Trong đó, tiến độ xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Hong Kong được đẩy nhanh so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt số lượng các lô hàng đạt giá trị cao như áo thun, quần, áo jacket đã tăng khá, số lượng các lô hàng đồ chống dịch ngày càng giảm.
|
Xuất khẩu nhóm hàng may mặc tăng mạnh trong nửa đầu tháng 3 |
Thị trường dệt may năm 2021 được đánh giá khả năng phục hồi tốt hơn hẳn so với năm 2020 do các thị trường đã có cách ứng xử và quản lý xã hội trong dịch bệnh với một cách tiếp cận mới. Cùng với đó là gói hỗ trợ rất lớn trên 1.900 tỷ USD của Mỹ hướng tới các hộ thu nhập thấp và trung bình làm tăng khả năng chi dùng cho các mặt hàng thiết yếu, trong đó có dệt may. Do vậy, dự đoán trong quý II/2021, đơn hàng ngành may, sợi được đảm bảo, tiếp tục có hiệu quả khá, doanh nghiệp nhanh chóng triển khai tốt công tác dự báo và thương lượng hợp đồng mới trong quý III, quý IV.
Riêng với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, kết quả kinh doanh quý I đạt mức khá. Tập đoàn đang nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu năm 2021, doanh số hợp nhất đạt trên 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất khoảng 770 tỷ đồng. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp may thành viên được khuyến cáo quan tâm xử lý mối quan hệ giữa việc nhận đơn hàng dài hạn với đơn hàng có chu kỳ ngắn hơn, dự đoán sát diễn tiến thị trường, chọn điểm rơi có giá và mặt hàng tối ưu cho từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngành vải cải thiện sản xuất trong quý II/2021. Doanh nghiệp sợi từ nay tới tháng 7/2021 dự đoán sát tình hình vụ bông mới, có chiến lược chuẩn bị nguyên liệu hợp lý để duy trì được hiệu quả cao trong cả năm 2021.