2023 09:56 AM
Vật liệu cách nhiệt là những vật liệu được làm từ chất vô cơ đến hữu cơ, với các hệ số cách nhiệt thấp từ 0,020 W/mK đến 0,045 W/mK, trọng lượng nhẹ dễ vận chuyển và thi công, lực chịu nén và độ bền cao, chống ăn mòn cực tốt, khả năng chống thấm, chống ẩm tốt nên hạn chế nấm mốc ở mức tối đa. Vật liệu cách nhiệt thường được sử dụng cách âm, cách nhiệt kết cấu xây dựng, thiết bị công nghiệp, nhà cửa, máy lạnh công nghiệp và các loại đường ống dẫn, … Trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu cách nhiệt sẽ giúp nâng cao mức độ cơ giới hóa, giúp giảm chi phí công trình nhờ việc giảm nhẹ trọng lượng kết cấu. Vào những thời điểm thời tiết khắc nghiệt như mùa hè hoặc mùa đông, để làm mát/ làm ấm không gian sống, chúng ta thường nghĩ đến các thiết bị như: điều hòa, quạt, tủ lạnh, máy sấy, máy sưởi… tuy nhiên giải pháp này sử dụng lâu dài rất tốn kém. Chính vì thế, vật liệu cách nhiệt với công dụng cách âm, cách nhiệt được gia đình, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Vật liệu cách nhiệt giúp điều hòa không khí trong không gian sống, giúp không khí trở nên mát mẻ, tiết kiệm điện năng các thiết bị tiêu thụ điện. Theo tính toán của các kiến trúc sư, sử dụng vật liệu có hệ số cách nhiệt cao sẽ giúp các tòa nhà giảm 20 – 30% chi phí tiền điện bởi sẽ hạn chế được việc không khí nóng/ lạnh của điều hoà nhiệt độ bị thất thoát ra bên ngoài, điều hòa sẽ giảm công suất và lượng điện năng tiêu thụ sẽ bớt đi đáng kể. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm cách nhiệt hiệu quả. Cùng tham khảo những tính năng nổi bật của các vật liệu cách nhiệt dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp. TÔN CÁCH NHIỆT Tôn cách nhiệt còn được gọi là tấm lợp cách nhiệt, tôn chống nóng, tôn xốp cách nhiệt, tôn mát, tôn PU, tôn 3 lớp... Đây là loại vật liệu lợp mái được tạo ra từ sự kết hợp của tôn lạnh màu và vật liệu cách nhiệt PU (Polyurethane) cùng một lớp lót bạc tại mặt dưới tấm lợp. Không chỉ là cách nhiệt, tôn cách nhiệt còn có khả năng cách âm, giảm ồn, chống nóng, không độc hại, tiết kiệm điện năng cho thiết bị điện trong nhà bạn. Một số loại còn có khả năng chống cháy.   Lựa chọn tôn cách nhiệt Tôn cách nhiệt là dòng sản phẩm tôn lợp mái có cấu tạo 3 lớp: lớp tôn ngoài cùng, lớp PU và lớp PVC:
Cấu tạo Đặc điểm
  Lớp tôn ngoài cùng - Được làm từ thép mạ kẽm/hợp kim nhôm kẽm, giúp gia tăng khả năng chống ăn mòn rỉ sét, chống thấm nước vào ngôi nhà - Bảo vệ lớp PU và lớp PP/PVC tránh khỏi các tác động xấu của thời tiết như nắng, mưa, gió bão
    Lớp PU - Là lớp nằm giữa lớp tôn ngoài cùng và lớp PVC, có tác dụng cách nhiệt, cách âm cho tấm tôn - Có tính đàn hồi cao, khả năng chống oxy hóa tốt, dễ đổ khuôn và có khả năng kết dính các vật liệu khác
    Lớp PP/PVC - Là lớp Polypropylene/Polyvinylchoride được cán đều lên 2 mặt tôn, có tác dụng tăng độ bền - Khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 100 độ C - Được ứng dụng trong rất nhiều việc như làm nội thất, đóng trần cho ngôi nhà
Bảng sau cung cấp thông số kỹ thuật của tôn cách nhiệt hiện nay trên thị trường:
Nội dung Thông số
Loại sóng Sóng vuông 5 sóng, sóng vuông 9 sóng
Độ dày sản phẩm (mm) 0,34; 0,40; 0,45; 0,50; 0,80
Độ dày dung sai (mm) ± 0,03
Độ dày Panel (mm) 16, 18, 20 50,75 (mm)
Khổ rộng 1000 (mm)
Khả năng chịu nhiệt -60oC ÷ +800oC (+1200oC)
Lực kéo nén Pn = 1,7 ÷ 2,2 Kg/cm2
Lực chịu uốn Pu = 40 ÷ 70 Kg/cm2
Tỷ lệ kẽm 45,5%
Tỷ lệ Silicon 1,005%
Tỷ lệ Hợp kim 54%
Có 3 loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tôn cách nhiệt cán sóng, tôn cách nhiệt giả ngói và tôn xốp chống cháy:
Phân loại Đặc điểm
    Tôn cách nhiệt cán sóng - Đa dạng về mẫu mã, màu sắc, kích thước với rất nhiều loại như 6 sóng, 9 sóng, 11 sóng... - Thường được sử dụng để lợp mái cho các công trình nhà xưởng, nhà kho, siêu thị, bệnh viện... những công trình có quy mô lớn, diện tích lợp mái rộng.
Tôn cách nhiệt giả ngói - Phù hợp với các nhà ở có kiến trúc truyền thống, biệt thự sang trọng, khu du lịch nghỉ dưỡng hay resort cao cấp hoặc các kiến trúc có thiết kế độ mái dốc lớn.
Tôn cách nhiệt chống cháy - Có lớp tôn chống cháy thay cho lớp màng nhôm ở mặt dưới tấm lợp mái để có thể ngăn ngừa được hỏa hoạn xảy ra - Được ứng dụng cao ở các khu nhà xưởng, khu công nghiệp có nhiều máy móc, vật liệu dễ cháy nổ như xưởng cơ khí, xưởng may... hoặc dùng để làm vách ngăn cách nhiệt, xây dựng kho lạnh
Tôn cách nhiệt có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm Nhược điểm
- Chi phí phù hợp với đại đa số gia đình Việt Nam (từ 124.000 đến 160.000 VNĐ/m, khổ 1,07 m). - Lắp đặt tôn cách nhiệt dễ dàng, chi phí thấp. - Có khả năng cách âm mái hiệu quả, cách nhiệt tốt. - Hiệu suất cách nhiệt tốt hơn các loại tôn thông thường. - Giá trị thẩm mỹ cao và mẫu mã đa dạng. - Dễ bay, tốc khi có gió xoáy, lốc… nên cần các phương pháp gia cố đặc biệt tại vùng hay mưa bão.
Nên chọn mua loại tôn có khả năng chống ăn mòn gỉ sét lớn; Nên chọn mua tôn cách nhiệt từ các nhà sản xuất uy tín; Bằng cảm quan của cá nhân dựa vào chất liệu, màu sắc, độ bóng, tem nhãn hiệu để lựa chọn tôn lạnh cách nhiệt đạt tiêu chuẩn. Sử dụng tôn cách nhiệt Khi lợp tôn, không nên để bàn thờ có sử dụng nhang khói gần sát với tấm lợp. Không để tôn gần nơi có nguồn điện và các thiết bị có khả năng phát điện. Nguy cơ xảy ra hỏa hoạn gây nguy hiểm cao. Không để gần nơi chứa xăng dầu. Bởi xăng dầu làm lớp xốp PU mềm ra, dễ bắt lửa có thể gây ra cháy nhà. Không làm trầy xước hoặc tiếp xúc với các vật liệu không tương thích đối với lớp tôn ngoài cùng. Gây ra hiện tượng ăn mòn, rỉ sét phá hủy tấm tôn, làm giảm tuổi thọ mái nhà. TÚI KHÍ CÁCH NHIỆT Túi khí cách nhiệt một trong những vật liệu cách nhiệt cách âm được thị trường rất ưa chuộng. Không chỉ chúng có giá thành rẻ mà còn ứng dụng rộng rãi các lĩnh vực từ siêu thị, công trình, bệnh viện, nhà ở, xe hơi… Túi khí cách nhiệt được cấu tạo từ lớp màng nhôm nguyên chất liên kết với các túi khí. Vật liệu này ngăn chặn được quá trình dẫn nhiệt vào nhà   Lựa chọn túi khí cách nhiệt Khi chọn mua túi khí cách nhiệt, cần quan tâm đến một số yếu tố quan trọng như: nhu cầu sử dụng, địa điểm lắp đặt, thông số sản phẩm, chủng loại túi khí, giá cả có thể chi trả. Bảng sau cung cấp thông số kỹ thuật của túi khí cách nhiệt hiện nay trên thị trường:
Các chỉ số Giá trị Min Giá trị Max
Hệ số cách nhiệt (m2.K/W) 1,43 2,71
Hệ số truyền nhiệt (W/m2.K)             0,030 0,019
Độ bền kéo đứt 35 KN/m2 50 KN/m2
Độ chịu nhiệt           -510C 830C
Độ dãn dài 90%              130%
Độ phát xạ 0,05 0,03
Độ phản xạ 95% 97%
Độ hút ẩm              0,3%              0,01%
Áp lực vỡ khí                   >= 175 KN/m2
Nên chọn mua túi khí cách nhiệt bởi những ưu điểm sau:
Tính năng Tác dụng
  Khả năng cách nhiệt Ngăn được 95 - 97% nhiệt bức xạ bên ngoài, ngăn chặn quá trình hấp thụ nhiệt vào mùa hè và thoát nhiệt vào mùa đông. Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mặt của sản phẩm là khoảng từ 50 - 70%
Khả năng cách âm Giúp giảm từ 60 - 70% tiếng ồn
Hình thức Bề mặt vật liệu sạch, đẹp, độ bền cao
Tác động với môi truờng Vật liệu không độc hại với con người, với môi trường; ngăn chặn sự tồn tại của nấm mốc, vi khuẩn và sự ngưng tụ nước; bảo vệ và tăng tuổi thọ của mái nhà
Lắp đặt và bảo trì Lắp đặt thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng, không cần bảo trì
Tiết kiệm chi phí Giúp tiết kiệm điện năng cung cấp ánh sáng và điều hòa nhiệt độ
Sử dụng túi khí cách nhiệt: Túi khí cách nhiệt được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình, từ lớn đến nhỏ, từ đặc thù đến dân dụng như kho hàng, kho chứa, nhà ga, bến tàu, trạm chờ, nhà ở; Khi lắp đặt túi khí cách nhiệt, cần lưu ý thực hiện đúng trình tự các thao tác cũng như các yêu cầu cơ bản khi tháo lắp để hệ thống cách nhiệt được hoạt động tối đa công suất vốn có; Túi khí cách nhiệt có thể lắp đặt ở giữa, ở trên, ở dưới hệ khung kèo, mái, trần, sàn, vách nhà để chống nóng; Khi lắp đặt, cần trải túi khí lên bề mặt, kéo căng và dùng nẹp nhôm ốp cố định vào mép túi khí rồi rồi bắn vít cố định vào xà gỗ; Khi lắp đặt túi khí, sau khi hoàn thành mỗi túi khí phải tiến hành lợp từng tấm tôn ngay nếu không chúng sẽ bọc khí, khó thi công; Phải kéo túi khí thật căng, phẳng, không được để có độ võng. SƠN CHỐNG NÓNG Sơn chống nóng là loại sơn mà trong thành phần có chất tạo màng. Chính chất tạo màng này có khả năng cách nhiệt và phản lại được ánh sáng mặt trời. Sơn chống nóng có khả năng cách nhiệt hiệu quả, giảm từ 4oC - 25oC cho các loại mái. Nhiệt độ càng cao thì chênh lệch trong và ngoài nhà càng lớn. Ngoài ra, sơn chống nóng cũng có khả năng chống nước, giúp các loại mái bền hơn.   Lựa chọn sơn chống nóng: Cần chú đến công nghệ chống nóng khi chọn mua sơn chống nóng. Tùy từng vị trí sử dụng mà chọn mua sơn chống nóng cho phù hợp. Trên thị trường hiện nay có một số loại sơn chống nóng dành riêng cho một số hạng mục như: - Sơn chống nóng cho tường - Sơn chống nóng cho mái tôn - Sơn chống nóng cho sàn bê tông hay sàn mái - Sơn chống nóng trộn trong vữa để làm lớp xi măng trát. Khi mua sơn nên chú ý hiệu quả giảm nhiệt của sơn. Hiệu quả của sơn chống nóng phụ thuộc nhiều vào độ dày của lớp sơn. Độ dày càng cao, hiệu quả càng tăng. Các thử nghiệm cho thấy với 2 lần phủ có thể đạt được hiệu quả cách nhiệt khoảng 12oC - 25oC. Nên lựa chọn các loại sơn chống nóng dễ thi công để giảm thời gian thi công, công sức cũng như những lỗi kỹ thuật có thể xảy ra. Mua sơn từ những đại lý phân phối sơn chống nóng có uy tín. Sử dụng sơn chống nóng: Sử dụng máy phun sơn hoặc con lăn hoặc chổi quét sơn để thi công. Khi tiến hành thi công sơn chống nóng, nên vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ bụi bẩn và khô ráo. Với mái tôn mới hay mái tôn đã lợp nhưng chưa bị rỉ sét: Vệ sinh sạch bề mặt, sơn 2 - 3 lớp tương đương dày 300 - 500 micron theo định mức 8 m3/lít/1 lớp hoặc 2,67 m3 khối/lít/3 lớp. Với mái tôn đã bị sỉ rét: Vệ sinh, loại bỏ rỉ sét, rửa bằng nước sạch, sau đó sơn 1 lớp sơn chống rỉ và hai lớp sơn chống rỉ và hai lớp sơn chống nóng. Với tường bê tông hướng chịu tác động trực tiếp của ánh nắng: Sơn 1 lớp có pha loãng khoảng 20% - 30% nước sạch; các lớp tiếp theo sơn bình thường, nếu thấy đặc cần pha loãng với 5% nước sạch. Nếu thời tiết nắng nóng hoặc hanh khô, thì thùng sơn chống nóng có thể pha từ 5 đến 10% nước sạch, khuấy thật kỹ đồng đều cho thùng sơn, quét thi công 2 đến 3 lớp và mỗi lớp cách nhau ít nhất là 5 tiếng. Thi công lúc trời khô ráo để sơn khô nhanh hơn, không thi công vào thời gian lúc trời quá nắng nóng mà chỉ thi công vào lúc buổi sáng sớm hoặc buổi chiều khi nhiệt độ không quá 35oC, vừa đảm bảo tiêu chuẩn, vừa đảm bảo sức khỏe an toàn của người thợ. TẤM CÁCH NHIỆT XPS Tấm cách nhiệt XPS hay còn được gọi là xốp cách nhiệt XPS, mút xốp XPS, mút cách âm XPS… Nó được làm bằng chất dẻo PS và tạo thành các tấm xốp có định hình cứng, nhẹ. Cấu trúc của tấm xốp XPS đó là được hàn kín và có bọt. Nên vì thế nó có khả năng cách nhiệt, chịu lực, chống thấm, ẩm, ăn mòn hiệu quả, độ bền cao. Và đặc biệt nó giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho không gian lắp đặt. Xốp cách nhiệt XPS này đặc biệt an toàn sử dụng và thân thiện với môi trường. Theo tính toán, việc sử dụng tấm cách nhiệt XPS trong các công trình thương mại có thể tiết kiệm gần 400 lần năng lượng ban đầu (343 - 344 kWh/m2). Tương đương với việc cứ mỗi năm, mỗi 1 m2 tấm cách nhiệt XPS được sử dụng sẽ tiết kiệm khoảng 1.000.000 VNĐ (giá điện 2.500 vnđ/kW). Khi so sánh với dầu sưởi, 1 kg XPS tiết kiệm khoảng 400 lít dầu dùng để sưởi ấm trong hơn 50 năm.   Lựa chọn tấm cách nhiệt XPS Để mua xốp XPS cách nhiệt chống nóng phù hợp và hiệu quả với không gian, cần nghiên cứu kỹ về loại công trình cần cách nhiệt, số lượng, kích cỡ của tấm cách nhiệt XPS để đạt được tính thẩm mỹ cao nhất và tránh lãng phí vật liệu. Tùy vào mục đích sử dụng mà chọn mua loại tấm cách nhiệt phù hợp:
Nhu cầu Loại xốp chống nóng phù hợp
Chống nóng cho mái tôn, trần bê tông, công trình dân dụng, giữ nhiệt kho đá Tấm cách nhiệt chống nắng thông thường
Tạo độ êm, độ vững chắc cho sàn gỗ hoặc chống nóng cho trần nhà, chống ẩm cho tường nhà Tấm cách nhiệt chống nóng PE
Làm vách ngăn nhà hàng, phòng hát, xử lý các các công trình thấm dột, xây dựng bể bơi, sân thượng, tòa nhà cao tầng   Tấm cách nhiệt XPS
Làm kho trữ lạnh, bảo ôn hay các kho lạnh tàu xe, chống sốc, chống rung cho đồ điện tử, đổ sàn bê tông cho các công trình xây dựng, làm trần chống nóng   Tấm xốp chống nóng EPS
Chống nóng cho mái nhà, mái tôn bằng việc giảm bức xạ nhiệt hoặc cần chống ẩm, cách nhiệt cho các mặt hàng điện tử   Túi khí chống nóng
Với những cơ sở sản xuất vật liệu dễ cháy, nên lựa chọn tấm cách nhiệt có khả năng chống cháy tốt hoặc có thể dùng các vật liệu thay thế khác. Sử dụng tấm cách nhiệt XPS Tấm cách nhiệt XPS được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và công trình
Ứng dụng Đặc điểm
  Cách nhiệt mái và trần  - Được sử dụng XPS để làm vật liệu cách nhiệt mái nhà cho các trung tâm thương mại, nhà triển lãm, trung tâm thể thao, siêu thị… - Giảm thiểu chi phí vận hành và sử dụng điện của các thiết bị điều hòa nhiệt độ.
  Cách nhiệt tường/vách  - Được dùng làm lớp cách nhiệt, chống ẩm mốc cho các phòng sạch, kho lạnh, bệnh viện, công trình xây dựng… - Duy trì được nhiệt độ bên trong ổn định, ngăn cản hơi nóng xâm nhập hiệu quả. -Có thể sử dụng để thi công ngay trên các bề mặt không bằng phẳng.
Ứng dụng Đặc điểm
      Cách nhiệt sàn  - Được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt, lớp nâng nền cho một số công trình như: nền móng, tầng hầm, tầng chứa, nhà gas… - Chịu được mức độ lạnh cao, không bị cong vênh hay hơi ẩm ngưng tụ. - Chống chịu được áp lực và sức nén cao, luôn duy trì được khả năng cách nhiệt dù trong điều kiện khắc nghiệt của kho lạnh, giúp công trình sở hữu độ bền cao theo thời gian. - Ngăn chặn sự rò rỉ của nước hoặc chất lỏng từ đường ống trong kết cấu trong các khu vực hầm bên dưới tòa nhà.
Các bước thi công tấm cách nhiệt XPS: - Bước 1: Làm sạch bề mặt lớp bê tông mái, chuẩn bị bề mặt mái để lợp tấm cách nhiệt, loại bỏ các mảnh vụn rác thải hay phế liệu ở trên bề mặt mái - Bước 2: Quét 1 lớp Primer lên bề mặt rồi để cho khô Bước 3: Thi công lớp chống thấm bằng Sika BC Bitumen Bước 4: Tiến hành trải một lớp mỏng PE lên trên - Bước 5: Đặt các tấm XPS lên trên (xếp sole nhau) - Bước 6: Thi công hệ lưới thép W 4 - 6 mm bước 20×20 cm - Bước 7: Đổ bê tông dày tối thiểu 5cm, tạo dốc thoát nước I = 5% Trong quá trình thi công tấm cách nhiệt XPS, cần mặc đồ bảo hộ. Đồng thời, tuân thủ các công việc theo đúng quy trình thi công tấm cách nhiệt XPS nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe TẤM THẠCH CAO Thạch cao là loại vật liệu thường được dùng để làm trần giả với tính thẩm mỹ cao. Thạch cao có tính nhẹ, dễ thi công, giá cả cạnh tranh và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, chúng được cải tiến để mang tới nhiều tính năng ưu việt hơn: chịu nhiệu, chống cháy, chịu ẩm, chống thẩm, khả năng chịu lực tốt. Ngoài việc nâng cao tính thẩm mỹ, chúng được sử dụng để nâng cao chất lượng và độ an toàn cho công trình nên nhiều gia đình lựa chọn sử dụng loại vật liệu cách nhiệt này.   Lựa chọn tấm thạch cao Hiện nay, trên thị trường, các loại tấm thạch cao được sử dụng rộng rãi nhất gồm tấm thạch cao tiêu chuẩn, tấm thạch cao chống ẩm và tấm thạch cao chống cháy:
Đặc điểm Tấm thạch cao tiêu chuẩn Tấm thạch cao  chống ẩm   Tấm thạch cao chống cháy    
  Màu sắc - Lớp giấy ngoài xám ngà - Giấy tem màu xanh dương - Lớp giấy ngoài xanh rêu nhạt - Giấy tem màu xanh rêu - Lớp giấy ngoài màu hồng - Giấy tem màu đỏ  
      Ứng dụng       - Sử dụng là tường, vách ngăn, trần   - Các loại tấm thạch cao này dùng cho không gian nội thất mở, phòng tắm, WC - Các hệ thống vách thạch cao dán gạch ceramic tại khu vực ẩm ướt - Sử dụng làm trần, tường, vách ở các khu vực có yêu cầu về chống cháy cao - Ốp ngoài các kết cấu thép để ngăn ngừa sự biến dạng trong trường hợp hỏa hoạn  
Độ dày (mm) 9,0 ~ 12,7 ~ 15,9 9,0 ~ 12,7 12,7 ~ 15,9  
  Kích thước (rộng x dài) (mm) 1210 x 2425 1220 x 2449   1220 x 2440     1200 x 2400 1220 x 2440
    Tiêu chuẩn, chứng nhận ASTM C 1396 BS 120 EN 520 STM C 1396 BS 1230 EN 520 ASTM C 1396 BS 1230 EN 520 BS 476 part
    Đặc trưng   Lõi thạch cao được tăng cường phụ gia chống nước và lớp giấy ngoài đặc biệt có khả năng kháng ẩm Lõi thạch cao được tăng cường phụ gia Micro Silica và sợi thủy tinh
Khi chọn mua tấm thạch cao, cần quan tâm đến không gian sử dụng để đưa ra lựa chọn phù hợp; Chọn tấm thạch cao cứng chắc, lõi mịn sẽ giúp tấm bền chắc hơn và dễ uốn cong, không bị bung giấy hoặc bị gãy khi uốn cong. Sử dụng tấm thạch cao Khi làm trần thạch cao cần lưu ý không để tấm thạch cao quá sát với mái tôn. Tốt nhất hãy tạo một khoảng cách và khoảng cách này càng xa càng tốt. Điều này sẽ giúp tận dụng lớp không khí giữa trần thạch cao và mái tôn để có một lớp cách nhiệt hữu hiệu; Tránh để trần bị ngấm nước sẽ khiến các tấm thạch cao nhanh bị ố vàng, mất thẩm mỹ và hỏng hóc; Khi thay thế tấm thạch cao, cần đảm bảo tấm thạch cao mới phải cùng kích thước, màu sắc và chủng loại với tấm cũ; Trước khi lắp tấm thạch cao mới lên, cần kiểm tra lại các kết cấu khung trần treo bên trên, xem có còn đảm bảo chất lượng hay không; Nếu trần thạch cao có các họa tiết hoa văn, phào chỉ cầu kỳ thì trước khi tháo dỡ tấm thạch cao nào đó, cần lưu lại hình ảnh để khi lắp đặt xong có thể vẽ lại họa tiết đó cho đồng bộ với tổng thể. BÔNG THỦY TINH   Bông thuỷ tinh (hay còn được gọi là sợi thuỷ tinh) là sản phẩm cách nhiệt bảo ôn được làm từ sợi thuỷ tinh nóng chảy dệt thành. Thành phần chủ yếu của chứa Aluminum, Siliccat canxi, Oxit kim loại... hoàn toàn không chứa Amiang không gây nguy hại. Việc sử dụng bông thủy tinh cách âm, cách nhiệt cho tường và trần nhà phía bên ngoài có công dụng chống ồn hiệu quả và giảm tiêu thụ năng lượng lên đến 30%. Với ưu điểm chịu được nhiệt độ lên tới 350oC, lại có tính giãn nở cao, không truyền nhiệt, dễ thi công và cách âm vô cùng hiệu quả, bông thuỷ tinh là vật liệu cách nhiệt tốt cho các công trình, đặc biệt là công trình công nghiệp. Lựa chọn bông thủy tinh Dựa theo cấu tạo, bông thủy tinh được phân làm 2 dòng chính: bông thủy tinh có bạc và bông thủy tinh không bạc.
Phân loại Đặc điểm
  Bông thủy tinh có bạc Một mặt được tráng bạc để cách âm, cách ẩm, chống nóng, ngăn cản đám cháy. Có màu vàng.
    Bông thủy tinh không bạc   2 mặt trên dưới không có trán vật liệu bạc hay nhôm nào hết. Sử dụng để chống nóng mái nhà, thi công chống cháy mọi công trình. Giá thành tương đối rẻ, dễ tìm mua ở nhiều nơi.
Nên chọn mua bông thủy tinh làm vật liệu cách âm, cách nhiệt bởi bông thủy tinh có các đặc tính nổi bật sau:
Đặc tính Thông số kỹ thuật
Khả năng cách âm, cách nhiệt cao Cao
  Chịu được nhiệt độ cao Loại có phủ bạc: -4oC -> 120oC Loại không phủ bạc: -4oC -> 350oC
Tỉ trọng 10 - 12 - 16 - 24 - 32 - 40 - 64 kg/m³
Độ dày 25 - 30 - 50 mm
Chống cháy A (Grade A)
Chống ẩm 98,5 %
Độ hút ẩm 5%
Kiềm tính Nhỏ
Ăn mòn theo thời gian Không đáng kể
Không mùi  
Kháng nấm mốc và vi khuẩn  
Khi chọn mua bông thủy tinh cách nhiệt bạn cần hỏi giấy chứng nhận nguồn gốc (CO) và chất lượng (CQ) của sản phẩm. Sử dụng bông thủy tinh Cách thi công bông thủy tinh đúng kỹ thuật và chính xác nhất: - Bước 1: Cần xác định loại hình công trình cần thi công (ví dụ là công trình dân dụng hay công trình công nghiệp…) cũng như là mục đích sử dụng của công trình để xác định được tỷ trọng bông thủy tinh cần dùng và biện pháp thi công hợp lý. - Bước 2: Chúng ta sẽ chuẩn bị các vật liệu thi công cần thiết: bao gồm bông thủy tinh với số lượng phù hợp, cùng với đó là đi kèm một số phụ kiện để lắp đặt bao gồm băng bạc, lưới đỡ bông, đinh ghim… - Bước 3: Lắp đặt bông thủy tinh: Việc lắp đặt bông thủy tinh tùy vào loại hình công trình cần cách nhiệt hay cách âm, và vị trí cần lắp đặt là ở trần, sàn hay vách. Trong quá trình thi công cần đọc kỹ hướng dẫn, làm đúng quy trình thi công tránh tình trạng làm hỏng bông thủy tinh, phát tán bụi trong không khí, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi thi công cần đảm bảo đầy đủ bảo hộ lao động: Như kính, khẩu trang, quần áo, bao tay để hạn chế bông thủy tinh bay vào mắt, tiếp xúc vào da gây ngứa ngáy khó chịu cho công nhân thi công. Khi thực hiện cách thi công bông thủy tinh cân đảm bảo bọc kín bông thủy tinh, đặt khít và bao kín cố định chắc chắn trong tường. Việc này sẽ đảm bảo và hạn chế bui bông bay ảnh hưởng đến người sử dụng sau này. Sau khi thi công bông thủy tinh song cần dọn dẹp, xử lý rác đúng nơi quy định, không được vất lung tung ra môi trường làm ảnh hưởng đến không khí và môi trường sống xung quanh KÍNH CÁCH NHIỆT Kính cách nhiệt hay còn gọi là kính cản nhiệt giúp ngăn cản lượng nhiệt nóng từ môi trường bên ngoài như các bức xạ từ mặt trời hấp thụ vào nhà khiến cho không gian bên trong nóng bức và ngột ngạt, hay vào mùa lạnh kính ngăn chặn hơi lạnh từ bên ngoài xâm nhập vào không gian bên trong qua các lối như cửa sổ và cửa ra vào. Ngoài ra, có nhiệm vụ loại bỏ mọi nhiệt lượng nóng để luôn giữ cho không gian bên trong nhà mát mẻ và thông thoáng. Về cấu tạo, kính cách nhiệt là loại kính được cấu tạo từ hai hay nhiều lớp kính khác nhau. Các lớp kính được ngăn cách với nhau bằng chân không hoặc khí trơ khiến khả năng cách nhiệt và cách âm tốt hơn rất nhiều so với loại kính thông thường.   Lựa chọn kính cách nhiệt Hiện nay, trên thị trường có các loại kính cách nhiệt thông dụng gồm kính hộp, kính phản quang, kính Low-e, kính dán an toàn, kính cường lực cách nhiệt:
Phân loại Đặc điểm
    Kính hộp  - Cấu tạo bởi 2 hay nhiều lớp kính và giữa các lớp kính được ngăn cách bởi các thanh đệm nhôm có chứa hạt hút ẩm. Lớp keo bên ngoài sẽ liên kết các lớp kính và thanh nhôm định hình. - Các hạt hút ẩm có tác dụng hút lớp không khí bên trong. Tất cả tạo thành một lớp không khí khô và ngăn cản sự truyền nhiệt hiệu quả.
  Kính phản quang  - Được phủ trên bề mặt một lớp phản quang bằng oxit kim loại, có tác dụng giảm luồng nhiệt dư thừa và độ chói sáng, cân bằng những ánh sáng thông thường cũng như ngăn chặn tia UV. - Giúp giảm tới gần 21% nhiệt lượng của không khí trong các tòa nhà cao tầng.
Phân loại Đặc điểm
    Kính Low-e  - Được phủ lên bề mặt lớp melatic siêu mỏng có khả năng làm chậm sự phát tán nhiệt và ngăn ngừa sức nóng của ánh sáng mặt trời. - Sử dụng công nghệ thổi từ tính để phù một hoặc nhiều lớp kim loại hoặc hoá chất đặc biệt lên bề mặt kính nhằm cản sức nóng bề mặt.
  Kính dán an toàn  - Được làm từ 2 hay nhiều lớp kính phẳng ghép lại, giữa các lớp kính được liên kết bằng màng phim PVB. - Có tác dụng giữ chặt mảnh kính vỡ không bị rơi ra ngoài khi có lực tác động.
  Kính cường lực cách nhiệt  - Có khả năng cách nhiệt, cách âm siêu việt. - Thường được dùng ở các tòa nhà, văn phòng, cao ốc, giúp tiết kiệm tối đa năng lượng.
Sử dụng kính cách nhiệt Thi công, lắp đặt các loại kính cách nhiệt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; Có thể được ứng dụng rộng rãi ở nhiều công trình xây dựng như trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng…      
Ý kiến

TIN TỨC - SỰ KIỆN

cong-thuong.png

cong-ttdt.png

© Copyright 2024 - Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thành phố Hải Phòng
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙